Trao tặng bằng khen cho 60 nhà giáo tiêu biểu chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”

Ngày 14.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức gặp mặt các nhà giáo tham gia chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” và nhà giáo tiêu biểu cấp trung ương lần thứ IV, năm 2024.

466968973-975835551256444-3552101569001491534-n.jpg
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Kim Chi và các thầy, cô giáo tiêu biểu

Bày tỏ niềm vui được gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến các thầy giáo, cô giáo, những người đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp trồng người cao cả.

Nhấn mạnh nghề giáo là nghề cao quý, Thứ trưởng chia sẻ, sự nghiệp giáo dục hiện nay còn nhiều vất vả, nhiệm vụ giáo dục ở những vùng sâu, vùng xa, những nơi khó khăn, những môi trường chuyên biệt, đặc biệt lại thêm nhiều phần vất vả và thử thách.

466973631-975835457923120-3187079741954071398-n.jpg
Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến các thầy giáo, cô giáo, những người đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp trồng người cao cả

“Ở những môi trường, điều kiện khó khăn như vậy, ngành Giáo dục, xã hội cần vô cùng những nhà giáo tiên phong nhận nhiệm vụ. Tri thức, lòng yêu nghề, nhiệt huyết tuổi trẻ chính là hành trang để các thầy cô giáo có thể vượt qua những khó khăn, hy sinh cá nhân để đến với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đến với những học sinh vất vả, chuyên biệt. Đó chính là sức mạnh của tuổi trẻ và truyền thống tốt đẹp của nghề giáo chúng ta. Đó là những cống hiến hết sức cao quý, đáng tự hào và đáng trân trọng”, Thứ trưởng nói.

Sau 10 năm tổ chức chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô", đã có 516 nhà giáo được tuyên dương. “Tôi tin chắc rằng, những tấm gương nhà giáo tiêu biểu được tuyên dương sẽ lan tỏa mạnh mẽ đến hàng ngàn, hàng vạn nhà giáo tiêu biểu ở khắp mọi miền của tổ quốc”, Thứ trưởng chia sẻ, đồng thời cho rằng: Đây cũng là dịp để toàn xã hội có góc nhìn chia sẻ, hướng tới tri ân những đóng góp thầm lặng của đội ngũ nhà giáo. Qua đó sẽ có những cơ chế, chính sách sẻ chia với với đội ngũ nhà giáo, với ngành Giáo dục. Chia sẻ vừa là ghi nhận, đồng cảm nhưng cũng vừa là trách nhiệm của xã hội đối với nghề giáo, với đội ngũ nhà giáo.

466791089-975835441256455-1223965460493992618-n.jpg
Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Nguyễn Minh Triết phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Nguyễn Minh Triết cho biết: Được bắt đầu từ năm 2015, chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2024 đánh dấu "10 năm vì hành trình dạy - học hạnh phúc" tiếp tục tuyên dương 60 thầy cô tiêu biểu trong toàn quốc.

Những giáo viên được xét chọn đều có nhiều đóng góp trong việc giáo dục học sinh ở địa phương; tạo được những chuyển biến nổi bật về chất lượng và hiệu quả giáo dục; có tinh thần bền bỉ vượt khó, tận tâm với sự nghiệp giáo dục được chính quyền, lãnh đạo đơn vị, học sinh, cha mẹ học sinh, cộng đồng yêu mến.

Tại buổi gặp mặt, các nhà giáo đã bày tỏ cảm xúc, trao đổi, chia sẻ về công việc, môi trường làm việc và có những kiến nghị về chế độ, đãi ngộ cho giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, chương trình dạy học cho vùng khó, vùng có đối tượng học sinh đặc biệt.

chia-se-cung-thay-co-20244jpg.jpg
Các giáo viên trẻ chia sẻ tại buổi lễ

Chia sẻ công việc đặc thù của mình, nhà giáo Hoàng Thị Ngọc Xuyến, giáo viên tại Trường giáo dưỡng số 4, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an cho biết: Đây là lần đầu tiên những người giáo viên Công an nhân dân được vinh danh trong chương trình. Chúng tôi sẽ luôn phát huy những thành tích đã đạt được, cố gắng hơn nữa nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục của mình, để xứng đáng với sự ghi nhận và đánh giá của toàn xã hội dành cho chúng tôi.

Là giáo viên bám bản tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Mường Lạn, xã Mường Lạn, Sốp Cộp, Sơn La, cô giáo Quàng Thị Xuân chia sẻ: Được tham gia chương trình ‘Chia sẻ cùng thầy cô’ là một cơ hội quý giá để được học hỏi từ các đồng nghiệp, lắng nghe những chia sẻ, kinh nghiệm của các thầy cô khác từ khắp mọi miền đất nước. “Tôi cảm nhận sâu sắc rằng, bên cạnh tình yêu nghề và lòng nhiệt huyết, chúng tôi còn cần một tinh thần đổi mới, một sự hợp tác bền bỉ để cùng nhau vượt qua những thử thách, khó khăn của ngành giáo dục”, cô giáo Quàng Thị Xuân nói.

467170399-975835484589784-5257856243767932444-n.jpg
Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho các nhà giáo tiêu biểu

Nhân dịp này, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi đã trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT cho 60 thầy, cô giáo tiêu biểu trên toàn quốc.

Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế

Để giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ chọn môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia giáo dục cho biết, quan trọng nhất vẫn là làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ở các cấp học, giúp học sinh thoát khỏi tâm lý "Học ứng thí - Học để thi".

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh
Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường
Chính trị

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?
Giáo dục

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?

Chương trình “Kỹ sư chuyên sâu đặc thù” được thiết kế tích hợp, liên tục giữa bậc đào tạo cử nhân và kỹ sư chuyên sâu đặc thù. Chương trình có thời gian thiết kế 5,5 năm. Người tốt nghiệp được cấp 2 văn bằng tốt nghiệp Cử nhân (4 năm) và Kỹ sư chuyên sâu đặc thù (1,5 năm).

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Giáo dục

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sau gần 40 năm Đổi mới và phát triển, đất nước ta đang có một cơ đồ chưa từng có trong lịch sử và đứng trước một vận hội mới, thời cơ mới để thực hiện khát vọng xây dựng một quốc gia hùng cường, một dân tộc phồn vinh. Hơn bao giờ hết, hai Đại học Quốc gia nhận thấy trách nhiệm lớn lao của mình trước kỷ nguyên vươn mình của cả dân tộc.

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú
Chính trị

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú

Làm việc với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về thực hiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Tả Phời, xã Tả Phời, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Nguyễn Hữu Dân kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với mô hình trường có học sinh bán trú.

 Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập
Giáo dục

Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập

Sáng 10.12, Khoa Lý luận chính trị, Trường Kinh tế và Quản lý công, Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4” và chương trình Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Khoa Lý luận chính trị (1984 - 2024).

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm
Giáo dục

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm

Các vị trí "tuyển sinh, đào tạo; phân bổ chỉ tiêu, quản lý tuyển sinh; thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo; thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; Thẩm định hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục; quản lý đề án, dự án; phân bổ, thẩm định đề tài nghiên cứu khoa học"... sẽ cần phải thay đổi định kỳ theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.