Bình Thuận: Nhiều gương người tốt, việc tốt xuất hiện từ Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Thông qua Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã vận động nhân dân tỉnh Bình Thuận đóng góp xây dựng, phát triển hoạt động hơn 90 Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, thị trấn; hơn 600 Nhà Văn hóa thôn, khu phố, hơn 360 tỷ đồng thực hiện hàng trăm công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại cộng đồng dân cư.

Qua 20 năm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, tỉnh Bình Thuận đã ghi nhận được nhiều gương người tốt, việc tốt. (Ảnh: Báo Bình Thuận)
Qua 20 năm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, tỉnh Bình Thuận đã ghi nhận được nhiều gương người tốt, việc tốt. (Ảnh: Báo Bình Thuận)

Qua 20 năm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, tỉnh Bình Thuận luôn được sự quan tâm và lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của cấp ủy, sự phối hợp và tạo điều kiện của địa phương, sở, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, sự tập trung, thống nhất cao của cả hệ thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam từ tỉnh đến cơ sở và sự tham gia hưởng ứng của đông đảo tầng lớp Nhân dân làm cho Ngày hội thật sự là Ngày hội của toàn thể Nhân dân ở cộng đồng dân cư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, duy trì các hoạt động văn hóa truyền thống của dân tộc.

Đồng thời, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng phường, thị trấn văn minh và xã nông thôn mới, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, xóa đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, văn minh cho cộng đồng dân cư.

Theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Thuận Bố Thị Xuân Linh, ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong đời sống nhân dân, không chỉ đem lại không khí vui tươi, đầm ấm tại khu dân cư mà thông qua đó giữ gìn phát huy truyền thống văn hóa, tình làng nghĩa xóm, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của Nhân dân để có biện pháp giải quyết. Từ đó, góp phần tăng cường sự đồng thuận xã hội, sự gắn kết giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

Kết quả, trong 20 năm qua, hàng năm đều có 100% khu dân cư tổ chức phần lễ; có 622/691 khu dân cư tổ chức cả phần lễ và hội. Thông qua Ngày hội đã vận động nhân dân đóng góp xây dựng và phát triển hoạt động của hơn 90 Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, thị trấn; trên 600 Nhà Văn hóa thôn, khu phố; gần 500 sân thể thao thôn, khu phố; duy trì, nhân rộng trên 800 mô hình các loại trên địa bàn tỉnh thông qua 5 nội dung Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".

Cùng với đó, chính sách an sinh xã hội được thực hiện rất tốt như bàn giao 760 căn nhà, tổng trị giá trên 24 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng mới gần 6.000 căn nhà cho hộ nghèo; sửa chữa trên 587 căn nhà với số tiền trên 15 tỷ đồng; Nhân dân đóng góp trên 360 tỷ đồng cùng Nhà nước thực hiện hàng trăm công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại cộng đồng dân cư...

Nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu được biểu dương, khen thưởng. (Ảnh: Phạm Huệ)
Nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu được biểu dương, khen thưởng. (Ảnh: Phạm Huệ)

Đặc biệt, thông qua tổ chức Ngày hội đã xuất hiện ngày càng nhiều gương người tốt, việc tốt, những điển hình, nhân tố mới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, thi đua phát triển sản xuất - kinh doanh, xóa đói, giảm nghèo; nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu được biểu dương, khen thưởng.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Thuận đề nghị MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Đồng thời, bày tỏ tin tưởng MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ tiếp tục tập hợp ngày càng đông đảo các tầng lớp Nhân dân, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Nhân dân với Đảng và chính quyền, tạo sức mạnh đại đoàn kết, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và phát triển Bình Thuận.

Trên đường phát triển

Du lịch Quảng Ninh định vị thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa
Trên đường phát triển

Du lịch Quảng Ninh định vị thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa

Để tăng tốc, bứt phá, đóng góp quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế 14% của tỉnh trong năm 2025, ngành du lịch Quảng Ninh sẽ tập trung phát triển: "Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện và đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch và đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh thân thiện".

Quang cảnh buổi phát động
Trên đường phát triển

Vĩnh Long phát động Chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật

Ngày 16.4, tại Hội trường Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật chính thức được phát động. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, nhằm hiện thực hóa tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, đặc biệt đối với nhóm yếu thế trong xã hội.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 thu hút hàng nghìn du khách đến với thành phố cà phê
Địa phương

TP. Buôn Ma Thuột: Tăng tốc bứt phá sau quý I

Quý I.2025 khép lại với nhiều gam màu tươi sáng trong bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của TP. Buôn Ma Thuột. Từ ổn định thị trường, đẩy mạnh sản xuất, đến bảo đảm an sinh xã hội và giữ vững an ninh trật tự, thành phố đang thể hiện quyết tâm rõ rệt trong việc hiện thực hóa các mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững.

Long An - từ vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đến vị thế phát triển tiềm năng
Địa phương

Long An - từ vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đến vị thế phát triển tiềm năng

50 năm kể từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, cũng là khoảng thời gian tỉnh Long An - vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đi qua muôn vàn khó khăn, thách thức, để hôm nay tự hào đứng vào hàng ngũ những địa phương phát triển năng động bậc nhất khu vực ĐBSCL và cả nước.

Đắk Lắk đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao
Trên đường phát triển

Đắk Lắk đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao

Xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá chiến lược, thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã dành nhiều nguồn lực và sự quan tâm cho lĩnh vực then chốt này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng, đặc biệt là ở phân khúc nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ban Kinh tế - Xã hội, HĐND thị xã Quảng Yên khảo sát khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè.
Địa phương

Nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong cuộc khảo sát được tổ chức mới đây, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã trực tiếp kiểm tra các khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Tân và Liên Hòa; ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất về việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra…