Bình Dương và Tây Ninh ký kết hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2023 - 2025

Chiều 12.5, tại tỉnh Tây Ninh, đã diễn ra Hội nghị Ký kết chương trình Hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2023 - 2025 giữa hai tỉnh Bình Dương và Tây Ninh.

Bình Dương và Tây Ninh ký kết hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2023 - 2025 -0
 Lãnh đạo hai tỉnh chứng kiến lễ ký kết chương trình hợp tác phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2023 - 2025

Tham dự hội nghị có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Lợi; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thành Tâm; cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các sở, ngành của hai tỉnh; lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Tổng Công ty Becamex IDC.

Tại hội nghị, lãnh đạo hai địa phương đã trao đổi, chia sẻ về những thành tựu, kết quả phát triển kinh tế cùng những lợi thế của mỗi địa phương. Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của tỉnh Bình Dương đạt 9,04%/năm; tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của tỉnh Tây Ninh đạt 7,2%...

Lãnh đạo hai địa phương đã trao đổi, thảo luận và thống nhất một số nguyên tắc ký kết bảo đảm sự bình đẳng, hai bên cùng có lợi trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của hai địa phương và phù hợp với quy định của pháp luật.

Hai địa phương cùng thống nhất đề xuất, kiến nghị các bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp luồng đường thủy nội địa quốc gia sông Sài Gòn đạt tiêu chuẩn luồng cấp II theo quy hoạch; quy hoạch, công bố luồng đường thủy nội địa trên hồ Dầu Tiếng.

Trên lĩnh vực đầu tư, hai bên cùng xúc tiến và tạo điều kiện cho Tổng Công ty Becamex IDC nghiên cứu, triển khai đầu tư dự án Khu Đô thị - Công nghiệp - Dịch vụ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Hỗ trợ, chia sẻ thông tin về công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch khu công nghiệp, đô thị; chia sẻ thông tin về cơ chế chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trong các lĩnh vực: phát triển khu, cụm công nghiệp, phát triển đô thị, phát triển hạ tầng. Hỗ trợ trong công tác xúc tiến đầu tư; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hai địa phương nghiên cứu, tìm hiểu môi trường đầu tư, hợp tác đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; tổ chức các sự kiện xúc tiến đầu tư chung...

Hai bên cùng phối hợp trong thực hiện quy hoạch, quản lý về tài nguyên, cát, khoáng sản và bảo vệ môi trường hồ Dầu Tiếng và lưu vực hồ Dầu Tiếng. Triển khai công tác bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn cho hồ Dầu Tiếng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội hai địa phương.

Bình Dương và Tây Ninh ký kết hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2023 - 2025 -0
 Toàn cảnh hội nghị Ký kết chương trình Hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa hai tỉnh Bình Dương và Tây Ninh

Phối hợp, cung cấp, chia sẻ thông tin trao đổi kinh nghiệm trong công tác chuyển đổi số, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. Thực hiện có hiệu quả các nội dung liên kết, hợp tác trong phát triển và liên kết sản phẩm du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch, phát triển nguồn nhân lực và kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.

Hai tỉnh cùng hỗ trợ trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong công tác bảo đảm an ninh trật tự và phòng chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy; công tác phòng chống cháy nổ, nhất là khu vực giáp ranh giữa hai địa phương…

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Lợi thống nhất nội dung ký kết giữa hai tỉnh Bình Dương và Tây Ninh. Đây là một mốc son đánh dấu sự hợp tác mới giữa hai tỉnh và mong muốn hai địa phương sẽ sớm triển khai các nội dung đã ký kết. Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao ý tưởng, các đề xuất hợp tác của Becamex IDC, Tập đoàn Cao su Việt Nam với UBND tỉnh đồng thời mong muốn sớm tích hợp vào quy hoạch của các địa phương. Quá trình đầu tư phát triển các dự án chắc chắn sẽ phát sinh nhiều khó khăn.

Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương đề nghị, lãnh đạo hai tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành và doanh nghiệp cùng tham gia để nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; lãnh đạo hai tỉnh thường xuyên trao đổi để tháo gỡ không chỉ trên lĩnh vực đầu tư mà còn xuyên suốt trên các lĩnh vực khác. Mục tiêu cuối cùng của ký kết phát triển giữa Bình Dương và Tây Ninh là mang lại cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc hơn cho người dân hai tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh Nguyễn Thành Tâm cho rằng, sự hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa tỉnh Tây Ninh và tỉnh Bình Dương trên tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo với phương châm “tư duy mới - tầm nhìn mới – cơ hội mới – giá trị mới”. Từ đó, hình thành nên động lực và niềm tin cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, tạo sự gắn kết ngày càng chặt chẽ trong mối quan hệ giữa hai địa phương trên các lĩnh vực… Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, tạo động lực tăng trưởng cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đóng góp tích cực vào phát triển chung toàn vùng…

Địa phương

TP. Hải Phòng: Dự kiến tình huống, kịch bản sát với thực tiễn để chủ động ứng phó bão số 3
Hoạt động chính quyền

TP. Hải Phòng: Dự kiến tình huống, kịch bản sát với thực tiễn để chủ động ứng phó bão số 3

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến với các địa phương triển khai công tác ứng phó, phòng chống Bão số 3 (Yagi), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng Lê Tiến Châu nhấn mạnh yêu cầu các địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là trong công tác ứng phó với bão số 3; ngoài kịch bản chung thành phố, từng địa phương dự kiến tình huống, kịch bản sát với thực tiễn địa phương để chủ động phương án ứng phó…

Ninh Bình: Lãnh đạo chủ chốt các cấp trực 24/24 giờ để chỉ đạo ứng phó bão số 3 đổ bộ
Địa phương

Ninh Bình: Lãnh đạo chủ chốt các cấp trực 24/24 giờ để chỉ đạo ứng phó bão số 3 đổ bộ

Trước tính chất nguy hiểm của siêu bão số 3 (Yagi), tỉnh Ninh Bình đã chủ động các phương án để ứng phó với phương châm “bốn tại chỗ”, nhằm nhằm phòng ngừa, ứng phó với bão ở mức cao nhất, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước.

Hà Nam: Ứng phó với bão số 3 theo phương châm “4 tại chỗ”, “xử lý giờ đầu”
Địa phương

Hà Nam: Ứng phó với bão số 3 theo phương châm “4 tại chỗ”, “xử lý giờ đầu”

Dự báo, trưa đến chiều nay, (7.9), tâm bão số 3 sẽ đi vào đất liền Quảng Ninh đến Thái Bình với cường độ cấp 10 - 12. Hà Nam cũng nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của hoàn lưu bão. Để chủ động ứng phó với siêu bão, UBND tỉnh Hà Nam yêu cầu các huyện, thành phố tập trung theo dõi bám sát thông tin dự báo, cảnh báo và chủ động triển khai phương án ứng phó phù hợp với tình hình thực tế theo đúng phương châm “4 tại chỗ”, “xử lý giờ đầu”, hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra.

Thái Bình: Sẵn sàng, triển khai các phương án ứng phó khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền
Địa phương

Thái Bình: Sẵn sàng, triển khai các phương án ứng phó khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền

Sáng 7.9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai (PCTT) và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh Lại Văn Hoàn cùng lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đi kiểm tra công tác ứng trực, chủ động ứng phó với các diễn biến của bão số 3 tại các huyện Tiền Hải, Thái Thụy.

Vĩnh Phúc “làm tổ” đón các nhà đầu tư
Địa phương

Vĩnh Phúc “làm tổ” đón các nhà đầu tư

Sau hơn 2 thập kỷ tái lập, từ tỉnh thuần nông, Vĩnh Phúc đã bứt phá ngoạn mục, nổi lên như một điểm sáng trong thu hút đầu tư và nằm trong danh sách các tỉnh, thành phố đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước. 6 tháng đầu năm 2024, Vĩnh Phúc thu hút được hơn 430 triệu USD vốn FDI, vượt gần 9% kế hoạch đề ra. Đây là minh chứng sống động cho sự năng động, sáng tạo cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh.

Công ty TNHH MTV Phúc Cường ở Đắk Lắk liên tục trúng thầu xây lắp với tỷ lệ tiết kiệm ngân sách “siêu thấp”
An ninh cơ sở

Công ty TNHH MTV Phúc Cường ở Đắk Lắk liên tục trúng thầu xây lắp với tỷ lệ tiết kiệm ngân sách “siêu thấp”

Thời gian qua, Công ty TNHH một thành viên Phúc Cường (Công ty Phúc Cường) đã trúng khoảng 47 gói thầu ở nhiều địa phương khác nhau. Đáng chú ý, nhiều gói thầu do doanh nghiệp này trúng thầu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong đó nhiều công trình ở huyện Ea Kar thường có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp".

Hiệu quả từ ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Địa phương

Hiệu quả từ ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Nhằm hình thành vùng nguyên liệu chế biến, phục vụ xuất khẩu, thời gian qua, tỉnh Đồng Nai đặc biệt quan tâm, khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển những mô hình, điển hình tiêu biểu trong sáng chế chuyển giao công nghệ cũng như các ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp.

Động lực xây dựng nông thôn hiện đại
Trên đường phát triển

Động lực xây dựng nông thôn hiện đại

Việc thực hiện chuyển đổi số khu vực nông thôn là hành trình lâu dài để thay đổi tư duy, nhận thức của đội ngũ cán bộ cũng như người dân. Đồng thời, chuyển đổi số đi từ cơ sở không chỉ góp phần làm thay đổi bộ mặt địa phương mà còn có ý nghĩa lớn trong thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị.

Hoàn thiện dữ liệu số ngành nông nghiệp
Trên đường phát triển

Hoàn thiện dữ liệu số ngành nông nghiệp

Bám sát chủ trương của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai rất tích cực triển khai chuyển đổi số trong công tác quản lý, cụ thể thông qua nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành.