Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công tác tư vấn tâm lý học đường tại Hà Nội

Bộ GD-ĐT kiểm tra công tác xã hội, tư vấn tâm lý học đường của Hà Nội nhằm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng chống bạo lực học đường.

Đoàn giám sát Bộ GD-ĐT vừa có buổi làm việc với 3 trường học của Hà Nội đang triển khai thí điểm mô hình công tác xã hội - tư vấn tâm lý học đường.

Hiệu trưởng Trường THCS Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai Trần Lệ Khanh cho biết, học sinh THCS là lứa tuổi với đặc điểm tâm sinh lý đang phát triển mạnh, nhận thức các vấn đề trong cuộc sống chưa đầy đủ, trong khi lại chịu nhiều tác động từ xã hội và không gian mạng, dễ nảy sinh các hành động tiêu cực, vì vậy công tác xã hội - tư vấn tâm lý học đường có vai trò quan trọng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo giám sát công tác tư vấn tâm lý học đường -0
Bộ GD-ĐT kiểm tra triển khai thí điểm mô hình công tác xã hội - tư vấn tâm lý học đường tại Hà Nội

Hoạt động tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho học sinh có vai trò quan trọng trong việc trợ giúp học sinh vượt qua những vấn đề về hành vi và học tập, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, dự phòng và ngăn chặn những diễn biến không lành mạnh về sức khỏe tâm lý của học sinh.

Để nâng cao hiệu quả công tác tư vấn tâm lý học sinh, Ban giám hiệu nhà trường đã rất tập trung nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh và các lực lượng khác trong nhà trường về công tác tư vấn tâm lý học đường;

Xây dựng kế hoạch hoạt động tư vấn, tham vấn trong nhà trường cụ thể theo từng năm học; xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tâm lý học đường chuyên nghiệp để tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý trong trường học; tổ chức đa dạng các hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, nhà giáo Trần Lệ Khanh cũng nêu lên những khó khăn trong công tác xã hội trường học như các nhà trường không có vị trí việc làm dành cho công tác xã hội và tư vấn tâm lý học đường; hoạt động tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn còn nhiều hạn chế.

Cũng tại buổi làm việc, đại diện Ban giám hiệu trường Tiểu học Trung Tự - Đống Đa và trường THPT Minh Phú - Sóc Sơn cũng có những chia sẻ về công tác xã hội trường học tại đơn vị và đề xuất kiến nghị với các cấp lãnh đạo nhiều giải pháp để công tác xã hội được thực hiện hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Quyền Vụ trưởng Vụ giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên  (Bộ GD-ĐT) Trần Văn Đạt khẳng định, Bộ GD-ĐT luôn quan tâm tới việc thực hiện các hoạt động tư vấn tâm lý, công tác xã hội trong việc tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, nhằm đảm bảo các em được học tập, hoạt động trong môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh, bình đẳng, góp phần phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Để công tác tư vấn đạt hiệu quả, thầy cô cần phải có sự phối hợp tốt trong nhà trường; giữa nhà trường với các lực lượng bên ngoài nhằm giúp tư vấn tâm lý cho học sinh, hỗ trợ và can thiệp đối với các em đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập, cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng chống bạo lực học đường.

Trao đổi

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Giáo dục

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng theo quan điểm quy hoạch, sắp xếp, gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu của người học. Riêng các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, quan điểm là "mở rộng, di dời" chứ không chỉ "di dời".

Thủ tướng Chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ năm học mới: Bảo đảm nguyên tắc "có học sinh phải có giáo viên đứng lớp"
Giáo dục

Thủ tướng Chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ năm học mới: Bảo đảm nguyên tắc "có học sinh phải có giáo viên đứng lớp"

Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 với phương châm: "Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm; Thầy cô giáo là động lực; Nhà trường làm bệ đỡ; Gia đình là điểm tựa; Xã hội là nền tảng", ngày 4.9.2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024 - 2025.

GS.TS Phan Mạnh Hưởng: Xây dựng nguồn nhân lực bán dẫn, trường đại học cần “ngồi lại” với các tập đoàn
Giáo dục

GS.TS Phan Mạnh Hưởng: Xây dựng nguồn nhân lực bán dẫn, trường đại học cần “ngồi lại” với các tập đoàn

GS.TS Phan Mạnh Hưởng - Giáo sư Đại học Nam Florida (Hoa Kỳ) cho rằng các trường, viện đào tạo cần “ngồi lại” với các tập đoàn để thấy được nhu cầu của tập đoàn, kỹ năng mà sinh viên cần có khi làm việc trong các nhà máy, thậm chí phải mời chuyên gia từ các tập đoàn đến đào tạo ngay tại chỗ.

Công tác đào tạo trong lực lượng Công an nhân dân: Không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng
Trao đổi

Công tác đào tạo trong lực lượng Công an nhân dân: Không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng

Đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 29, Thiếu tướng, PGS.TS Đỗ Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Đào tạo, Bộ Công an khẳng định trong những năm qua, lực lượng Công an nhân dân đã cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết số 29. Nhờ đó, công cuộc đổi mới giáo dục đào tạo trong Công an nhân dân đã được triển khai quyết liệt, tích cực hướng tới mục tiêu đào tạo, cung cấp, bổ sung đủ nguồn nhân lực chất lượng cao, có năng lực, phẩm chất, vững vàng về chính trị, tinh thông về nghiệp vụ, đáp ứng với đòi hỏi chung của đất nước và nhiệm vụ công tác Công an trong tình hình mới.

Mỹ: Đưa hoạt động thiền định vào trường học
Giáo dục

Mỹ: Đưa hoạt động thiền định vào trường học

Gần đây, học sinh trường Tiểu học Roberta T. Smith, bang Georgia, Mỹ được tham gia khoá học đặc biệt là thiền định. Đây cũng là nội dung mới được nhiều trường phổ thông tại Mỹ đưa vào chương trình giáo dục trong hai năm qua, cho phép học sinh thực hành các hoạt động giúp giảm căng thẳng, lo âu, tăng cường sức khỏe tinh thần.

Austrtalia xem xét dự luật hạn chế sinh viên quốc tế: Bước lùi cần thiết?
Quốc tế

Austrtalia xem xét dự luật hạn chế sinh viên quốc tế: Bước lùi cần thiết?

Dự kiến trong tuần này, Thượng viện Australia sẽ xem xét dự luật sửa đổi Dịch vụ Giáo dục dành cho sinh viên quốc tế năm 2024, liên quan đến việc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế đến Australia, bắt đầu từ năm 2025. Nhiều ý kiến cho rằng, việc giới hạn số lượng sinh viên quốc tế sẽ khiến lượng đối tượng này sụt giảm, gây tổn thất đáng kể về doanh thu và việc làm, bao gồm cả những tác động lan tỏa nói chung lên nền kinh tế quốc gia này.

Bí quyết giúp nam sinh 22 tuổi người Việt có 55 công bố quốc tế trên các tạp chí đầu ngành lĩnh vực y học
Giáo dục

Bí quyết giúp nam sinh 22 tuổi người Việt có 55 công bố quốc tế trên các tạp chí đầu ngành lĩnh vực y học

Ở tuổi 22, Nguyễn Hải Đăng (sinh năm 2002, tại TP. Hồ Chí Minh), cử nhân chuyên ngành Kỹ sư hóa sinh tại Đại học Nam Florida (Mỹ) ghi dấu ấn với thành tích xuất sắc với 55 công bố khoa học được đăng trên các tạp chí quốc tế đầu ngành trong lĩnh vực y học.