Ngành giáo dục Quảng Ninh

Bước phát triển bứt phá, chưa từng có

Với 100% chỉ tiêu đều đạt và vượt, nhiều chỉ tiêu vượt rất xa so với mục tiêu đề ra; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 90,5%, cao hơn toàn quốc 31% (về đích trước 2 năm so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV nhiệm kỳ 2020 - 2025)… năm học 2023 - 2024 đã đánh dấu bước phát triển bứt phá, chưa từng có trong tiền lệ, là một kì tích lớn nhất của ngành giáo dục Quảng Ninh từ trước đến nay.

Hoàn thành, vượt kế hoạch 100% chỉ tiêu đề ra

Năm học 2023 - 2024 đã đi qua trong bối cảnh ngành giáo dục tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, phải thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục trong bối cảnh các điều kiện để dạy học còn thiếu. Mặc dù vậy, kết quả ngành giáo dục Quảng Ninh đạt được đã đánh dấu bước phát triển bứt phá, vươn mình chưa từng có trong tiền lệ, là một kì tích lớn nhất của ngành từ trước đến nay.

Theo đó, 100% các chỉ tiêu được ngành giáo dục Quảng Ninh đề ra trong năm đều đạt và vượt; trong đó nhiều chỉ tiêu vượt rất xa so với kế hoạch. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 90,5%, cao hơn toàn quốc 31%, về đích trước 2 năm so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra. Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 95,1%; tỷ lệ học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày đạt 94,58%; tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 99,18%; tỷ lệ xóa mù chữ đạt 99,77%...

Bước phát triển bứt phá, chưa từng có
Các tập thể nhận Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Ninh vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua năm học 2023 - 2024 và Kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia. Ảnh: Trúc Linh

Về kết quả thi học sinh giỏi quốc gia THPT, Quảng Ninh lần đầu tiên đứng thứ 8 trong top 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ học sinh giỏi cao nhất cả nước. Đặc biệt, năm nay, tỉnh có thứ hạng cao nhất từ khi có xếp hạng điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT của các địa phương trong cả nước, với điểm trung bình thi tốt nghiệp là 6,67 điểm; xếp thứ 25/63 địa phương trong cả nước, tăng 11 bậc so với năm 2023 và tăng 25 bậc so với năm 2020 - năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.

Dự Hội nghị Tổng kết năm học 2023 - 2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025; đánh giá kết quả 1 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TU ngày 5.9.2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến 2030 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025”, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy biểu dương, ghi nhận những thành tích vượt khó và kết quả đạt được của ngành giáo dục. Đồng thời, bày tỏ trân trọng, sự tri ân sâu sắc những nỗ lực và cống hiến của các thế hệ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục trong năm học vừa qua.

Phấn đấu có 2 thành phố tham gia mạng lưới “Thành phố học tập toàn cầu”  

Bên cạnh những thành quả đáng trân trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy cũng thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại. Đơn cử như, một số cấp ủy, chính quyền địa phương vẫn chưa thực sự chưa sát sao trong lãnh đạo, chỉ đạo đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói chung và đối với các cấp học thuộc trách nhiệm quản lý của địa phương nói riêng; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; năng lực quản lý của một bộ phận cán bộ quản lý cơ sở giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý giáo dục trong bối cảnh đổi mới.

Năm học 2024 - 2025 là năm học cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV. Nhấn mạnh nhiệm vụ thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy nhấn mạnh, các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục - đào tạo, đổi mới công tác quản lý giáo dục, quản trị nhà trường theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; phát triển hài hòa, hợp lý, nâng cao chất lượng giáo dục các trường ngoài công lập.

Cùng với đó, kịp thời khắc phục tình trạng cơ cấu đội ngũ giáo viên còn bất cập của đơn vị, địa phương theo thẩm quyền; kịp thời tuyển dụng và hợp đồng giáo viên để thực hiện chủ trương “có học sinh, phải có giáo viên đứng lớp”; sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; tiếp tục quy hoạch, rà soát, sắp xếp mạng lưới các cơ sở giáo dục bảo đảm hợp lý, cân đối giữa trường công lập và trường ngoài công lập; hoàn thành việc xây dựng các trường phổ thông đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2 theo Nghị quyết số 99/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Nhất là quan tâm đến các khu vực có dân số tăng nhanh, khu vực đông dân cư, các khu công nghiệp, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo; tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học đã được mua sắm, trang cấp.

Ngành giáo dục tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý và dạy học; khuyến khích phát triển và khai thác dữ liệu lớn, giải pháp trí tuệ nhân tạo phù hợp trong giáo dục và đào tạo. Đồng thời, tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, nhân viên, học sinh, sinh viên, học viên; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các phong trào thi đua trong toàn ngành, phấn đấu đến năm 2025 có 2 thành phố tham gia mạng lưới “Thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO…

Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mưa lớn kéo dài đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng trăm hộ dân tại huyện Thạch Thất, Hà Nội. Cơn bão đã đi qua để lại nhiều thiệt hại nặng nề, nhưng với truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái", chính quyền cùng Nhân dân trong huyện đã cùng nhau khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời, chung tay ủng hộ giúp đỡ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ.

Phú Bình vững vàng trong gian khó
Trên đường phát triển

Phú Bình vững vàng trong gian khó

Những ngày qua, hoàn lưu của siêu bão Yagi đã khiến 9 xã trên địa bàn huyện Phú Bình, Thái Nguyên với gần 3.000 hộ dân, khoảng 3.000ha lúa và hoa màu bị ngập lụt. Nhiều tài sản của các cơ quan, đơn vị và hộ gia đình bị thiệt hại. Tuy nhiên, với quyết tâm, đồng lòng của chính quyền và Nhân dân đã giúp huyện Phú Bình trong khắc phục hậu quả mưa lũ và từng bước ổn định phát triển kinh tế - xã hội. 

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn
Trên đường phát triển

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn

Với tốc độ nước dâng nhanh, sự nguy hiểm rình rập người dân, thực hiện chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận Bắc Từ Liêm, từ chiều và tối và xuyên đêm 10.9, hàng trăm cán bộ cảnh sát Công an quận; Công an các phường cùng lực lượng dân quân tự vệ, quân sự phường đã và đang đồng hành, hỗ trợ di dời người dân cùng tài sản đến nơi tránh trú an toàn, đồng thời có phương án hỗ trợ khắc phục, gia cố các điểm đê xung yếu trong điều kiện mưa lũ vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Nghệ An tiếp tục đẩy mạnh chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản
Địa phương

Nghệ An tiếp tục đẩy mạnh chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản

Mới đây, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An đã có buổi làm việc với Văn phòng đại diện tổ chức IM Japan tại Việt Nam và Trung tâm Lao động ngoài nước về việc phối hợp triển khai chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản trên địa bàn Tỉnh.

Khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó nước lũ
Trên đường phát triển

Khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó nước lũ

Với tinh thần sẵn sàng ứng phó với mức độ cao hơn hiện tại của nước lũ, chính quyền và lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ người dân vượt qua những khó khăn do mưa lũ gây ra, kiên quyết sơ tán các hộ sinh sống tại khu vực nguy hiểm ngoài đê tới nơi an toàn. "Cán bộ quan tâm dân lắm. Chính quyền chuẩn bị sinh hoạt rất chu đáo, không chỉ đưa chúng tôi về nơi tạm tránh an toàn mà còn giúp vận chuyển tài sản lên nơi cao, người dân chúng tôi di dời an tâm hơn" - người dân di dời xúc động chia sẻ.

Bí thư Tỉnh uỷ Dương Văn An chỉ đạo địa phương khẩn trương hỗ trợ, di dời các hộ dân đến nơi an toàn
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc: Khẩn trương di dời, hỗ trợ hàng nghìn hộ dân bị mắc kẹt do nước lũ dâng cao

Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, mực nước sông Lô và sông Phó Đáy tiếp tục dâng cao khiến hơn 2.200 hộ dân của xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch bị cô lập. Trước thực trạng này, sáng 11.9, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Dương Văn An đã có mặt tại xã Sơn Đông trực tiếp kiểm tra tình hình ngập úng, chỉ đạo địa phương khẩn trương hỗ trợ, di dời các hộ dân đến nơi an toàn.

Tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ trong các ngành công nghệ mới nổi
Trên đường phát triển

Tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ trong các ngành công nghệ mới nổi

Hơn 300 cuộc kết nối trực tiếp của 22 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ quy mô lớn của Việt Nam đã gặp gỡ với 130 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2024.

Hà Giang mưa lũ gây thiệt hại gần 27,5 tỷ đồng
Trên đường phát triển

Hà Giang mưa lũ gây thiệt hại gần 27,5 tỷ đồng

Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh Hà Giang, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, trên địa bàn tỉnh xuất hiện mưa lớn kéo dài liên tục từ ngày 8.9 gây sạt lở đất, ngập úng cục bộ ở nhiều địa phương; thiệt hại ước tính đến 9h ngày 10.9 khoảng 27,5 tỷ đồng.