Cho một Hậu Giang bứt phá

Sau hơn 20 năm thành lập, Hậu Giang từ một tỉnh thiếu thốn về hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực, năm 2023 đã bứt phá trở thành địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ hai cả nước. Trước chặng đường mới, Hậu Giang quyết tâm giữ vững tốc độ phát triển kinh tế, thu hút đầu tư và mang đến cho người dân cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

"Bước nhảy" ngoạn mục về GRDP

Sau 2 năm thành lập, từ một tỉnh thuần nông với nhiều khó khăn, thiếu thốn về con người và hạ tầng, đến tháng 11.2005, báo cáo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2005 - 2010 cho thấy: tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt mức bình quân khá cao, 10,04%, hơn 1,36 lần bình quân cả nước, tạo giá trị GDP năm 2005 tăng gấp 1,62 lần so với năm 2000; thu nhập bình quân đầu người từ 3,5 triệu đồng (năm 2000) lên 6,6 triệu đồng (năm 2005).

Kênh xáng Xà No- con đường lúa gạo huyền thoại của tỉnh Hậu Giang.  Ảnh: Trung Quân
Kênh xáng Xà No - con đường lúa gạo huyền thoại của tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Trung Quân
5 năm sau đó (2006 - 2010) với một Hậu Giang non trẻ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện các mục tiêu đột phá: tập trung huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; phát triển nguồn nhân lực, tập trung cho giáo dục đào tạo; sử dụng cán bộ quản lý chủ chốt các cấp đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới…

Đến năm 2010, Hậu Giang mang dấu ấn đậm nét, là một "hiện tượng" của vùng đất chín rồng khi tổ chức Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ Nhất thành công rực rỡ; hoàn thành Công viên/bờ kè xáng Xà No hướng về kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; thu hút 425 dự án vào đầu tư 48.000 tỷ đồng và 730 triệu USD; nhiều tuyến quốc lộ đi qua tỉnh hoàn thành, phá thế độc đạo; Bệnh viện Đa khoa 500 giường đi vào hoạt động; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 13/63 tỉnh, thành phố…

Những "viên gạch hồng" giai đoạn đầu đã củng cố thêm "nền móng" vững chắc để Hậu Giang kế thừa, phát huy hơn nữa thế trận lòng dân, nhân lên tinh thần tiến công cách mạng, đoàn kết một lòng, xác định các bước đi tiếp theo của giai đoạn và từng năm một cách phù hợp, gặt hái thêm "quả ngọt".

Đến năm 2015, kinh tế tăng trưởng đạt tốc độ cao nhất; thu nhập bình quân đầu người đạt 36,5 triệu đồng, gấp 2,3 lần so với năm 2010. Giai đoạn 2015 - 2020 là thời điểm phát triển đạt về chất lượng, hài hòa, kết nối… Nhiều nội dung trong 3 nhiệm vụ đột phá của nhiệm kỳ đạt kết quả trước thời hạn; hộ nghèo toàn tỉnh còn 3,1%; nông nghiệp từng bước hình thành chuỗi giá trị sản xuất sạch; thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn 41 triệu đồng, so với năm 2015 tăng 16 triệu đồng…

Nửa nhiệm kỳ 2020 - 2025, Hậu Giang đánh dấu đỏ trên bản đồ toàn quốc về các chỉ số phát triển khi sau đại dịch Covid-19, sớm lấy lại đà tăng trưởng; năm 2022 tăng tốc, tạo bản lề vững chắc cho cả nhiệm kỳ. Năm 2023, đạt 18/18 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, 14 chỉ tiêu vượt kế hoạch, trong đó tăng trưởng kinh tế GRDP đạt 12,27 %, đứng thứ 2 cả nước và đứng đầu vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Văn Thanh khẳng định: thành tựu hôm nay của Hậu Giang có đóng góp rất lớn của các lãnh đạo tỉnh ở các nhiệm kỳ trước. Chính những thành quả Hậu Giang đạt được trước đó đã đặt nền tảng vững chắc để lãnh đạo địa phương kế thừa, phát huy, đưa Hậu Giang tiếp tục phát triển lên tầm cao mới trong nhiệm kỳ này. Với tinh thần "đổi mới, đột phá, quyết tâm và khát vọng", Hậu Giang đã xây dựng các nghị quyết, chương trình, kế hoạch bài bản và tập trung tuyên truyền, tạo sự lan tỏa trong cả hệ thống chính trị, trong cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Đặc biệt, Hậu Giang đã ban hành Nghị quyết phát triển 4 trụ cột, đó là công nghiệp, nông nghiệp, đô thị, du lịch để tập trung thực hiện. Trong đó, nông nghiệp là trụ đỡ, công nghiệp có vai trò nền tảng, dẫn dắt, lan tỏa - là trụ cột chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và gia tăng nguồn thu ngân sách.

Tạo sức bật cho phát triển toàn diện

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh khẳng định: xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, tạo sức bật trong thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả, đưa kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững, tỉnh đã chuyển hẳn từ tư duy hành chính sang tư duy phục vụ. Đồng thời, chú trọng xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, trong đó có phân công, giao việc, quy định thời gian và có những cơ chế, chính sách về nguồn nhân lực, kinh phí để hỗ trợ cho từng kế hoạch đã ban hành. Đặc biệt, những nội dung còn vướng mắc, có sự trao đổi trong tập thể Thường trực Tỉnh ủy, thậm chí trao đổi riêng để xử lý những vướng mắc đó giúp đỡ cho các tập thể, cá nhân kịp thời hoàn thành được những nội dung công việc được giao.

Với
Những năm gần đây, đời sống vật chất tinh thần của người dân Hậu Giang ngày càng được nâng cao. Ảnh: Vũ Châu

Theo Quy hoạch tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2030, mục tiêu đến năm 2030, Hậu Giang trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long; có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ; có các vùng động lực về kinh tế, công nghiệp, đô thị hiện đại; các giá trị văn hóa, lịch sử được bảo tồn và phát huy; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; người dân có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân 8,7%/năm; GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt trên 150 triệu đồng/năm. Xây dựng Hậu Giang thành trung tâm kết nối, trung chuyển hàng hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long...

Để đạt mục tiêu trên, tạo đà cho sự phát triển toàn diện, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành cho biết: tỉnh thực hiện 5 đột phá chiến lược gồm 1 Tâm, 2 Tuyến, 3 Thành, 4 Trụ và 5 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, 1 trung tâm là phát triển huyện Châu Thành trở thành trung tâm công nghiệp và đô thị của tỉnh. Hai tuyến hành lang kinh tế động lực là cao tốc Cần Thơ - Cà Mau kết nối với TP. Hồ Chí Minh và cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng kết nối với các tỉnh Nam sông Hậu; hình thành hành lang kinh tế trọng điểm của tỉnh. Ba trung tâm đô thị gồm thành phố Vị Thanh, Ngã Bảy và thị xã Long Mỹ, trong đó, thành phố Vị Thanh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. 

Bốn trụ cột kinh tế là công nghiệp hiện đại, nông nghiệp sinh thái, đô thị thông minh và du lịch chất lượng. Năm nhiệm vụ trọng tâm là: hoàn thiện thể chế, chính sách; phát triển nguồn nhân lực chất lượng phục vụ các lĩnh vực; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; hoàn thiện hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông và công nghiệp; phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.