"TỰ HÀO HÀNG VIỆT NAM" "TINH HOA HÀNG VIỆT NAM"

“Sầu riêng Cư M’gar” - nhãn hiệu sầu riêng tập thể của Đắk Lắk vừa được công bố

Sau nhãn hiệu sầu riêng Krông Pắk, hiện có thêm một chứng nhận nhãn hiệu sầu riêng cho Đắk Lắk với hàng nghìn ha và 37 mã vùng trồng.

Để bảo đảm quyền lợi và tăng hiệu quả, giá trị cho người sản xuất, kinh doanh sầu riêng trên địa bàn huyện, UBND huyện đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Sầu riêng Cư M’gar” và đã được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Chứng nhận.

Việc xây dựng thương hiệu sầu riêng gắn với địa danh của huyện là việc làm thiết thực, tạo điều kiện để giúp các doanh nghiệp, người nông dân có cơ hội tiếp cận với các đối tác khách hàng trong và ngoài nước. Nhãn hiệu tập thể “Sầu riêng Cư M’gar” sẽ là cơ sở giúp cho người trồng sầu riêng yên tâm lao động sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm được khách hàng tin tưởng sử dụng, tạo thêm uy tín đối với sản phẩm Sầu riêng Cư M’gar mang lại nguồn lợi có giá trị về kinh tế đối với người trồng sầu riêng.

Đăk Lăk xây dựng thương hiệu “Sầu riêng Cư M’gar” -0
Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có thêm chứng nhận nhãn hiệu sầu riêng cho Đắk Lắk. Ảnh: ITN

Theo đó, hiện nay toàn huyện Cư M'gar có khoảng 4.100ha trồng sầu riêng, trong đó có khoảng 1.000ha đã cho thu hoạch, phần lớn trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP.

Mùa sầu riêng năm nay, sản lượng toàn huyện đạt khoảng 20.000 tấn, giá mua tại vườn từ 70.000 đến 90.000 đồng/kg, nên nông dân vô cùng phấn khởi. 

Với giấy chứng nhận cho sầu riêng Cư M'gar thì cơ hội quảng bá, mở rộng thị trường tốt hơn.

Huyện Cư M'gar hiện có 13 doanh nghiệp liên kết sản xuất, tư vấn kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm với các hợp tác xã, tổ hợp tác và xây dựng được 37 mã số vùng trồng sầu riêng với trên 831ha.

Để nhãn hiệu sầu riêng Cư M'gar đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước, huyện Cư M'gar đang đẩy mạnh công tác thông tin nhằm quảng bá thương hiệu, phát triển nhãn hiệu. 

Huyện cũng sẽ tổ chức kiểm tra, giám sát việc sử dụng nhãn hiệu sầu riêng, tránh gian lận thương mại. Đồng thời, xây dựng kế hoạch dài hạn để phát triển nhãn hiệu sầu riêng Cư M'gar. Mục tiêu hướng tới của sầu riêng Cư M'gar là phát triển bền vững, xuất khẩu chính ngạch đến nhiều thị trường khó tính.

Theo Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk, việc cấp chứng nhận nhãn hiệu sầu riêng Cư M'gar cũng là cơ hội để tỉnh Đăk Lăk quảng bá, mở rộng thị trường cho sầu riêng địa phương. Đây là thương hiệu sầu riêng thứ hai của tỉnh được chứng nhận, sau thương hiệu sầu riêng Krông Pắk.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk, tổng diện tích sầu riêng năm 2022 của tỉnh là gần 22.500ha, sản lượng đạt 188.000 tấn. Đắk Lắk phấn đấu đến năm 2025, diện tích sầu riêng ổn định trên 22.000ha, sản lượng trên 225.000 tấn. Địa phương tiếp tục mở rộng và duy trì diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn, cấp mã số vùng trồng đạt trên 20% diện tích.

Trên đường phát triển

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm

Năm 2025 được xác định là năm có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 67 để đánh giá toàn diện tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm cho quý II. Với tinh thần "Kỷ luật và Đồng tâm", toàn hệ thống chính trị tỉnh đang nỗ lực cao nhất để tạo ra những đột phá, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường
Địa phương

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường

Chiều 3.4, tại hội nghị giao ban quý I.2025 giữa Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội với các quận, huyện, thị xã, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh đã báo cáo Dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố xin ý kiến các đại biểu.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.