Trung tâm y tế huyện Phù Ninh

Để người dân dễ dàng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Phù Ninh (Phú Thọ) là một huyện miền núi có diện tích 156,37km², dân số là hơn 111.000 người. Để người dân có thể tiếp cận các dịch vụ y tế tốt nhất, Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh đã nỗ lực phát huy nguồn lực, mạnh dạn đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, thu hút đội ngũ bác sỹ giỏi, giúp bệnh nhân nghèo có cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng.

Mạnh dạn đầu tư trang thiết bị

Theo Giám đốc Trung tâm y tế huyện Phù Ninh Vương Trường Thái, Ban Giám đốc Trung tâm đã chủ động tìm giải pháp, huy động các nguồn lực, đẩy mạnh ứng dụng các kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu được triển khai cả trong lĩnh vực lâm sàng và cận lâm sàng, có tính chất cập nhật đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân địa phương, giúp người dân được thụ hưởng dịch vụ chất lượng cao ngay tại tuyến huyện.

Bệnh nhân đánh giá độ hài lòng khi khám, chữa bệnh tại TTYT Phù Ninh
Bệnh nhân đánh giá độ hài lòng khi khám, chữa bệnh tại TTYT Phù Ninh

Hiện nay, cơ sở hạ tầng nhà khám và điều trị cho bệnh nhân đã được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Trang thiết bị khám, chữa bệnh hiện đại, đồng bộ như máy phẫu thuật nội soi hệ tiết niệu, sản phụ khoa, máy tán sỏi; máy chụp cắt lớp vi tính 16 dãy; máy siêu âm tim, Doppler mạch; máy điện não đồ; máy đo độ loãng xương; máy kháng sinh đồ; máy điện giải đồ; máy điện châm không kim; máy siêu âm trị liệu; hệ thống tập vận động đa năng; máy nội soi tiêu hóa qua đường miệng; máy nội soi tiêu hóa qua đường mũi; máy theo dõi Monitor… Bên cạnh đó, đã và đang triển khai các kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu, như phẫu thuật nội soi ổ bụng, tiết niệu; phẫu thuật kết hợp xương đùi, xương cẳng chân, xương đòn, xương cẳng tay, cẳng chân, bàn tay, bàn chân; phẫu thuật sa sinh dục, sản phụ khoa; nội soi dạ dày - tá tràng, đại - trực tràng gây mê; cắt Polyp dạ dày, đại - trực tràng; siêu âm tim, Doppler mạch; chụp cắt lớp vi tính 16 dãy…

Chia sẻ về kế hoạch phát triển trong giai đoạn tiếp theo, Giám đốc Trung tâm Vương Trường Thái cho biết, hiện nay, trang thiết bị và lực lượng bác sĩ đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Song, một số khoa vẫn còn thiếu bác sĩ chuyên môn giỏi, chuyên khoa sâu bởi phải kiêm nhiệm nhiều việc khiến công tác chuyên môn chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn. Để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ viên chức, y bác sĩ, trung tâm đã cử các bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng viên đi học tập chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ và các bệnh viện tuyến Trung ương về các lĩnh vực nội tim mạch, hồi sức cấp cứu, gây mê, ngoại chấn thương, siêu âm, nội soi, xét nghiệm…

Bệnh cạnh đó, trung tâm luôn tích cực đổi mới quản lý, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, quản lý, khám chữa bệnh theo mô hình bệnh viện thông minh hướng tới việc người dân được thụ hưởng các dịch vụ y tế có chất lượng cao, thu hút bệnh nhân đến khám và điều trị. Song song với đó, áp dụng công nghệ thông tin trong khám và điều trị bệnh nội trú, ngoại trú; giảm tối đa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian chờ khám cho người bệnh.

Tiếp tục thực hiện tốt quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; tập trung phát triển mạnh kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu hướng tới sự hài lòng của người bệnh là định hướng hoạt động trong những năm tiếp theo của Trung tâm y tế huyện Phù Ninh.

Điều trị cho bệnh nhân kết hợp phòng dịch an toàn

Sau khi tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn huyện Phù Ninh cơ bản được kiểm soát, mọi hoạt động tại Trung tâm y tế huyện Phù Ninh dần trở lại trạng thái bình thường. Không chủ quan với dịch bệnh, Trung tâm luôn nỗ lực nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho Nhân dân đồng thời thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Để phòng và khám chữa bệnh cho bệnh nhân hậu Covid-19 hiệu quả nhất, Trung tâm y tế huyện Phù Ninh đã phổi hợp với Hội chữ thập đỏ huyện tổ chức khám, tư vấn sức khỏe hậu Covid-19 và cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách, chất độc màu da cam, hộ nghèo và cận nghèo của tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. 

Trong bối cảnh dịch bệnh, tất cả các khoa phòng Trung tâm y tế huyện Phù Ninh tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt quy trình phòng chống dịch Covid-19. Tại mỗi khoa, phòng, khu điều trị nội trú đều bố trí dung dịch sát khuẩn tay nhanh thuận tiện cho người bệnh thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tiếp tục triển khai các nhiệm vụ chuyên môn, tập trung xây dựng cơ sở y tế xanh, sạch, đẹp, tích cực tiếp nhận và chuyển giao khoa học kỹ thuật, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và phong cách phục vụ.

Trưởng khoa Nội Đặng Thị Lan chia sẻ, mỗi ngày, khoa Nội có khoảng 50 - 60 lượt bệnh nhân khám chữa bệnh và khoảng 15 ca điều trị nội trú. Thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân đến khám hậu Covid-19 có xu hướng gia tăng. Do đó, trong tình hình mới, khoa tập trung điều trị cho bệnh nhân kết hợp phòng dịch an toàn, thực hiện tốt 5K và tuyên truyền cho bệnh nhân thực hiện công tác tiêm chủng để bảo đảm phòng bệnh cho Nhân dân. Trung tâm đã tổ chức khám, điều trị hậu Covid-19 giúp đánh giá sớm di chứng, giảm thiểu nguy cơ gây hại đến sức khỏe và đời sống của người bệnh; đẩy mạnh các ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch bệnh, khuyến khích người dân đăng kí khám bệnh trực tuyến qua đó, đã chủ động kiểm soát, bố trí số lượng người bệnh thăm khám, lấy mẫu xét nghiệm dịch vụ, đảm bảo giãn cách an toàn, đặt lịch hẹn phù hợp cho các trường hợp đến khám, hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Đồng thời, duy trì việc phân luồng khách hàng, tuân thủ 5K bảo đảm an toàn cho cả khách hàng và nhân viên y tế.

Địa phương

Thái Nguyên: Vững bước trên hành trình xây dựng nông thôn mới
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Vững bước trên hành trình xây dựng nông thôn mới

Với tư duy đổi mới, cách làm sáng tạo, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và chung sức, đồng lòng của người dân, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã thay đổi cơ bản diện mạo khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở những kết quả đạt được, địa phương đang hướng tới mục tiêu có 95% số xã, ít nhất 6 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ và đạt chuẩn NTM.

Quảng Ninh: Công ty TNHH Hải Dương Xanh thường xuyên “trúng thầu sát giá”, đa số các gói thầu nằm trên địa bàn huyện Vân Đồn
Hoạt động chính quyền

Quảng Ninh: Công ty TNHH Hải Dương Xanh thường xuyên “trúng thầu sát giá”, đa số các gói thầu nằm trên địa bàn huyện Vân Đồn

Từ năm 2018 đến nay, Công ty TNHH Hải Dương Xanh là nhà thầu “quen mặt” thường xuyên trúng rất nhiều các gói thầu do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) làm chủ đầu tư. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Lực lượng chức năng khám xét nơi ở của đối tượng Nguyễn Văn Bình
Pháp luật

Bắc Giang: Tăng cường đấu tranh, triệt phá tội phạm trên không gian mạng

Trước diễn biến phức tạp, phương thức, thủ đoạn tinh vi của tội phạm trên không gian mạng, công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này được Công an tỉnh Bắc Giang chú trọng. Điển hình là vụ triệt phá đường dây đánh bạc liên tỉnh trên không gian mạng hay triệt phá đường dây cho vay lãi nặng trên không gian mạng với quy mô lớn.

Hàng loạt gói thầu do Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bình Phước ký duyệt tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”
Địa phương

Hàng loạt gói thầu do Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bình Phước ký duyệt tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”

Phần lớn các gói thầu do Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Phước ký duyệt trong giai đoạn từ năm 2021 đến tháng 9.2024 có tỷ lệ tiết kiệm rất thấp, nhiều gói tiết kiệm dưới 0,1%; có gói thầu trị giá hơn 10 tỷ đồng nhưng chỉ tiết kiệm ngân sách 5 triệu đồng.

Một góc nông thôn mới huyện Đông Anh
Địa phương

Đông Anh vươn mình hướng tới đô thị

Huyện Đông Anh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) từ năm 2016, là một trong những địa phương tốp đầu trong xây dựng NTM của Hà Nội; phát huy kết quả đạt được, những năm qua huyện tập trung xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu gắn với đầu tư xây dựng huyện thành quận. Đông Anh phấn đấu đến năm 2025, 100% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 50% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; hiện, Đông Anh đang được xem xét để công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao.

Bài 3: Giúp người nghèo đổi đời
Địa phương

Bài 3: Giúp người nghèo đổi đời

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX xác định: “Đặc biệt quan tâm chương trình xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với Đề án phát triển tổng thể theo Nghị quyết số 88/2019/QH14”. Trong những năm qua, xuất khẩu lao động (XKLĐ) không chỉ là kênh hiệu quả giúp giảm nghèo mà còn góp phần thiết thực vào xây dựng NTM ở nhiều xã vùng cao của tỉnh.

Mục tiêu đến năm 2025, Đồng Tháp giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá đối với nam giới từ 15 tuổi trở lên đạt dưới 39%. Ảnh: ITN
Sức khỏe

Đồng Tháp đặt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá giai đoạn 2025-2030

Tại Kế hoạch thực hiện “Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, địa phương này đặt mục tiêu tiêu đến năm 2025, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá đối với nam giới từ 15 tuổi trở lên đạt dưới 39%; nữ giới từ 15 tuổi trở lên duy trì dưới 1,4%. 

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Long An
Trên đường phát triển

Long An giảm nghèo nhờ phát triển thị trường lao động

Nhờ huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, các chính sách, dự án giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đến với người nghèo tỉnh Long An một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tính đến nay, Long An đứng thứ hai trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long về mức độ giảm nghèo, đặc biệt tỷ lệ lao động qua đào tạo của địa phương ngày một tăng, cho thấy tính bền vững của những chương trình mà địa phương quyết tâm thực hiện.

TP. Cần Thơ: Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp ĐBSCL có nhiều tín hiệu tốt
Địa phương

TP. Cần Thơ: Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp ĐBSCL có nhiều tín hiệu tốt

Sau gần một năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long triển khai Đề án phát triển bền vững chuyên canh 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến nay đề án có nhiều tín hiệu tốt.

Quốc Oai phát huy giá trị làng nghề
Trên đường phát triển

Quốc Oai phát huy giá trị làng nghề

Sau gần 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đã có 176 sản phẩm OCOP đạt chất lượng từ 3 - 4 sao. Các sản phẩm đặc sắc, tiêu biểu làng nghề của huyện góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, làng nghề...

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh
Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh

Tinh thần của chiến thắng Bình Giã đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ phát triển kinh tế, văn hóa đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh đã không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Các thành viên mô hình tự quản về ANTT và PCCC ở tổ dân phố Nội Ninh, phường Ninh Sơn (thị xã Việt Yên) trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tội phạm - ẢNH T.M
Địa phương

Dựa vào thế trận lòng dân phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn

Theo Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Mô hình liên kết dân cư cần đặt dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tăng cường ứng dụng tiện ích của mạng xã hội, kết nối, trao đổi thông tin kịp thời giữa các thành viên với lực lượng công an và người dân. Từ đó, dựa vào thế trận lòng dân để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình mới

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước