Nóng vấn đề giảm tuổi nghỉ hưu Giáo sư từ 70 xuống 65: Lãng phí chất xám!

Nghị định 50/2022/NĐ-CP vừa ban hành, trong đó có giảm tuổi nghỉ hưu của Giáo sư từ 70 xuống 65, làm cho đội ngũ Giáo sư băn khoăn không biết phải hiểu thế nào cho đúng.

PGS.TS Ngô Tứ Thành – Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã có bài viết phản ánh về Nghị định 50/2022/NĐ-CP (viết tắt Nghị định 50) [1] mới ban hành để các Giáo sư có cái nhìn công bằng về cụm từ “Giáo sư nghỉ hưu” đang rất “nóng” và tư vấn giúp Bộ GD-ĐT tìm cách xử lý tình huống nhạy cảm một cách tối ưu nhất.

Nóng vấn đề giảm tuổi nghỉ hưu của giáo sư từ 70 xuống 65: Lãng phí chất xám! -0

Nét “văn hóa” của Nghị định 50

Điều 169 - Bộ Luật Lao động 2019 [2]: “Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ”. Riêng đối với Giáo sư, theo Nghị định 141/2013/NĐ-CP, viết tắt là Nghị định 141 [3], từ năm 2014 đến ngày 15/08/2022, giáo sư được kéo dài đến 70 tuổi  mới nghỉ hưu.

Tăng tuổi nghỉ hưu là một chủ trương đúng của Đảng và Chính phủ, được bàn thảo từ năm 2014 đến năm 2020 mới thực hiện. Quá trình triển khai theo lộ trình  được điều chỉnh cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Nghĩa là lao động Nam bắt đầu điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2020, mỗi năm tăng 3 tháng đến 2028 mới tăng được 2 năm. 

Trong khi cả thế giới đang theo lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu cho người lao động, thì Việt Nam bất ngờ giảm tuổi nghỉ hưu của Giáo sư từ 70 xuống 65  chỉ bằng “một nốt nhạc” thông qua Nghị định 50.

Ngày 2/8/2022 ký Nghị định 50 thì ngày 15/8/2022 thực hiện ngay để hủy Nghị định cũ (Nghị định 141), dẫn đến các Trường Đại học trong cả nước vội vàng lập danh sách các Giáo sư 65 tuổi để làm thủ tục về hưu ngay!?

Có cần thiết phải vội vàng như vậy không? Đặc biệt đối với đội ngũ trí thức đã được xem “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” chưa ? 

Bất ngờ nhất là bản  Dự thảo Nghị định này [4] khi đưa về cơ sở đại học góp ý rất khác nội dung Nghị định 50.

Nghị định 50 nhằm cụ thể hoá Bộ luật Lao động 2019?

Có ý kiến giải thích: Điều 169 - Bộ Luật Lao động 2019  quy định:”Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao… có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi”, nên Nghị định 50 nhằm cụ thể hóa Bộ Luật Lao động 2019, không cho phép giáo sư kéo dài nghỉ hưu quá 5 năm. 

Giải thích này không thuyết phục, vì: Theo điều 187 Bộ Luật Lao động số: 10/2012/QH13 (gọi tắt Bộ luật lao động 2012) [5] cũng qui định: “Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao… có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm…”

Tuy nhiên điều 9 Nghị định 141 cũng nhằm cụ thể hóa Bộ luật lao động 2012 vẫn cho phép: giảng viên có chức danh Giáo sư  được kéo dài 10 năm?

Một câu hỏi cần được giải đáp: Nghị định của Chính phủ  nhằm cụ thể hóa Bộ Luật Lao động tương ứng của Quốc hội, nhưng tại sao Nghị định 141 vẫn cho phép: giảng viên có chức danh Giáo sư được kéo dài 10 năm, trong khi Nghị định 50 không cho phép giáo sư kéo dài nghỉ hưu quá 5 năm. 

Số phận của các Giáo sư nghỉ hưu ở tuổi 65

Theo Luật Giáo dục 43/2019/QH14, ngày 14 tháng 6 năm 2019 (viết tắt Luật Giáo dục 2019) [6]. Điều 68. Giáo sư, phó giáo sư:”Giáo sư, phó giáo sư là chức danh của nhà giáo đang giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở cơ sở giáo dục đại học đáp ứng tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư do cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm.”  Nghĩa là  theo luật giáo dục 2019, GS/PGS khi nhận sổ hưu, thì không được mang danh GS/PGS, vì cơ sở giáo dục đại học không quản lý cán bộ hưu trí và không bổ nhiệm GS cho cán bộ hưu trí.

Điều 71. Thỉnh giảng  (của Luật Giáo dục 2019)

1. Thỉnh giảng là việc cơ sở giáo dục mời người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 67 của Luật này đến giảng dạy. Người được cơ sở giáo dục mời giảng dạy được gọi là giáo viên thỉnh giảng hoặc giảng viên thỉnh giảng.

2. Giáo viên, giảng viên thỉnh giảng phải thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 69 của Luật này. Giáo viên, giảng viên thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác.

Luật Giáo dục 2019 nhấn  mạnh: giảng viên thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác. Nghĩa là một trong những tiêu chuẩn để được thỉnh giảng ở cơ sở giáo dục khác là giảng viên đó phải hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác. Như vậy, theo Luật Giáo dục 2019: Không có “cửa”cho cán bộ hưu trí làm giảng viên thỉnh giảng.

Nếu làm đúng Luật Giáo dục 2019, Giáo sư khi nghỉ hưu gọi là cán bộ hưu trí, không được mang danh Giáo sư, không có cơ sở giáo dục nào quản lý nên không được làm giảng viên thỉnh giảng ở các cơ sở giáo dục Đại học.

Việc để các giáo sư còn sức khỏe, còn nhiệt huyết phải ngồi nhà chờ nhận lương hưu là một sự lãng phí chất xám, biến “hiền tài thành gánh nặng quốc gia”.

Kiến nghị với Chính phủ, Bộ GD-ĐT và các Trường Đại học

Thứ nhất, các Trường Đại học cần xem lại việc lập danh sách nghỉ hưu cho các giáo sư 65 tuổi, giảm tuổi nghỉ hưu cần có lộ trình. Không tự ý suy diễn để gây khó khăn cho đội ngũ giáo sư.

Thứ hai, Chính phủ & Bộ GD-ĐT cần ra thông tư  gửi các Trường Đại học, hướng dẫn cụ thể triển khai Nghị định 50, nhấn mạnh đến đối tượng thực hiện.

Thứ ba, Bộ GD-ĐT cần có số liệu tổng kết, chỉ ra được việc tăng tuổi nghỉ hưu theo Nghị định 141  đã lỗi thời... nhằm chứng minh một cách thuyết phục: phải giảm tuổi nghỉ hưu  giáo sư theo Nghị định 50 cho đối tượng sinh sau năm 1961.

Khi không chỉ ra được bất cập của Nghị định 141 thì cần xem lại điều 3 Nghị định 50.

Tài liệu tham khảo

1. Nghị định 50/2022/NĐ-CP

2. Điều 169-Bộ Luật lao động 2019 số 45/2019/QH14

3. Điều 9 Nghị định 141/2013/NĐ-CP

4. Dự thảo “Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học”

5. Điều 187 Bộ Luật Lao động số: 10/2012/QH13

6. Luật giáo dục 43/2019/QH14, ngày 14 tháng 6 năm 2019

Trao đổi

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?
Giáo dục

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?

Theo các nhà tuyển dụng, nhiều sinh viên khi ra trường mong muốn mức thu nhập tốt nhưng trình độ và kiến thức áp dụng được vẫn “chấp chới” thì doanh nghiệp không thể dựa trên bằng tốt nghiệp để trả lương. Vấn đề trả lương phụ thuộc vào thực tế các bạn làm được việc gì cho doanh nghiệp.

Xóa rào cản, tạo sự bình đẳng về cơ hội học tập cho mọi người bằng AI, Big Data
Giáo dục

Xóa rào cản, tạo sự bình đẳng về cơ hội học tập cho mọi người bằng AI, Big Data

PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung - Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội cho biết, một trong những thách thức lớn nhất là thay đổi nhận thức của người học về giáo dục suốt đời. Tuy nhiên, hiện nay trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) đang từng bước được ứng dụng để cá nhân hóa trải nghiệm học tập, giúp người học đề xuất lộ trình học phù hợp với năng lực và nhu cầu thực tế. Từ đó, xóa đi các rào cản, tạo ra sự bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người.

"Cơ hội vàng" cho đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ
Giáo dục

"Cơ hội vàng" cho đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ

Bước vào kỷ nguyên mới, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là những yếu tố sống còn, quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao không còn là nhiệm vụ riêng của ngành giáo dục mà của toàn xã hội, gắn với trọng trách phát triển bền vững đất nước.

Sáng 15.3, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57'
Trao đổi

Sáng 15.3, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57'

Với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tác động của Nghị quyết số 57-NQ/TW và Nghị quyết 193/2025/QH15 đối với việc đào tạo nhân lực chất lượng cao, sáng mai (15.3), Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57”.

Đề nghị hỗ trợ tăng cường đầu tư cho cơ sở đào tạo nhân lực tại địa phương
Chính trị

Đề nghị hỗ trợ tăng cường đầu tư cho cơ sở đào tạo nhân lực tại địa phương

Sáng 13.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Hải Dương cùng một số cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trên đại bàn tỉnh Hải Dương, về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

GS Phạm Tất Dong: Bài viết “Học tập suốt đời” của Tổng Bí thư đưa phong trào học tập suốt đời bước vào giai đoạn mới
Giáo dục

GS Phạm Tất Dong: Bài viết “Học tập suốt đời” của Tổng Bí thư đưa phong trào học tập suốt đời bước vào giai đoạn mới

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, GS.TS Phạm Tất Dong - Cố vấn của Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng bài viết về “Học tập suốt đời” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã giúp định hướng rõ hơn, đưa phong trào học tập suốt đời bước vào giai đoạn mới: giai đoạn chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. 

Nhóm nghiên cứu Đại học Quốc gia Hà Nội công bố kết quả nghiên cứu về chip AI hiện đại
Giáo dục

Nhóm nghiên cứu Đại học Quốc gia Hà Nội công bố kết quả nghiên cứu về chip AI hiện đại

Việc phát triển phần cứng tăng tốc cho các thuật toán AI mang lại nhiều lợi ích quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh AI ngày càng yêu cầu hiệu suất cao và tiêu tốn nhiều tài nguyên tính toán. Mô hình chip AI hiện đại sẽ giải quyết những vấn đề như: cải thiện tốc độ xử lý, tiết kiệm năng lượng tiệu thụ và tăng hiệu suất, giảm chi phí vận hành AI quy mô lớn, hỗ trợ triển khai AI trên thiết bị biên (Edge AI), mở ra khả năng ứng dụng AI trong thời gian thực.

Những tin tức nổi bật giáo dục tuần qua
Giáo dục

Những tin tức nổi bật giáo dục tuần qua

Bài viết " Học tập suốt đời" của Tổng Bí thư Tô Lâm; sự phấn khởi của toàn xã hội xoay quanh việc miễn học phí từ mầm non tới trung học phổ thông công lập... là những chủ đề nổi bật của giáo dục tuần đầu tháng 3.2025.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: "Quy hoạch các trường đại học để nâng cấp, phát triển chứ không phải giải thể"
Giáo dục

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: "Quy hoạch các trường đại học để nâng cấp, phát triển chứ không phải giải thể"

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh: "Một trong những kỳ vọng lớn nhất của quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học lần này không phải để giải thể các trường, hay trừng phạt các trường, làm các trường tổn thương. Trước hết mục tiêu là để có quy hoạch, để được đầu tư, củng cố và hiện đại hoá. Hướng tới năm 2030 không có trường nào không đạt chuẩn.

Quy hoạch các cơ sở giáo dục đại học để đạt mục tiêu 260 sinh viên/một vạn dân
Giáo dục

Quy hoạch các cơ sở giáo dục đại học để đạt mục tiêu 260 sinh viên/một vạn dân

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 452/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, mục tiêu cụ thể của Quy hoạch là quy mô trên 3 triệu người học, đạt 260 sinh viên và 23 học viên sau đại học trên một vạn dân; tỉ lệ học đại học trên số người trong độ tuổi 18 - 22 đạt 33% trong đó không tỉnh nào có tỉ lệ thấp hơn 15%.

Miễn học phí cho học sinh: Chính sách kiến tạo tương lai, tư tưởng nhân văn vì con người
Giáo dục

Miễn học phí cho học sinh: Chính sách kiến tạo tương lai, tư tưởng nhân văn vì con người

Quyết sách của Bộ Chính trị về miễn học phí cho học sinh từ mầm non tới THPT không chỉ mang lại niềm vui cho hàng triệu gia đình mà còn đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực giáo dục. Quyết định này thể hiện tầm nhìn kiến tạo tương lai, tư tưởng nhân văn vì con người của những người đứng đầu Đảng và Nhà nước. Một chủ trương phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức và một bước tiến quan trọng trong việc đảm bảo quyền được giáo dục cơ bản cho mọi trẻ em.