Trao 457 suất học bổng Vallet cho học sinh các tỉnh phía Bắc

Ngày 21.9, tại Hà Nội, 457 suất học bổng Vallet, mỗi suất trị giá 15 triệu đồng đã được trao cho các em học sinh xuất sắc tới từ 55 trường THPT ở các tỉnh phía Bắc.

Các em được trao học bổng đợt này bao gồm học sinh đạt huy chương trong các kỳ thi Olympic quốc tế, thủ khoa toàn quốc các khối trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, học sinh đạt thành tích cao của các tỉnh thành khu vực phía Bắc,...

Năm nay, Tổ chức Khoa học & Giáo dục Gặp gỡ Việt Nam trao học bổng Vallet cho 2.200 học sinh, sinh viên ưu tú ở các tỉnh, thành trong cả nước, với tổng giá trị hơn 40 tỷ đồng. Ở khu vực phía Bắc, có gần 600 học sinh và sinh viên được nhận học bổng, trong đó có 457 học sinh xuất sắc của 55 trường thuộc 25 tỉnh, thành phố. Mỗi học sinh THPT được nhận học bổng 15 triệu đồng, sinh viên đại học được nhận học bổng 29 triệu đồng.

Học bổng Vallet tại Việt Nam do Giáo sư Odon Vallet (Tiến sĩ khoa học trong ngành Luật học Pháp; Giáo sư lịch sử tôn giáo của Đại học Sorbonne, Cộng hòa Pháp; nhà văn viết tùy bút triết luận) tài trợ là chủ yếu, là quỹ học bổng phi Chính phủ lớn nhất và hoạt động bền bỉ nhất ở Việt Nam nhằm giúp đỡ cho học sinh, sinh viên giỏi, xuất sắc.

Đối tượng nhận học bổng bao gồm cả học sinh, sinh viên ở các thành phố, thị xã; con em của nông dân nghèo ở vùng sâu, vùng xa; con em đồng bào dân tộc thiểu số và trẻ em ở các làng trẻ SOS trên toàn quốc.

DSC07135DD.JPG
Giáo sư Trần Thanh Vân cùng ông Esperan Padonou, Giám đốc Quỹ học bổng Vallet trao học bổng cho các em học sinh đạt huy chương trong kỳ thi Olympic quốc tế năm 2024 (Ảnh: Nguyễn Liên)

Đến năm 2024, Tổ chức Khoa học & Giáo dục Gặp gỡ Việt Nam đã trao trên 55.000 suất học bổng, với tổng giá trị gần 500 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên trên cả nước. Trong số đó, có hơn 400 học sinh giành được huy chương Olympic quốc tế.

Phát biểu tại lễ trao học bổng, Giáo sư Trần Thanh Vân, Chủ tịch Tổ chức Khoa học & Giáo dục Gặp gỡ Việt Nam bày tỏ sự vui mừng và hãnh diện trước những thành tích mà các em học sinh ưu tú đã đạt được.

Nhấn mạnh truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam, Giáo sư Trần Thanh Vân nhắc đến những nhà khoa học tài năng như Giáo sư Ngô Bảo Châu, người được trao giải thưởng Fields - được xem là giải "Nobel Toán học", hay Giáo sư Đàm Thanh Sơn, nhà khoa học gốc Việt Nam đầu tiên được trao huy chương Dirac - giải thưởng danh giá nhất của Vật lý lý thuyết thế giới.

Giáo sư Trần Thanh Vân bày tỏ mong muốn học bổng Vallet được trao cho các học sinh ưu tú hôm nay sẽ là sự khích lệ để các em bay cao, bay xa hơn trên con đường học vấn, để ngày sau thành tài, phục vụ cho Tổ quốc.

Là một trong 457 học sinh xuất sắc được nhận học bổng Vallet ngày 21.9, em Dương Đàm Phương Linh, Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng bày tỏ sự vinh dự và lòng biết ơn. Em cho biết học bổng Vallet là nguồn động viên rất lớn cho em tiếp tục phấn đấu trong những năm học đại học sắp tới, vừa hỗ trợ về vấn đề tài chính, vừa là động lực to lớn về tinh thần.

Trước đó, Phương Linh đạt giải Nhì môn Văn cấp tỉnh, điểm trung bình chung học tập năm lớp 12 đạt 9,1. Em cũng vừa trúng tuyển Học viện An ninh nhân dân theo phương thức xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với kết quả bài thi đánh giá của Bộ Công an.

DSC07146.JPG
Các em học sinh Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng được trao học bổng Vallet (Ảnh: Nguyễn Liên)

Tổ chức Khoa học & Giáo dục Gặp gỡ Việt Nam do Giáo sư Trần Thanh Vân làm Chủ tịch, đến nay đã có 24 năm trao học bổng Vallet tới các em học sinh, sinh viên giỏi, xuất sắc trên toàn quốc.

Giáo sư Trần Thanh Vân là giáo sư ưu tú của Đại học Paris XI (Orsay, Pháp), Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS). Ông là người thứ 2 của Pháp và là người gốc Á thứ 3 được Hội Vật lý Mỹ trao tặng Huy chương Tate năm 2012 dành cho những đóng góp dẫn dắt ngành Vật lý của thế giới (International Leadership in Physics) trong nhiều thập niên; đã được Chính phủ Pháp trao Huân chương Công trạng Quốc Gia năm 1995 và Huân chương Bắc đẩu Bội tinh năm 1999; Chủ tịch nước Việt Nam trao tặng Huân chương Hữu nghị năm 2015.

Giáo sư Trần Thanh Vân là nhà khoa học nổi tiếng tại Pháp, đồng thời là cầu nối giữa khoa học thế giới với khoa học và giáo dục Việt Nam, tổ chức các hoạt động khoa học và chương trình du học Pháp cho học sinh, sinh viên Việt Nam.

Năm 1993, Giáo sư Trần Thanh Vân về nước tổ chức Gặp gỡ Việt Nam lần thứ nhất - cuộc gặp thu hút hàng trăm nhà Vật lý nổi tiếng trên thế giới để công bố, thảo luận về những kết quả mới nhất trong Vật lý hạt và Vật lý thiên văn. Từ đó đến nay, các cuộc Gặp gỡ Việt Nam lần lượt diễn ra tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quy Nhơn. Các nhà Vật lý từ hơn 40 quốc gia, trong đó có nhiều nhà bác học đoạt giải thưởng Nobel đã hội tụ tại Gặp gỡ Việt Nam.

Từ năm 1995, Tổ chức Khoa học & Giáo dục Gặp gỡ Việt Nam đã trao học bổng cho nhiều học sinh THPT, sinh viên đại học, cao đẳng và các nhà nghiên cứu trẻ ưu tú ở Việt Nam. Giáo sư Odon Vallet, Đại học Sorbonne, Cộng hòa Pháp đã tình nguyện đóng góp vào chương trình học bổng, trong khuôn khổ các hoạt động đa dạng của tổ chức này.

Cảm kích trước tấm lòng của Giáo sư Odon Vallet, từ năm 2001, Giáo sư Trần Thanh Vân đã đặt tên học bổng là học bổng Vallet.

Vallet là tên một dòng họ lâu đời ở Pháp mà Odon Vallet là người đại diện hiện nay. Thời trẻ, Odon Vallet thích nghiên cứu khoa học xã hội và học tại Đại học Sorbonne. Ông trở thành Tiến sĩ khoa học trong ngành luật học; Giáo sư, nhà nghiên cứu lịch sử, tôn giáo và triết học, là nhà văn viết tùy bút triết luận nổi tiếng.

Giáo sư Odon Vallet được kế thừa một gia tài lớn, nhưng ông không tiêu xài cho riêng mình. Ông sống giản dị trong một căn hộ bình dân giữa Thủ đô Paris sôi động. Ông đã đem tất cả số tiền thừa kế gửi ngân hàng, hàng năm lấy lãi để tặng học bổng cho các bạn trẻ học giỏi ở Pháp, Việt Nam và Benin - một nước nhỏ ở Tây Phi.

Giáo dục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII.
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và Tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665). Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn
Giáo dục

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng
Giáo dục

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng

Sáng 19.4, Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức lễ khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành và làm việc của cán bộ, giảng viên. Đây là dự án trọng điểm của nhà trường, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.