Trẻ em và học sinh là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên môi trường mạng

Trẻ em và học sinh là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên môi trường mạng

Trẻ em và học sinh là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, cần được trang bị kiến thức và kỹ năng để tự bảo vệ mình trên môi trường mạng. Đồng thời, trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội là cùng nhau xây dựng một môi trường mạng an toàn, lành mạnh, giúp trẻ em phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Ngày 26.11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an tổ chức Hội nghị “Tập huấn bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” trong toàn quốc. Hội nghị được thực hiện theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, kết nối tới hơn 800 điểm cầu trên cả nước.

Tham dự hội nghị có lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GD-ĐT, đại diện Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an; cùng đại diện các Sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục và hơn 8.000 cán bộ, giáo viên trên toàn quốc.

z607084754696957497d80f744a9845f4967c8f1f4f512.jpg
Quang cảnh Hội nghị

Chương trình tập huấn dành cho đội ngũ lãnh đạo, cán bộ và giáo viên phụ trách công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của an toàn thông tin trong giáo dục. Nội dung tập huấn tập trung vào việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo mật thông tin nhà trường, đồng thời tạo môi trường học tập và vui chơi an toàn cho trẻ em và học sinh.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Xuân An Việt nhấn mạnh, trong thời đại công nghệ 4.0, môi trường mạng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, đặc biệt với các em học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn mà công nghệ mang lại, môi trường mạng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như tiếp cận thông tin độc hại, lạm dụng dữ liệu cá nhân, hay các hành vi xâm phạm quyền trẻ em như bắt nạt, lừa đảo, và nguy cơ nghiện mạng.

Ông Nguyễn Xuân An Việt cho rằng, trẻ em và học sinh là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, cần được trang bị kiến thức và kỹ năng để tự bảo vệ mình trên môi trường mạng. Đồng thời, trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội là cùng nhau xây dựng một môi trường mạng an toàn, lành mạnh, giúp trẻ em phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

z6070847674459674b71bf67a7641399eb0bdb14a022b3.jpg
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên Nguyễn Xuân An Việt phát biểu tại hội nghị

Hội nghị nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên - những người chịu trách nhiệm bảo vệ trẻ em nói chung, đặc biệt là trong môi trường mạng. Cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết để cán bộ quản lý và giáo viên có thể hướng dẫn, bảo vệ trẻ em khỏi các nguy cơ từ không gian mạng. Đồng thời, cũng thúc đẩy sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc đảm bảo an toàn mạng cho trẻ em.

“Qua buổi tập huấn này, mong rằng các thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục sẽ hiểu rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình, đồng thời áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế. Các thầy cô chính là những người trực tiếp định hướng và dẫn dắt thế hệ trẻ, giúp các em tự tin hội nhập vào thế giới số nhưng vẫn giữ vững giá trị nhân văn và đạo đức", ông Nguyễn Xuân An Việt chia sẻ.

Tại hội nghị, đại diện Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an Đào Mạnh Tú đã báo cáo chuyên đề "bảo vệ trẻ em trên không gian mạng: Nhận diện nguy cơ và biện pháp phòng ngừa".

z6070847558085021de8229577e0a789dad933aa1c42b3.jpg
Thiếu tá Đào Mạnh Tú, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an báo cáo tại Hội nghị

Thiếu tá Đào Mạnh Tú cho biết, tình trạng an toàn mạng đối với trẻ em tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp. Các em tiếp cận Internet từ rất nhỏ, nhưng chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để nhận diện và phòng tránh những rủi ro tiềm ẩn trên không gian mạng. Điều này dẫn đến việc trẻ em trở thành đối tượng dễ bị tổn thương, thậm chí trở thành nạn nhân của các loại tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật trực tuyến.

Hiện tại, sự gia tăng của những nội dung không phù hợp và thông tin độc hại trên mạng là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất. Do còn thiếu kinh nghiệm và khả năng phân tích, trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi các nội dung tiêu cực này, gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến tư duy và tâm lý. Những tác động đó có thể kéo dài, ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của các em trong tương lai.

z6070847672409300d264613af391ef0d9ce7db2a37f32.jpg
TS Lê Hoàn, Giảng viên Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Điện lực trao đổi tại Hội nghị

Trình bày chuyên đề “Giải pháp nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng trong lĩnh vực giáo dục”, Giảng viên Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Điện lực, TS Lê Hoàn cho rằng, bên cạnh việc giảng dạy kiến thức chuyên môn, các cơ sở giáo dục cần ưu tiên xây dựng những chương trình bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, xem đây là một phần quan trọng trong sứ mệnh giáo dục toàn diện. Nhà trường nên chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn để tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo và hoạt động tuyên truyền nhằm trang bị cho học sinh, giáo viên, và phụ huynh những kiến thức cần thiết về an toàn mạng.

Mục tiêu của các chương trình này không chỉ dừng lại ở việc nâng cao nhận thức về các nguy cơ trên không gian mạng, mà còn hướng tới việc xây dựng kỹ năng thực tiễn giúp trẻ em tự bảo vệ mình, đồng thời định hướng thói quen sử dụng công nghệ một cách lành mạnh và sáng tạo.

TS Lê Hoàn nhấn mạnh, trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng sâu rộng, giáo dục không chỉ tập trung vào kiến thức chuyên ngành mà còn cần tạo dựng một môi trường mạng an toàn, đóng góp vào sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và đạo đức cho thế hệ trẻ.

Giáo dục

 Việt Nam - Bulgaria mở rộng hợp tác giáo dục
Giáo dục

Việt Nam - Bulgaria mở rộng hợp tác giáo dục

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân tới Việt Nam, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học Bulgaria Galin Tsokov đã thay mặt Chính phủ hai nước ký kết Thỏa thuận hợp tác về giáo dục giai đoạn 2025-2028.

Hơn 500 tân khoa Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn tự tin chinh phục tương lai
Giáo dục

Hơn 500 tân khoa Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn tự tin chinh phục tương lai

Ngày 24.11, Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn (Thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) long trọng tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho hơn 500 sinh viên khóa 15. Buổi lễ là sự vinh danh cho quá trình nỗ lực, học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ, vượt qua khó khăn để đạt được thành quả xứng đáng của các tân khoa.

Trường tiểu học hơn 10 năm "vật vã" xin chuyển từ dân lập sang tư thục nhưng chưa được
Giáo dục

Trường tiểu học hơn 10 năm "vật vã" xin chuyển từ dân lập sang tư thục nhưng chưa được

Hơn 10 năm qua, Trường Tiểu học dân lập (THDL) Nguyễn Bỉnh Khiêm đã 3 lần nộp hồ sơ xin được chuyển đổi loại hình trường học sang trường tư thục để phù hợp với đối tượng điều chỉnh của Luật Giáo dục hiện nay và quy định của pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được … chấp thuận do vướng quy trình thủ tục.

Xét tuyển đại học 2025: Thang điểm chung có khắc phục được bất hợp lý giữa các phương thức xét tuyển?
Giáo dục

Xét tuyển đại học 2025: Thang điểm chung có khắc phục được bất hợp lý giữa các phương thức xét tuyển?

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho biết, các quy định sửa đổi trong Quy chế tuyển sinh năm 2025 để không còn tình trạng chênh lệch điểm trúng tuyển bất hợp lý giữa các tổ hợp xét tuyển, giữa các phương thức xét tuyển mà không có căn cứ giải thích.

Nhiều trường học ở Việt Nam đặt nặng kiến thức chuyên môn, xem nhẹ giáo dục cảm xúc
Giáo dục

Nhiều trường học ở Việt Nam đặt nặng kiến thức chuyên môn, xem nhẹ giáo dục cảm xúc

PGS.TS Ngô Tuyết Mai nhìn nhận, thực tế, nhiều trường học ở Việt Nam vẫn chú trọng nhiều đến việc giáo dục trí tuệ hơn là giáo dục cảm xúc, đặt nặng việc giáo viên truyền đạt kiến thức chuyên môn, học sinh tiếp thu kiến thức, phát triển trí thông minh (IQ) và đạt điểm số cao; trong khi lại xem nhẹ trí thông minh cảm xúc xã hội và các kỹ năng mềm cơ bản cần thiết cho việc theo đuổi hạnh phúc bền vững của học sinh.

Hệ thống Trường Liên cấp Newton kỷ niệm 15 năm thành lập: Hành trình tiên phong đổi mới
Giáo dục

Hệ thống Trường Liên cấp Newton kỷ niệm 15 năm thành lập: Hành trình tiên phong đổi mới

Hệ thống Trường liên cấp Newton (thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) vừa tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập với chủ đề “Hành trình 15 năm – Tiên phong đổi mới”. Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng, không chỉ ghi nhận hành trình phát triển vượt bậc của nhà trường mà còn khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực giáo dục tư nhân Việt Nam.

Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước luôn trong tình trạng quá tải
Giáo dục

Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước luôn trong tình trạng quá tải

Từ số liệu kết quả kiểm định chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục cho thấy, dù có đến 7 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước, hơn 10 tổ chức kiểm định nước ngoài, nhưng các trung tâm trong nước đang trong tình trạng quá tải. Lý do, nguồn lực kiểm định viên chưa phát triển theo yêu cầu thực tế, thiếu về số lượng theo từng nhóm, khối ngành và hạn chế về kinh nghiệm.

EQuest ba năm liên tiếp nhận giải thưởng ESG vì nỗ lực thu hẹp khoảng cách giáo dục vùng miền
Giáo dục

EQuest ba năm liên tiếp nhận giải thưởng ESG vì nỗ lực thu hẹp khoảng cách giáo dục vùng miền

Tập đoàn Giáo dục EQuest vừa được Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Vietnam) vinh danh tại lễ trao giải ESG Impact Showcase năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp EQuest được ghi nhận vì những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy các sáng kiến ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị). 

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh thực hiện quốc tế hóa giáo dục
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh thực hiện quốc tế hóa giáo dục

Theo Chỉ thị của UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường công tác xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng gắn với nhu cầu và thực tiễn của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực trình độ quốc tế.

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc
Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc

Tại hội thảo Hạnh phúc trong giáo dục 2024 tổ chức trong hai ngày 23 - 24.11, Anh hùng Lao động Thái Hương bày tỏ mong muốn có sự thấu hiểu và vào cuộc của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng cho sự nghiệp trồng người nhằm mang lại hạnh phúc đích thực cho con trẻ trong hành trình học tập.