Bắc Giang: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều sớm Tân Yên

Năm 2024, tổng diện tích sản xuất vải thiều trên địa bàn huyện Tân Yên là hơn 1,4 nghìn ha (tăng gần 100 ha so với năm trước), sản lượng ước đạt 15,5 nghìn tấn. Trong đó diện tích vải thiều sớm là 1.250 ha, sản lượng ước đạt 15 nghìn tấn.

Sáng 27.5, UBND huyện Tân Yên (Bắc Giang) tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm vải thiều sớm năm 2024.

Huyện tiếp tục duy trì 900ha diện tích vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm; duy trì và mở rộng vùng sản xuất vải thiều đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP là 455ha. Thời gian thu hoạch bắt đầu từ ngày 22.5, dự kiến kéo dài đến ngày 20.6.2024.

Bắc Giang: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều sớm Tân Yên -0
Các đơn vị ký kết chương trình hợp tác xúc tiến tiêu thụ vải thiều huyện Tân Yên năm 2024. Ảnh: ITN

Thời gian qua, UBND huyện Tân Yên làm tốt công tác dự báo tình hình. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, đơn vị, chính quyền cơ sở quản lý, giám sát 27 mã vùng trồng vải thiều nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của các thị trường xuất khẩu. Đồng thời chuẩn hóa mẫu mã, bao bì, truy xuất nguồn gốc, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện phục vụ tiêu thụ vải thiều trên địa bàn.

UBND huyện phối hợp với Sở Công Thương, các đơn vị liên quan xây dựng phương án tiêu thụ trong và ngoài nước. Cùng đó gặp gỡ một số doanh nghiệp, tập đoàn, chuỗi siêu thị trong nước nắm tình hình thị trường; bàn giải pháp tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, thương nhân vào địa bàn thu mua vải thiều.

Dự kiến năm 2024, khoảng 7,8 nghìn tấn (chiếm 50,3% tổng sản lượng) vải thiều tiêu thụ tại thị trường nội địa; chủ yếu ở các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại tại các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Sản lượng xuất khẩu dự kiến hơn 7 nghìn tấn (chiếm 49,7% tổng sản lượng) chủ yếu sang thị trường: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU, Thái Lan, Campuchia, Hàn Quốc. Với sự chủ động trong kết nối, mời gọi các doanh nghiệp ký liên kết tiêu thụ, đến nay, đã có khoảng 10 doanh nghiệp, đơn vị có kế hoạch ký hợp đồng tiêu thụ vải xuất khẩu với người trồng vải huyện Tân Yên. 

Bắc Giang: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều sớm Tân Yên -0
Các đại biểu tham quan gian trưng bày vải thiều sớm huyện Tân Yên. Ảnh: ITN

Lãnh đạo UBND huyện Tân Yên mong muốn các bộ, ngành Trung ương; Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành tỉnh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và định hướng kết nối với các doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm để mở rộng thị trường tiêu thụ tiềm năng, quảng bá, giới thiệu vải thiều sớm Tân Yên và các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của huyện đến với người tiêu dùng. Đồng thời tích cực phối hợp với các đơn vị lữ hành, hộ gia đình ở vùng cây ăn quả, đặc biệt là vùng vải sớm xã Phúc Hòa cùng tham gia vào chuỗi phát triển du lịch của địa phương. Xây dựng các tour du lịch, tổ chức chương trình kích cầu, ưu đãi, quà tặng tri ân nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm vải thiều Tân Yên, giúp du khách có những trải nghiệm ý nghĩa.

Tại chương trình, các đại biểu đánh giá cao ưu điểm của vải thiều Tân Yên như: Thời gian thu hoạch sớm, quả vải vị ngọt thanh phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng ở nhiều nơi trên thế giới..

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang Lâm Thị Hương Thành cho biết, tỉnh Bắc Giang hiện đang duy trì và kiểm soát chặt chẽ 223 mã vùng trồng vải thiều phục vụ xuất khẩu với diện tích hơn 17,1 nghìn ha, 39 cơ sở đóng gói quả vải thiều tươi xuất khẩu. Dự báo sản lượng vải thiều toàn tỉnh năm 2024 là 100 nghìn tấn. Vải thiều Bắc Giang đã đến với các thị trường ở hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó nhiều thị trường có yêu cầu khắt khe về chỉ tiêu chất lượng sản phẩm.

Bắc Giang: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều sớm Tân Yên -0
Những chuyến xe khởi hành đưa vải thiều sớm đến các thị trường tiêu thụ. Ảnh: ITN

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND huyện Tân Yên tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn bà con thâm canh diện tích vải để giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt. Thực hiện đúng quy trình sản xuất, quản lý, bảo đảm chất lượng tốt nhất và an toàn từ khâu sản xuất, thu hái, lưu thông, tiêu thụ. Ứng dụng công nghệ, tem truy xuất nguồn gốc; quản lý mã số vùng trồng và mã cơ sở đóng gói đúng quy chuẩn để xuất khẩu sang các thị trường, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Chủ động kết nối, xúc tiến tiêu thụ, đa dạng hóa thị trường trên kênh truyền thống và các sàn thương mại điện tử. Khuyến khích người dân tham gia tiêu thụ trên nền tảng online, mạng xã hội. Chuẩn bị các điều kiện, tạo thuận lợi nhất cho người trồng vải, doanh nghiệp, thương nhân trong và ngoài nước trong công tác thu hoạch, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu vải thiều. Gắn việc quảng bá các sản phẩm chủ lực của huyện như vùng vải, ổi lê, vú sữa, sâm núi Dành với du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh trên địa bàn huyện và vùng lân cận. Tăng cường quảng bá, giới thiệu để nhiều người dân trong và ngoài tỉnh cũng như du khách nước ngoài đến tham quan, du lịch…

Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dồn lực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dồn lực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đầu tư. Kết quả, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với cùng kỳ.

Chế biến sâu làm tăng giá trị nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Địa phương

Chế biến sâu để nâng cao giá trị nông sản

Năng suất, chất lượng và giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng, góp phần quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa. Đó là kết quả của ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến sản phẩm nông sản đang được các địa phương chú trọng. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản trong câu chuyện công nghệ mà Việt Nam cần vượt qua để giúp nâng cao giá trị nông sản.

Đưa Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh – hiện đại, xứng tầm vị thế
Trên đường phát triển

Đưa Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh – hiện đại, xứng tầm vị thế

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà, chuyển đổi xanh cùng với chuyển đổi số đang là xu hướng diễn ra trên toàn cầu và ở Việt Nam. Chuyển đổi xanh là quá trình xây dựng nền kinh tế trong đó mức phát thải từ thấp đến rất thấp, đạt được thông qua việc phát triển văn minh, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển
Địa phương

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển

Xác định Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS.

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
Trên đường phát triển

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, 29/30 quận, huyện, thị xã của TP. Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 6 sản phẩm đạt 5 sao, 12 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, 1.485 sản phẩm đạt 4 sao và 1.266 sản phẩm đạt 3 sao. Dù trở thành đầu tàu trong thực hiện chương trình OCOP, song việc tiêu thụ các sản phẩm vẫn còn những khó khăn nhất định. Do đó, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp để sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu và Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ Phạm Văn Hiểu trao hoa chúc mừng các tân Thành ủy viên
Trên đường phát triển

4 nhân sự mới được chỉ định vào Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Cần Thơ

Ngày 26.9, Thành ủy TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố sơ kết công tác 9 tháng và triển khai chương trình công tác Quý 4. 2024. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Cần Thơ đã trao quyết định chỉ định 4 nhân sự tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố.

Hỗ trợ téc nước cho người dân tại xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông
Trên đường phát triển

Bắc Kạn kịp thời tháo gỡ khó khăn trong thực hiện chính sách dân tộc - miền núi

Với hơn 88% số dân là người dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, tỉnh Bắc Kạn luôn tiên phong, sáng tạo, nỗ lực thực hiện hiệu quả công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS. Nhằm nâng hiệu quả việc thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ liên quan đến công tác dân tộc. Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác tổ chức thực hiện để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Hà Nội: Dự kiến có thêm 16 quận giai đoạn từ nay đến năm 2035
Trên đường phát triển

Hà Nội: Dự kiến có thêm 16 quận giai đoạn từ nay đến năm 2035

Hà Nội hiện đang triển khai song song lập, thẩm định, trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065… nhằm cụ thể hóa, tập hợp các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển đô thị của từng giai đoạn theo quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị.

Nông thôn mới đã mang lại cuộc sống sung túc cho người dân xã Đại An, Trà Cú.
Trên đường phát triển

Bài cuối: Xây dựng nông thôn mới bền vững

Trà Vinh đã và đang phát huy sức mạnh đại đoàn kết; vận dụng mọi nguồn lực để giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhằm đưa mục tiêu "Tỉnh nông thôn mới" về đích trước năm 2025... Trên hành trình đó, Chỉ thị số 40/CT-TW đã mang đến bước đột phá mới cho cấp ủy chính quyền và là trụ đỡ chính sách quan trọng cho đồng bào các dân tộc trong địa bàn vươn lên.

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức để giảm thiểu tình trạng tảo hôn
Địa phương

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức để giảm thiểu tình trạng tảo hôn

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024”, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn sẽ tổ chức lớp tập huấn kiến thức pháp luật; kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan đến hôn nhân, dân số, gia đình thuộc Tiểu Dự án 2, Dự án 9.

TP. Hồ Chí Minh: Lên kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa đến năm 2030
Trên đường phát triển

TP. Hồ Chí Minh: Lên kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa đến năm 2030

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án "Phát triển ngành công nghiệp văn hóa TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030" giai đoạn 2024-2025. Đây là bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các ngành công nghiệp văn hóa, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội của thành phố.