Trao Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho 5 học sinh Quảng Bình cứu người trong nước xiết

Không ngại ngần nhảy xuống nước ứng cứu 2 em nhỏ bị nước cuốn trôi, 5 học sinh cấp 2 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Bố Trạch (Quảng Bình) đã vinh dự nhận Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm.

Ngày 12.11, thừa ủy quyền của Trung ương Đoàn, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Quảng Bình Đinh Trung Hiếu đã trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho các em Đinh Phương, Đinh Kheo, Đinh Ca Ngư, Đinh Đức, Đinh Beo, các đội viên đang sinh hoạt tại Liên đội Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Bố Trạch.

z6025189358739-ea767fa6d9988c0e33a8ee3d6528385c.jpg
Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho các đội viên Liên đội Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Bố Trạch

Trước đó, vào khoảng 15 giờ 30 ngày 20.10, các em học sinh lớp 6 và lớp 8 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Bố Trạch, tại xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) phát hiện 2 em nhỏ đang bị nước xiết cuốn trôi khi đang trên đường dạo chơi tại địa bàn bản Cà Roòng II, xã Thượng Trạch.

Ngay khi đó, các đội viên Liên đội trường PTDT Nội trú huyện Bố Trạch đã phối hợp nhanh nhẹn và dũng cảm, cùng nhau nhanh chóng nhảy xuống nước cũng như chạy đón trước, chọn một vị trí thuận lợi và bơi ra cứu người. Nhờ hành động nhanh trí và dũng cảm của các em, hai học sinh Trường Tiểu học số 1 Thượng Trạch đã được cứu sống.

z6025189343969-b0959820b0beb14010f3aee36b346a85.jpg
Đại diện chính quyền địa phương và các đơn vị tuyên dương các học sinh dũng cảm

Thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, Thường trực Hội đồng Đội tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Đinh Trung Hiếu đã động viên, ghi nhận hành động cứu người đuối nước của các đội viên Liên đội trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Bố Trạch; đồng thời chúc các đội viên luôn chăm ngoan, đoàn kết và có tinh thần sống đẹp, sẵn sàng giúp đỡ người gặp khó khăn.

Cũng trong dịp này, Đoàn Thanh niên Công ty Xổ số kiến thiết Quảng Bình đã tặng thưởng tuyên dương cho hành động đẹp của các em Đinh Phương, Đinh Kheo, Đinh Ca Ngư, Đinh Đức, Đinh Beo với phần thưởng 1 triệu đồng/em.

Giáo dục

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng
Giáo dục

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng

Tại Toạ đàm về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 6.12, nhiều lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học đề xuất cần mạnh dạn bỏ hình thức xét tuyển sớm, siết chặt lại các quy định để công tác tuyển sinh công bằng và hiệu quả hơn.

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, nhiều tổ hợp môn lựa chọn do trường THPT xây dựng có thể không phù hợp với năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Số lượng tổ hợp tự nhiên đang bị "lép vế" với tổ hợp xã hội, khiến nguồn đầu vào các ngành khoa học tự nhiên sụt giảm, không đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của đất nước.

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên
Giáo dục

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh giáo dục thường xuyên phải tự nhận thức được vai trò của mình. Từ đó, phát huy hơn nữa “dư địa”, hiệu quả của giáo dục thường xuyên với phát triển giáo dục và đào tạo và xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề
Giáo dục

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề

GS Nguyễn Văn Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề. Hướng đào tạo nghề phải đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo công bằng, như vậy mới thay đổi được nhận thức, thuyết phục được xã hội.

 Đại học phải đổi mới cách làm phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên
Giáo dục

Đại học phải đổi mới cách làm phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, điểm mới của Đề án 89 là giao quyền chủ động cho các nhà trường, nâng cao năng lực quản lý trong vận hành các chính sách mới. Vì thế, các trường đại học phải đổi mới cách làm, quy định chính sách nội bộ để phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên, quy hoạch đội ngũ giảng viên, chuẩn bị sớm, tạo mọi điều kiện cho ứng viên tham gia.

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội
Giáo dục

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội

Xếp hạng ở một khía cạnh nào đó, là công cụ công ích giúp các trường đại học không bị “vô hình” trong bức tranh toàn cầu hóa. Nhưng điều cốt lõi không nằm ở thứ hạng, mà ở cách các trường biến những con số đầu ra, những kết tinh tri thức thành giá trị thực sự phụng sự cho sự phát triển.

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng
Giáo dục

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng

Ngày 4.12, HĐND thành phố Hải Phòng tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 21 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Tại kỳ họp, UBND thành phố Hải Phòng đã đề xuất tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư về làm việc ở Trường Đại học Hải Phòng tối thiểu 5 năm sẽ được hỗ trợ lần lượt là 300 triệu - 400 triệu - 500 triệu đồng.

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu
Giáo dục

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu

Hội nghị quốc tế lần thứ 6 về Thành phố Học tập toàn cầu của UNESCO (ICLC 6) diễn ra từ ngày 2 - 5.12 tại Jubail, Ảrập Xêút. 3 thành phố của Việt Nam là Vinh (Nghệ An), Sa Đéc (Đồng Tháp) và Sơn La (Sơn La) đã tham gia Hội nghị và trao đổi về việc xây dựng các thành phố học tập bền vững, bao trùm và thích ứng thông qua học tập suốt đời.