Khởi động Cuộc thi quốc gia "Trường học không ma tuý"

Ngày 4.11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cùng Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho học sinh Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên cả nước.

Ban Tổ chức cho biết: Những năm gần đây, ma tuý và các chất gây nghiện xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, len lỏi vào học đường. Nhiều em học sinh đã bị dụ dỗ, lôi kéo trở thành nạn nhân hoặc tham gia tàng trữ, mua bán, vận chuyển ma tuý, gây ra những hệ lụy không chỉ về sức khỏe, tính mạng của các em mà còn đe dọa đến an ninh, an toàn trường học.

Để trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết, giúp các em nhận biết về các loại ma túy núp bóng, trá hình từ đó có những kỹ năng bảo vệ bản thân cũng như mọi người xung quanh trước những hiểm họa của ma túy, C04 và các đơn vị tổ chức tuộc thi "Trường học không ma tuý". Đây là cuộc thi quốc gia, nhằm lan tỏa rộng rãi đến tất cả các em học sinh, giới trẻ trên toàn quốc thông điệp: "Nói không với ma tuý và hãy chung tay đẩy lùi ma tuý".

Khởi động Cuộc thi
Thiếu tướng Nguyễn Đức Thính, Phó Cục trưởng C04, Trưởng ban tổ chức chia sẻ tại ngày ghi hình đầu tiên của chương trình. Ảnh: Thanh Hà

Theo Thiếu tướng Nguyễn Đức Thính, Phó Cục trưởng C04, Trưởng ban tổ chức, tội phạm và tệ nạn ma tuý là vấn đề toàn dân, toàn xã hội, là hiểm họa của nhân loại. Cộng đồng phải đoàn kết, cùng nhau ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn tệ nạn nguy hiểm này; coi tội phạm ma tuý là kẻ thù của sự phát triển...

Thiếu tướng Nguyễn Đức Thính cho rằng, gia đình là hạt nhân của xã hội, nhưng đã có nhiều nạn nhân của tệ nạn ma tuý xuất phát từ những hoàn cảnh thiếu sự quan tâm, dạy dỗ của các bậc phụ huynh để các em bị kẻ xấu lôi kéo. Các em học sinh hãy kiên quyết nói "Không" và luôn tránh xa mối hiểm họa ma túy. Đặc biệt, các em không thử ma tuý dù chỉ 1 lần. Từng ngày, các em hãy cố gắng học tập, rèn luyện, chăm chỉ, tránh xa những cạm bẫy, đặc biệt là ma tuý; tu dưỡng, rèn luyện, trở thành những công dân tốt, có ích cho gia đình và xã hội.

Các bậc phụ huynh hãy quan tâm để con, em mình tránh xa ma túy. Mỗi gia đình hãy là một pháo đài vững chắc để bảo vệ con em mình khỏi tệ nạn nguy hiểm này. Qua chương trình này, C04 đề nghị ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục quan tâm hơn nữa đến công tác tuyên truyền phòng, chống ma tuý trong các trường học, cùng các lực lượng chuyên trách chung tay bảo vệ thế hệ trẻ khỏi hiểm hoạ ma tuý.

Khởi động Cuộc thi
Tại cuộc thi, các em học sinh được giao lưu với cầu thủ bóng đá Quang Hải, Đội tuyển Công an Hà Nội. Ảnh: Thanh Hà

Cuộc thi dự kiến sẽ được ghi hình tại các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông thuộc 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Lạng Sơn và Nam Định. Mỗi tỉnh, thành lựa chọn 3 trường THCS và 3 trường THPT đại diện cho học sinh của địa phương để tham gia cuộc thi.

Tại mỗi tỉnh, thành phố, Ban tổ chức sẽ ghi hình hai chương trình tương ứng với hai cuộc thi. Một chương trình 3 đội cấp THCS thi với nhau, một chương trình 3 đội cấp THPT thi với nhau. Dự kiến mỗi đội gồm có 3 học sinh đại diện, được nhà trường tuyển chọn, để tham gia thi đấu.

Cũng trong ngày 4.11, chương trình đã ghi hình số đầu tiên, cũng là cuộc thi đầu tiên diễn ra tại Hà Nội với 3 đội thi đến từ các Trường: THCS Nghĩa Tân (Cầu Giấy); THCS Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy) và THCS Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ).

Thể lệ cuộc thi gồm 3 phần thi, với tổng thời lượng 30 phút/chương trình. Cuộc thi được tổ chức dưới dạng gameshow truyền hình, hứa hẹn không chỉ bổ ích đối với các em học sinh, mà sẽ hấp hẫn, lôi cuốn với khán giả truyền hình nói chung. Đặc biệt mỗi chương trình đều có sự tham gia của KOL, những gương mặt nổi tiếng giao lưu cùng các em học sinh góp phần lan tỏa thông điệp mà cũng chính là tên của chương trình "Trường học không ma tuý".

Cuộc thi "Trường học không ma tuý" dự kiến được phát sóng trên kênh VTV2, từ tháng 11.2023.

Trao đổi

Nghị quyết 57 - NQ/TW là động lực để các nhà khoa học, các bạn trẻ cống hiến, dấn thân đổi mới sáng tạo
Giáo dục

Nghị quyết 57 - NQ/TW là động lực để các nhà khoa học, các bạn trẻ cống hiến, dấn thân đổi mới sáng tạo

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia ban hành quá đúng, quá trúng và kịp thời. Quyết tâm của đồng chí Tổng Bí thư và Bộ Chính trị thực sự là động lực để các nhà khoa học và các bạn trẻ làm việc, cống hiến và dám dấn thân để tiếp tục hội nhập, mạnh dạn đổi mới sáng tạo, tiến lên phía trước.

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản
Giáo dục

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản

GS.TS Phạm Hồng Tung, nguyên Trưởng ban Khoa học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển cho rằng, nếu các trường đại học đào tạo khoa học cơ bản chỉ “căng mình” với KPI, ISI/ Scopus rồi những định mức chi tiêu tính trên đầu sinh viên, giảng viên thì không thể có khoa học cơ bản Việt Nam.

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế

Để giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ chọn môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia giáo dục cho biết, quan trọng nhất vẫn là làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ở các cấp học, giúp học sinh thoát khỏi tâm lý "Học ứng thí - Học để thi".

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, nhiều tổ hợp môn lựa chọn do trường THPT xây dựng có thể không phù hợp với năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Số lượng tổ hợp tự nhiên đang bị "lép vế" với tổ hợp xã hội, khiến nguồn đầu vào các ngành khoa học tự nhiên sụt giảm, không đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của đất nước.

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên
Giáo dục

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh giáo dục thường xuyên phải tự nhận thức được vai trò của mình. Từ đó, phát huy hơn nữa “dư địa”, hiệu quả của giáo dục thường xuyên với phát triển giáo dục và đào tạo và xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội
Giáo dục

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội

Xếp hạng ở một khía cạnh nào đó, là công cụ công ích giúp các trường đại học không bị “vô hình” trong bức tranh toàn cầu hóa. Nhưng điều cốt lõi không nằm ở thứ hạng, mà ở cách các trường biến những con số đầu ra, những kết tinh tri thức thành giá trị thực sự phụng sự cho sự phát triển.

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng
Giáo dục

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng

Ngày 4.12, HĐND thành phố Hải Phòng tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 21 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Tại kỳ họp, UBND thành phố Hải Phòng đã đề xuất tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư về làm việc ở Trường Đại học Hải Phòng tối thiểu 5 năm sẽ được hỗ trợ lần lượt là 300 triệu - 400 triệu - 500 triệu đồng.

Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước luôn trong tình trạng quá tải
Giáo dục

Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước luôn trong tình trạng quá tải

Từ số liệu kết quả kiểm định chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục cho thấy, dù có đến 7 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước, hơn 10 tổ chức kiểm định nước ngoài, nhưng các trung tâm trong nước đang trong tình trạng quá tải. Lý do, nguồn lực kiểm định viên chưa phát triển theo yêu cầu thực tế, thiếu về số lượng theo từng nhóm, khối ngành và hạn chế về kinh nghiệm.

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục

Theo GS.TS Thái Văn Thành, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, việc giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đáng ra phải được tiến hành sớm hơn thì sẽ khắc phục được những tồn tại, bất cập và điểm nghẽn lâu nay trong ngành Giáo dục.