10 sự kiện tiêu biểu của Thủ Đô Hà Nội năm 2023

1. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị; tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm giải quyết công việc; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị Thành phố tiếp tục có nhiều đổi mới và đạt được những kết quả nổi bật, trong đó: Phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới phương thức lãnh đạo theo hướng khoa học, dân chủ, bám sát yêu cầu thực tiễn với tinh thần “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ; quyết liệt, khẩn trương, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện nhiệm vụ với phương châm “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ kết quả”; nêu cao tinh thần gương mẫu, trách nhiệm người đứng đầu; lấy chất lượng công việc và sự hài lòng của người dân là “thước đo” để đánh giá năng lực của cán bộ, đảng viên, của cấp ủy, chính quyền.

Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành và chỉ đạo triển khai, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7.8.2023 về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội”, qua đó thể hiện quyết tâm tạo chuyển biến căn bản từ nhận thức đến hành động của mỗi cấp ủy Đảng, chính quyền, từng cán bộ, đảng viên. Tập trung rà soát, tinh gọn tổ chức, bộ máy, đồng thời thực hiện tốt công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ nguồn, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Công tác kết nạp, quản lý đảng viên, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ có nhiều chuyển biến tích cực.

Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng, quyết liệt chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, tác nghiệp, ứng dụng số hóa trong nghiên cứu, học tập nghị quyết, triển khai hiệu quả 02 phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” và “Điều hành tác nghiệp quản lý đảng viên”, được cán bộ, đảng viên và các tổ chức Đảng đánh giá cao.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp; công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được tập trung chỉ đạo và đạt được những kết quả tích cực. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ngày càng được phát huy theo hướng thiết thực, hiệu quả, gắn với cơ sở, tích cực trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

2. Cải cách hành chính được đẩy mạnh; kỷ luật, kỷ cương hành chính, phân cấp, ủy quyền được tăng cường

Hà Nội tích cực trong thực hiện phân cấp, ủy quyền, qua đó góp phần nâng cao chỉ số cải cách hành chính PAR-Index (tăng 07 bậc). Sau 1 năm triển khai thực hiện Đề án phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền, về cơ bản, việc thực hiện phân cấp, ủy quyền trong các ngành, lĩnh vực bảo đảm nền nếp, vận hành thông suốt; tiếp tục sắp xếp tổ chức, bộ máy, thí điểm thành lập các đơn vị dịch vụ công; rà soát, bổ sung lại chức năng của các sở, ngành, cơ quan chuyên môn; đẩy mạnh xây dựng đơn giá định mức các dịch vụ công: y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa - xã hội, vệ sinh môi trường… từ đó góp phần tạo quyền chủ động cho chính quyền quận, huyện, thị xã, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giải phóng hiệu quả nguồn lực cho các địa phương, đơn vị.

3. Kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá - cao hơn mức bình quân chung cả nước; các chính sách an sinh - xã hội được bảo đảm

Vượt qua những khó khăn, thách thức của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, Thành phố đã thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; tích cực tháo gỡ vướng mắc cho các dự án chậm triển khai; kinh tế Thủ đô đạt được những kết quả khá toàn diện và tích cực: GRDP đạt 6,27% (cao hơn mức bình quân chung cả nước); thu ngân sách trên địa bàn đạt 405.252 tỷ đồng (đạt 114,8% dự toán, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2022)… Những thành tựu, kết quả của Hà Nội góp phần cùng cả nước thực hiện được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thành phố luôn quan tâm thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là người có công với cách mạng. Công tác giảm nghèo đạt kết quả tích cực, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được bảo đảm. Chính sách bảo hiểm được duy trì thực hiện tốt. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,5%.

4. Phối hợp với các cơ quan trung ương hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) - giải pháp cấp thiết để xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành Thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ triển khai các đề án, kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5.5.2022 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 16-CTr/TU của Thành ủy về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, năm 2023, Thành phố tập trung cho công tác đánh giá kết quả thi hành Luật Thủ đô năm 2012 - nghiên cứu, đề xuất chính sách, lập hồ sơ đề nghị và tham gia xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến vào ngày 10.11.2023. Quá trình xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan chuẩn bị công phu, nghiêm túc, chất lượng.

Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi được Quốc hội thông qua sẽ tạo ra những cơ chế, chính sách vượt trội để Hà Nội phát huy lợi thế, phát triển nhanh và bền vững với tầm vóc và vị thế mới, xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế; sớm trở thành đô thị thông minh, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, văn hiến, văn minh, hiện đại, có sức lan tỏa để thúc đẩy, tạo động lực, lan tỏa để vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ cùng phát triển.

5. Đẩy nhanh tiến độ một số dự án, công trình giao thông trọng điểm; khởi công Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội sớm hơn dự kiến

Hà Nội huy động nguồn lực để sớm hoàn thành các dự án, công trình giao thông trọng điểm như: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 và cầu vượt nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch; khởi công Dự án tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ và đường Vành đai 3... Đặc biệt, Thành phố tập trung đẩy nhanh triển khai các thủ tục đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng để khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô vào ngày 25.6.2023. Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng đạt hơn 96%. Các nhà thầu đã triển khai thi công các gói thầu bảo đảm theo tiến độ đề ra. Việc sớm hoàn thành Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô sẽ mở rộng không gian và khai thác thêm nhiều nguồn lực để Thủ đô và Vùng đồng bằng sông Hồng phát triển.

6. Sự nghiệp phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được quan tâm, đẩy mạnh, trở thành nguồn lực mới cho phát triển bền vững Thủ đô; khơi dậy tinh thần “Thành phố sáng tạo”

Quan điểm đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức và hành động thiết thực, sáng tạo, hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh tiếp tục được nâng lên rõ rệt, thúc đẩy tư duy hành động của cấp ủy và hệ thống chính trị các cấp, lan tỏa rộng rãi tới quần chúng nhân dân, thu hút sự quan tâm, đồng hành của toàn xã hội. Những thay đổi tích cực về cơ chế, chính sách trong đầu tư xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nhân văn, sáng tạo; tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa; cải thiện chế độ đãi ngộ, hỗ trợ đối với nghệ sỹ, nghệ nhân… chính là những quyết sách quan trọng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển sự nghiệp văn hóa, xây dựng con người Thủ đô trong thời kỳ mới.

Đặc biệt, việc thực hiện Nghị quyết về phát triển công nghiệp văn hóa với tầm nhìn đến năm 2045 đã có chuyển động tích cực, đạt những kết quả đáng ghi nhận, nổi bật là các ngành: Du lịch văn hóa; thủ công mỹ nghệ; nghệ thuật biểu diễn;… và tổ chức thành công nhiều sự kiện, lễ hội văn hóa nghệ thuật tầm cỡ khu vực và quốc tế, điểm nhấn ấn tượng là Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Dòng chảy” mang thông điệp kết nối, tôn vinh các giá trị văn hóa, với nhiều hoạt động văn hóa, sáng tạo, tạo nên bản sắc riêng của Hà Nội - đó là lưu giữ truyền thống, định hình hiện tại và hướng tới tương lai. Qua đó, thúc đẩy tài nguyên văn hóa, con người Hà Nội thực sự trở thành nguồn lực mới quan trọng, khơi dậy và lan tỏa tình yêu Hà Nội, tinh thần xây dựng “Thành phố sáng tạo”, khát vọng vươn lên của mỗi cán bộ, đảng viên, người dân trong thực hiện “mục tiêu kép” vừa gìn giữ, phát huy giá trị văn hiến nghìn năm, vừa đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phồn vinh, hạnh phúc và bền vững của Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại.

7. Đẩy mạnh phong trào xây dựng xã hội học tập; tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, dẫn đầu cả nước trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế

Ngày 16.11.2023, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TU về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Thủ đô Hà Nội phấn đấu gia nhập vào mạng lưới “Thành phố học tập” của UNESCO trong thời gian sớm nhất.

Năm 2023, toàn ngành giáo dục đã tập trung đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá; chất lượng dạy học ngày càng được nâng lên và luôn dẫn đầu cả nước về tỷ lệ học sinh khá, giỏi và tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm tốt. Điểm bình quân các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT toàn Thành phố tăng. Đặc biệt, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông chung của toàn Thành phố đạt 99,56%, tăng 11 bậc so với năm 2022 - là kết quả cao nhất trong 10 năm qua. Hà Nội còn là địa phương có nhiều điểm 10 thi tốt nghiệp trung học phổ thông nhất cả nước với 1.232 điểm 10, tăng 3,35 lần so với năm 2022. Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia toàn Thành phố là 74,2%; phấn đấu đạt tỷ lệ 80 - 85% trường chuẩn quốc gia vào năm 2025; đang triển khai công tác xây dựng 7 trường liên cấp tiên tiến, hiện đại có diện tích 5ha trở lên trên địa bàn Thành phố.

Năm học 2022-2023, học sinh Thành phố đoạt 141 giải thưởng trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, 12 học sinh đoạt giải trong các kỳ thi cấp quốc tế. Đáng chú ý, trong năm qua, đã có 92 học sinh được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng. Ngành giáo dục Thành phố cũng có chiến lược đào tạo mũi nhọn và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước phát triển trên thế giới.

8. Hà Nội hoàn thành trước 1 năm mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới

Hà Nội luôn xác định Chương trình xây dựng nông thôn mới có tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn. Phát huy những kết quả đạt được, Hà Nội đẩy mạnh thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (Khóa XVII) đặt mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào năm 2025. Đến nay, tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của thành phố Hà Nội đạt được nhiều kết quả khả quan, đồng thời nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu đề ra.

Hà Nội là một trong những địa phương có số lượng lớn đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Với sự quan tâm, tập trung chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực, tính đến ngày 5.12.2023, 100% huyện, thị xã của Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và hoàn thành trước 1 năm mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới. Đến nay, 382/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 183 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 68 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Bốn huyện Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.

9. Lần thứ hai liên tiếp Hà Nội nhận giải thưởng “Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu thế giới cho kỳ nghỉ ngắn ngày năm 2023

Với sự tập trung chỉ đạo của Thành phố, năm 2023, ngành du lịch Hà Nội đạt được những giải thưởng rất quan trọng: Điểm đến du lịch hàng đầu châu Á; Điểm đến thành phố golf tốt nhất thế giới; Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á cho kỳ nghỉ ngắn ngày; Hà Nội có đại diện nhà hàng được gắn sao Michelin - Giải thưởng danh giá trong ngành ẩm thực thế giới; Sở Du lịch thành phố Hà Nội được trao tặng danh hiệu “Cơ quan quản lý du lịch Thành phố hàng đầu châu Á”... Từ đó, Hà Nội tiếp tục trở thành “Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu thế giới cho kỳ nghỉ ngắn ngày năm 2023”.

 Tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội trong năm 2023 đạt 24 triệu lượt (tăng 27% so với năm 2022), trong đó: 4 triệu lượt khách quốc tế (tăng 138,1% so với năm 2022) và 20 triệu lượt khách nội địa (tăng 16% so với năm 2022); tổng thu từ khách du lịch ước đạt 85,7 nghìn tỷ đồng (tăng 43% so với năm 2022).

10. Công tác quốc phòng, an ninh và đối ngoại được tăng cường; Hà Nội tiếp tục là “Điểm đến bình yên, hấp dẫn và thân thiện

Công tác quốc phòng, an ninh tiếp tục được củng cố, tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; bảo đảm an toàn tuyệt đối các hoạt động kỷ niệm, các ngày lễ quan trọng của Thủ đô và đất nước, các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các mục tiêu và địa bàn trọng điểm và gần 2.000 sự kiện chính trị, ngoại giao quan trọng diễn ra trên địa bàn Thủ đô góp phần vào thành công nổi bật của đối ngoại Việt Nam năm 2023. Thành phố chỉ đạo tổ chức thành công diễn tập khu vực phòng thủ cho các quận, huyện, sở, cụm phía Tây Nam và cụm phía Đông Thành phố. Hình ảnh Thủ đô bình yên, thân thiện ngày càng in đậm trong lòng bạn bè quốc tế.

Năm 2023, Hà Nội đón tiếp gần 90 đoàn khách quốc tế đến làm việc, trao đổi về hoạt động, dự án hợp tác với Thành phố trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, Hà Nội đã tổ chức thành công Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Cộng hòa Pháp lần thứ 12 có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với sự tham dự của gần 1.000 đại biểu trong và ngoài nước đến từ 50 địa phương của Việt Nam và 12 địa phương của Cộng hòa Pháp, cùng nhiều tổ chức quốc tế. Việc Hà Nội phát huy tốt vai trò đăng cai tổ chức hội nghị, có ý nghĩa quan trọng không chỉ với công tác đối ngoại của Thủ đô mà còn góp phần thúc đẩy quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam - Cộng hòa Pháp; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam với quốc tế.

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng kiểm tra tiến độ thi công dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh giai đoạn 1 (TP Móng Cái)
Trên đường phát triển

Quảng Ninh gỡ khó cho các dự án trọng điểm ngoài ngân sách

Tỉnh Quảng Ninh hiện đang triển khai các biện pháp tích cực để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhiều dự án trọng điểm ngoài ngân sách nhằm thu hút nhiều nguồn lực đầu tư ngoài xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Mục tiêu của tỉnh là sớm đưa các dự án này vào triển khai xây dựng, tạo ra những dư địa phát triển mới.

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng
Trên đường phát triển

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng

Nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư ngày càng gay gắt, tỉnh Nam Định đã và đang chủ động đầu tư hạ tầng năng lượng hiện đại. Với tầm nhìn chiến lược và khát vọng đổi mới, địa phương đặt mục tiêu bảo đảm nguồn điện ổn định, bền vững - yếu tố then chốt để thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.