Quảng Ninh triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành ngân sách địa phương

Bài 1: Quản lý, điều hành linh hoạt, hiệu quả

Bảo đảm cân đối thu - chi ngân sách địa phương được tỉnh Quảng Ninh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra. Chính vì vậy, việc xây dựng các giải pháp và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) được địa phương hết sức quan tâm, chú trọng.

Triệt để phân cấp, phân quyền

Bằng những cơ chế điều hành linh hoạt; phân cấp, phân quyền triệt để, nguồn thu NSNN trên địa bàn tỉnh từ đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đến nay không ngừng được cải thiện và tăng theo từng năm. Đánh giá của địa phương cho thấy, nguồn lực từ ngân sách đã thực sự trở thành động lực quan trọng để tỉnh đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội trên địa bàn. Đặc biệt, là trong vài năm trở lại đây, khi Quảng Ninh liên tục thực hiện các chủ đề năm có liên quan đến tăng trưởng và nâng cao chất lượng cuộc sống, hạnh phúc của Nhân dân.

Bài 1: Quản lý, điều hành linh hoạt, hiệu quả -0
Bài 1: Quản lý, điều hành linh hoạt, hiệu quả -1
Tại Kỳ họp thứ 6 (diễn ra đầu tháng 12.2021), HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV đã thông qua Nghị quyết quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương; định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương thời kỳ ổn định ngân sách 2022 - 2025. Ảnh: Q.M.G 

Để bảo đảm chất lượng nguồn tăng thu hàng năm theo quy định của Trung ương, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng liên quan đến phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương; dự toán thu NSNN, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh và cơ chế biện pháp điều hành ngân sách hàng năm; kế hoạch tài chính – NSNN theo phân kỳ và cho cả giai đoạn 5 năm…

Đáng chú ý, các quyết sách từ cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương đều hướng đến nguyên tắc ngân sách tỉnh giữ vai trò chủ đạo từ các khoản thu tập trung, khoản thu được hình thành từ các dự án do tỉnh đầu tư để có nguồn lực giải quyết các nhiệm vụ trọng tâm, các yêu cầu cân đối lớn của tỉnh. Qua đó, tạo sự chủ động trong quản lý, điều hành ngân sách địa phương.

Một điểm nhấn khác trong công tác điều hành NSNN của Quảng Ninh là tỉnh đã thực hiện hiệu quả việc phân cấp, giao quyền cho cấp huyện khai thác tốt nguồn thu ngân sách của địa phương; chủ động nhiệm vụ thuộc thẩm quyền địa phương; bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên của cấp cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi trực tiếp thực hiện các chính sách của Nhà nước đến người dân.

Bài 1: Quản lý, điều hành linh hoạt, hiệu quả -0
Cùng với quyết nghị các nội dung liên quan đến nhiệm vụ thu - chi ngân sách, HĐND tỉnh Quảng Ninh cũng thường xuyên giám sát việc triển khai, tổ chức thực hiện các nghị quyết liên quan (Trong ảnh là quang cảnh cuộc giám sát của Thường trực HĐND tỉnh về thu ngân sách tại TP. Cẩm Phả ngày 3.5.2024). Ảnh: Quốc Thắng

Theo Sở Tài chính Quảng Ninh, trên cơ sở bám sát các mục tiêu nghị quyết HĐND tỉnh đã đề ra, ngay từ đầu các năm, ngành tài chính đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành các quyết định giao nhiệm vụ thu, chi cho các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách. Qua đó, tạo cơ sở để các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch điều hành phù hợp, trên tinh thần bảo đảm nguồn tăng thu, tiết kiệm chi, dành nguồn lực chi đầu tư phát triển và chi cho yếu tố con người.

Cùng với ngành Tài chính, Cục Thuế tỉnh, các cấp, ngành, đơn vị địa phương cũng thể hiện sự linh hoạt trong công tác quản lý, điều hành, cải cách hành chính. Sự vào cuộc quyết tâm, với những cách làm hiệu quả, tổng thu NSNN trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2023 vừa qua đã ghi nhận những kết quả hết sức tích cực. Tổng thu NSNN trong giai đoạn ước đạt 160.476 tỷ đồng; trong đó, thu nội địa ước đạt 122.109 tỷ đồng (chiếm 76,1% tổng thu), tăng bình quân khoảng 4,19%/năm và luôn nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước; thu xuất nhập khẩu ước đạt 38.367 tỷ đồng (chiếm 23,9% tổng thu, vượt chỉ tiêu Trung ương giao).

Siết chặt kỷ cương, kỷ luật ngân sách

Những kết quả đáng ghi nhận từ công tác quản lý, điều hành ngân sách đã góp phần quan trọng để Quảng Ninh đạt những thành tựu phát triển vượt trội trong thời gian qua. Đáng chú ý, trong năm 2023 - năm thứ hai của thời kỳ ổn định ngân sách 2022 - 2025 song lại có điều chỉnh thay đổi tỷ lệ (%) điều tiết 5 sắc thuế giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, đã tác động không nhỏ đến thu, chi ngân sách của tỉnh và số thu địa phương. Tuy nhiên, từ sự linh hoạt, hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành, hiệu quả thu - chi NSNN đã giúp Quảng Ninh vượt qua nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có. Trong đó, có những tác động cực đoan của biến đổi khí hậu; ngành than gặp nhiều khó khăn; giá vật tư, nguyên, nhiên liệu đầu vào tăng đã tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của Nhân dân.

Bài 1: Quản lý, điều hành linh hoạt, hiệu quả -0
Các lực lượng chức năng tại khu vực lối mở cầu phao tạm Km3+4 Hải Yên (TP. Móng Cái) bảo đảm thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu nhanh gọn. Ảnh: Song Hà

Bằng sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, Quảng Ninh đã tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, bao trùm, thực hiện tái cơ cấu kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, du lịch, đầu tư công… Quảng Ninh đã hoàn thành và vượt 12/12 chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm. Trong đó, nguồn lực từ NSNN đã góp phần hết sức quan trọng vào những thành tựu Quảng Ninh đã đạt được.

Nhìn lại công tác điều hành NSNN trong năm 2023 vừa qua, có thể thấy, Quảng Ninh đã tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác cơ cấu lại thu theo hướng bền vững; yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện thu có trách nhiệm tăng thu phần thuế, phí ở mức cao nhất theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.

Tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, như: Thành lập Tổ công tác đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh thu NSNN năm 2023; ban hành quy chế làm việc của Ban chỉ đạo tăng cường điều hành NSNN tỉnh và tổ chức họp Ban chỉ đạo điều hành thu, chi ngân sách hàng quý để đánh giá kết quả hoạt động, đề xuất những giải pháp để tổ chức, triển khai thực hiện; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các doanh nghiệp trọng điểm (than, điện, xi măng, xăng, dầu, vận tải...). Đồng thời, thường xuyên tổ chức họp đánh giá tiến độ thực hiện, đôn đốc các địa phương về đẩy nhanh tiến độ xây dựng giá đất và tổ chức đấu giá đất, chấn chỉnh hoạt động của Hội đồng thẩm định giá đất, nhằm bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu pháp lệnh của Trung ương giao.

Bài 1: Quản lý, điều hành linh hoạt, hiệu quả -0
Thời gian qua, ngành than có những đóng góp quan trọng đối với nhiệm vụ thu ngân sách của Quảng Ninh

Về chi ngân sách địa phương, năm 2023 tỉnh đã thực hiện chi 31.961 tỷ đồng; trong đó, chi đầu tư phát triển là 13.200 tỷ đồng; chi thường xuyên là 16.470 tỷ đồng. Theo Nghị quyết số 136/NQ-HĐND ngày 9.12.2022 của HĐND tỉnh, nguồn vốn chi đầu tư phát triển ngân sách tỉnh được phân bổ kế hoạch vốn cho 14 dự án hoàn thành, 50 dự án chuyển tiếp, 9 dự án khởi công mới, hỗ trợ các địa phương theo tiêu chí chấm điểm, hỗ trợ các địa phương thực hiện Chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội, bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo gắn với xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025, kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư.

Để đáp ứng được nhiệm vụ phát triển, công tác chi điều hành ngân sách địa phương được tỉnh triển khai theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch, phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, “lợi ích nhóm” ngay từ khâu xác định nhiệm vụ chi. Tỉnh cũng yêu cầu các địa phương cắt giảm các khoản chi không thật sự cần thiết, tiết kiệm triệt để chi thường xuyên, giảm tối đa kinh phí hội thảo, hội nghị, đi nghiên cứu trong nước và nước ngoài.

Bài 1: Quản lý, điều hành linh hoạt, hiệu quả -0
Bảm đảm cân đối thu - chi NSNN đã giúp Quảng Ninh có nguồn lực lớn đầu tư các dự án, công trình mang tính động lực. Ảnh: Đỗ Phương

Công tác giải ngân cũng đã gắn trách nhiệm của người đứng đầu và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi theo dự toán, bảo đảm đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Thường xuyên rà soát các khoản chi thường xuyên chưa phân khai, đã phân khai nhưng giải ngân chậm hoặc hết nhiệm vụ chi để tham mưu cắt giảm, điều chỉnh, bổ sung nguồn vốn chi đầu tư phát triển cho các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh.

Theo đánh giá của Sở Tài chính Quảng Ninh, trong năm 2023, công tác điều hành được tỉnh đổi mới, hoạt động hiệu lực hiệu quả, có những giải pháp phù hợp quyết liệt trong điều kiện giảm thu gần 1.500 tỷ đồng khi thực hiện các chính sách miễn, giảm, thuế phí của Trung ương đã góp phần bảo đảm nguồn lực để địa phương bảo đảm duy trì tăng trưởng theo đúng các kế hoạch đề ra và bảo đảm các chính sách an sinh trên địa bàn tỉnh.

Trên đường phát triển

Tăng cường duy trì vệ sinh môi trường, hướng tới phát triển bền vững
Trên đường phát triển

Tăng cường duy trì vệ sinh môi trường, hướng tới phát triển bền vững

Trong thời gian qua, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn vệ sinh môi trường, an toàn lao động trong thi công xây dựng, cũng như tăng cường công tác duy trì vệ sinh trên toàn địa bàn. Dù còn không ít khó khăn, bất cập, nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện cùng sự phối hợp của các đơn vị liên quan đã góp phần nâng cao chất lượng sống và cảnh quan đô thị, nông thôn.

Becamex IDC - 5 năm liên tiếp đứng đầu danh sách TOP 10 Công ty bất động sản Công nghiệp uy tín
Địa phương

Becamex IDC - 5 năm liên tiếp đứng đầu danh sách TOP 10 Công ty bất động sản Công nghiệp uy tín

Khẳng định bản lĩnh vững vàng với năng lực tài chính ổn định, vượt qua khó khăn, chủ động vươn lên đón nhận cơ hội mới – cơ hội bứt phá trong Kỷ nguyên vươn mình của đất nước, vừa qua Tổng Công ty Becamex IDC tiếp tục được vinh danh trong Top 10 Công ty bất động sản Công nghiệp uy tín năm 2025 do Vietnam Repor công bố. Đây là lần thứ 5 liên tiếp Becamex IDC đứng đầu danh sách Top 10 (2021, 2022, 2023, 2024 và 2025).

Ninh Thuận giữ nguyên tên gọi đơn vị hành chính cấp xã theo hình thức đánh số sau sắp xếp
Trên đường phát triển

Ninh Thuận giữ nguyên tên gọi đơn vị hành chính cấp xã theo hình thức đánh số sau sắp xếp

Thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chủ trương giữ nguyên tên gọi các đơn vị hành chính cấp xã sau khi sáp nhập, đồng thời áp dụng phương án đánh số thứ tự để phân biệt, đảm bảo thuận tiện trong công tác quản lý và ổn định đời sống nhân dân.

Thái Nguyên đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm
Trên đường phát triển

Thái Nguyên đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa các công trình, dự án trọng điểm, có quy mô lớn đang được triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đi vào hoạt động, từ ngày 21 - 23.4, lãnh đạo tỉnh đã đi kiểm tra Dự án sân golf Glory tại xã Thành Công (TP. Phổ Yên); Dự án khu nghỉ dưỡng Flamingo Majestic Islands Resort (tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc); Dự án sân golf Tân Thái (Đại Từ); Dự án đường Bắc Sơn kéo dài (TP. Thái Nguyên).

Bến Tre: Từ "Đồng khởi" trong kháng chiến đến "Đồng khởi mới" trong phát triển kinh tế xã hội
Địa phương

Bến Tre: Từ "Đồng khởi" trong kháng chiến đến "Đồng khởi mới" trong phát triển kinh tế xã hội

Sau 50 năm giải phóng, từ một vùng đất chịu nhiều đau thương của chiến tranh, Bến Tre đã vận dụng sáng tạo và phát huy truyền thống Đồng khởi năm xưa, bằng nhiều chủ trương, nghị quyết, chương trình hành động cách mạng. Nổi bật là phong trào thi đua “Đồng khởi mới” đã từng bước đưa tỉnh vươn lên mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.

Bí Thư Thành ủy Cần Thơ Đỗ Thanh Bình và Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trương Cảnh Tuyên trao bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát của thành phố
Địa phương

TP. Cần Thơ hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025

Sau hơn 8 tháng thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát theo lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, TP. Cần Thơ đã hoàn thành việc xây mới, sửa chữa 1.066 căn nhà. Chính quyền địa phương đã bàn giao nhà mới cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ người có công với cách mạng đưa vào sử dụng.

Triển khai phong trào ‘Bình dân học vụ số’ đến thôn, tổ dân phố tại Hà Nội
Trên đường phát triển

Triển khai phong trào ‘Bình dân học vụ số’ đến thôn, tổ dân phố tại Hà Nội

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong ký ban hành Kế hoạch số 05-KH/BCĐ57 của Ban Chỉ đạo Thành ủy về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số về triển khai phong trào "Bình dân học vụ số" trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Khánh Hòa sẵn sàng đón dòng khách lớn dịp lễ 30.4 - 1.5
Trên đường phát triển

Khánh Hòa sẵn sàng đón dòng khách lớn dịp lễ 30.4 - 1.5

Dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5 năm nay kéo dài 5 ngày, là thời điểm thuận lợi để người dân, du khách tổ chức các chuyến tham quan, nghỉ dưỡng, thưởng thức ẩm thực và tận hưởng không khí thư giãn sau thời gian làm việc. Đây cũng là cơ hội quan trọng để ngành du lịch Khánh Hòa đẩy mạnh kích cầu, thu hút du khách.

EVNSPC tiếp tục đóng điện thành công 6 công trình 110kV chào mừng 50 năm xây dựng và phát triển
Địa phương

EVNSPC tiếp tục đóng điện thành công 6 công trình 110kV chào mừng 50 năm xây dựng và phát triển

Hướng tới kỷ niệm 50 năm thành lập, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) vừa đóng điện, đưa vào vận hành thành công 6 công trình 110kV tại các tỉnh Kiên Giang, Bình Thuận, Tây Ninh, Bình Dương, Sóc Trăng và Cà Mau, góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội các địa phương.

Bình Dương - Hành trình từ “chiến địa” đến đầu tàu kinh tế
Địa phương

Bình Dương - Hành trình từ “chiến địa” đến đầu tàu kinh tế

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, Bình Dương đã vươn mình trở thành một trung tâm công nghiệp - đô thị hiện đại, đóng vai trò trụ cột trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ít ai ngờ rằng, vùng đất từng nghèo khó lại có thể “thay da đổi thịt” nhanh đến vậy, với những khu công nghiệp sầm uất, hạ tầng hiện đại và môi trường đầu tư hấp dẫn hàng đầu cả nước.

Thái Nguyên: Gần 100% cử tri đại diện hộ gia đình đồng thuận với phương án sắp xếp đơn vị hành chính và hợp nhất tỉnh
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Gần 100% cử tri đại diện hộ gia đình đồng thuận với phương án sắp xếp đơn vị hành chính và hợp nhất tỉnh

Tính đến 15h00 ngày 19.4, toàn tỉnh Thái Nguyên đã hoàn tất việc lấy ý kiến cử tri là đại diện hộ gia đình về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thái Nguyên và chủ trương hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, với tỷ lệ cử tri tham gia lấy ý kiến đạt 99,97%, tỷ lệ đồng thuận gần như tuyệt đối.