Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với hạn mặn

Trữ nước và khai thác hiệu quả nguồn nước đang là giải pháp giúp các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long có thể sống chung với hạn hán và xâm nhập mặn, thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu.

Xâm nhập mặn gây thiệt hại hơn 70.000 tỷ đồng/năm

Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Tài nguyên Nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường, thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long khoảng 70.168 tỷ đồng/năm.

Vùng sống trên nước nhưng lại thiếu nước, Phó Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam Trần Anh Tuấn cho rằng: Điều này là do hạn, mặn và phèn gây ra. Theo tính toán, nhu cầu nước sạch đến năm 2030, vùng đồng bằng sông Cửu Long cần 2,5 - 2,7 triệu mét khối/ngày đêm, đến năm 2040 cần 3 - 3,2 triệu mét khối. Ông Tuấn cảnh báo: Tình trạng thiếu nước hiện nay không riêng gì trong ngành cấp nước mà cả các ngành sản xuất nông nghiệp, nước bề mặt và nước ngầm. Trong khi đó, không thể lấy nước ngầm để sử dụng nữa vì sụt lún đất; phải tính toán nguồn nước mặt cho cả dân cư đô thị, công nghiệp, sinh hoạt và sản xuất.

Thực tế hiện nay, các tỉnh ven biển như: Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau tạm thời ổn định do có lượng nước ngầm tương đối tốt. Tuy nhiên về lâu dài nguồn nước ngầm tại các địa phương này từng bước sẽ bị giảm chất lượng. Đơn cử tại Sóc Trăng, nếu khoan giếng ở độ sâu 500m bị lấn dần xâm nhập mặn. Độ mặn trên 1/1.000 ở giếng dưới tầng sâu và các giếng tầng nông thì ô nhiễm các tập kết khác, kể cả là các kim loại nặng khó xử lý. Điều đó cho thấy xâm nhập mặn không chỉ ở trên bề mặt của các dòng sông mà cả dưới lòng đất và càng ngày càng nghiêm trọng hơn.

Lý giải hiện tượng xâm nhập mặn diễn biến phức tạp những năm gần đây, Phó Hiệu trưởng Đại học Cần Thơ, PGS.TS Nguyễn Hiếu Trung cho rằng: Do ảnh hưởng của thủy triều ở biển Đông và biển Tây cũng như tình trạng suy giảm của nguồn nước đến từ thượng nguồn. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu nên lượng mưa giảm, lượng nước bị bốc hơi cao cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hạn hán, xâm nhập mặn.

Cùng với đó, yếu tố con người cũng tác động không nhỏ gây ra tình trạng xâm nhập mặn. Công tác quản lý và khai thác nguồn tài nguyên nước dưới đất chưa phù hợp, dẫn đến tình trạng sụt lún đồng bằng; khai thác cát lòng sông dẫn đến tình trạng hạ thấp đáy sông đã tạo điều kiện thuận lợi cho cho mặn xâm nhập sâu trong nội đồng; việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất không phù hợp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đưa nước mặn vào sâu trong nội đồng.

Xem hạn mặn là thuộc tính để thích ứng

Mặc dù đã có một số giải pháp được áp dụng để kiểm soát xâm nhập mặn như: Hệ thống thủy nông Quản Lộ - Phụng Hiệp; hệ thống thủy lợi ngọt hóa và ngăn mặn ở tỉnh Bến Tre; cống đập Ba Lai, hệ thống đê biển cho toàn bộ hệ thống ven biển đồng bằng sông Cửu Long... Tuy nhiên, tình hình xâm nhập mặn vẫn đang diễn ra với cường độ và tính phức tạp ngày càng tăng cao, khó lường. Dựa trên những dự báo sớm, dự báo chuyên ngành, Bộ NN - PTNT và các địa phương đã có những chỉ đạo điều hành sản xuất hợp lý.

Về giải pháp công trình, trong vùng đã được đầu tư những dự án thủy lợi lớn như Cái Lớn - Cái Bé mang lại hiệu quả cho vùng Hậu Giang, Kiên Giang; hay cống Nguyễn Tấn Thành ở Tiền Giang mặc dù chưa xong nhưng đã kịp thời kiểm soát, nhất là bảo vệ nhà máy nước Đồng Tâm Tiền Giang. Những dự báo, đầu tư công trình, chỉ đạo quyết liệt của Bộ NN - PTNT và các địa phương đã mang lại kết quả tốt, khi chủ động có dự báo sớm sẽ giảm rất nhiều tác động và thiệt hại.

Viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi miền Nam Trần Bá Hoằng đề xuất: Cần xem hạn mặn là thuộc tính của đồng bằng sông Cửu Long và quan tâm công tác dự báo để chủ động trong sinh hoạt, sản xuất. Cùng với đó, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, giải pháp công trình hỗ trợ, phục vụ nhu cầu chuyển đổi, để không phải lo đi chống hạn mặn.

Từ hiệu quả của đập Cái Lớn - Cái Bé, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cấp nước tỉnh Sóc Trăng Đặng Văn Ngọ cho rằng, thay vì làm cầu nối các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh cho tuyến vành đai ven biển, Chính phủ nên làm cống để vừa có thể tiết kiệm được khoản đầu tư rất lớn, vừa khép kín 8 cửa sông, giữ nước và mùa mưa, dùng vào mùa khô. Làm được như vậy, khu vực đồng bằng không phải quá lo lắng về tình trạng nước ở trên thượng nguồn có đổ về hay không.

Giới thiệu một số giải pháp trước mắt để sống chung với hạn mặn, tỉnh Cà Mau vừa khuyến cáo người dân sử dụng tiết kiệm nước, vừa thực hiện các giải pháp cấp nước sinh hoạt, đầu tư các công trình hỗ trợ trữ nước. Mới đây, UBND tỉnh đã quyết định chi 10 tỷ đồng cho 3 huyện thiếu nước nghiêm trọng với khoảng 13.900 hộ dân thiếu nước. Đặc biệt, ưu tiên cho các hộ dân không được tiếp cận nguồn nước phải mua nước sinh hoạt với giá từ 40.000 đến 100.000 đồng một khối nước. Tỉnh cũng đề xuất hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, trong đó đề xuất trung ương hỗ trợ khoảng 197 tỷ đồng thực hiện 5 ô thuỷ lợi để trữ nước trong mùa khô; hỗ trợ kinh phí từ dự án nước sạch nông thôn khoảng 241 tỷ đồng. Ngoài ra, Cà Mau cũng đề xuất hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi Cái Lớn, Cái Bé để hy vọng nguồn nước ngọt về được Cà Mau, giảm bớt khó khăn cho người dân.

Tại Bến Tre - tỉnh cuối nguồn của dòng Cửu Long, có 4 nhánh sông và 3 tuyến cù lao, hằng năm chịu nhiều ảnh hưởng của hạn mặn, sạt lở nên người dân cũng dân thích ứng với biến đổi khí hậu. Tỉnh đề ra 2 giải pháp chủ động để sống chung với hạn mặn, trước tiên là bảo vệ nguồn nước cấp cho nước sinh hoạt của nhà máy nước TP. Bến Tre, các khu công nghiệp và vùng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Đến nay, Bến Tre cơ bản bảo đảm được các phương án dự phòng đưa ra.

Trên đường phát triển

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tích hợp VNeID lên iHanoi: Bước đột phá trong triển khai Đề án 06 của TP. Hà Nội
Công nghệ

Tích hợp VNeID lên iHanoi: Bước đột phá trong triển khai Đề án 06 của TP. Hà Nội

Việc tích hợp VNeID lên ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) là một trong những bước đột phá trong phát triển các ứng dụng nền tảng thuộc Đề án 06 Chính phủ của TP. Hà Nội. Ứng dụng iHanoi hiện cung cấp tiện ích trong 3 lĩnh vực: Lĩnh vực giao thông, giáo dục và truyền thông, tin tức.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ
Xã hội

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ

Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát; đồng thời kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh…

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.

Công ty TNHH dược phẩm Mai Phương đã ký kết tiêu thụ sản phẩm của Công ty Nguyên liệu xanh Thủy Tùng
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với nhà phân phối khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Trong khuôn khổ Festival Gạch gốm đỏ - kinh tế xanh Vĩnh Long, chiều 20.11, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long tổ chức “Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp phân phối”.

Người dân xóm Chòi Hồng, xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai được hỗ trợ trâu cái sinh sản
Địa phương

Bài 1: Tổng lực xóa nghèo

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững, hạn chế phát sinh nghèo. Những năm qua, chính sách giảm nghèo đã được Thái Nguyên cụ thể hóa bằng nhiều chỉ tiêu. Năm 2024, tỉnh bố trí gần 94 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, nhằm giảm 3.486 hộ nghèo và cận nghèo.

Nâng cao chất lượng, mẫu mã với mục tiêu hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam
Trên đường phát triển

Nâng cao chất lượng, mẫu mã với mục tiêu hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mê Linh Chu Thị Hậu cho biết, thời gian qua, công tác tuyên truyền Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được Ban Chỉ đạo Cuộc vận động huyện chỉ đạo triển khai thực hiện với hình thức, đa dạng, phong phú thông qua việc tổ chức các hội nghị, các buổi tập huấn, các cuộc sinh hoạt của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện tới cơ sở; qua hệ thống loa truyền thanh các xã, thị trấn; trang fanpage, các nhóm zalo...