Tranh in khắc gỗ, từ quá khứ đến hiện tại

Say mê kỹ thuật tranh in khắc truyền thống, nhiều nghệ sĩ Việt Nam đã có những tìm tòi, tiếp tục khám phá và sáng tạo với kỹ thuật, cách thể hiện mới.

Tranh in khắc gỗ vào sáng tạo đương đại

Tranh in hay tranh đồ họa (printmaking) trên thế giới đã xuất hiện từ lâu. Quá trình phát triển của tranh in trải dài cùng lịch sử và mỗi lục địa, mỗi nước sáng tạo những kỹ thuật khác nhau. Trong đó, tranh in (khắc trên gỗ, trên đồng, trên đá, cao su...) đã trở thành một bộ môn nghệ thuật đồ họa phát triển, được công chúng yêu thích. 

Một số tác phẩm của nghệ sĩ Phạm Khắc Quang - Ảnh: phamkhacquang.art
Một số tác phẩm của nghệ sĩ Phạm Khắc Quang Ảnh: phamkhacquang.art

Tại Việt Nam, nhiều người quen thuộc với tranh in khắc gỗ của dòng tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống... Dù theo thời gian, loại hình này đã mai một, nhưng truyền thống đó vẫn được duy trì, kế thừa trong nghệ thuật đương đại. Nhiều chất liệu khác như sơn dầu, lụa, sơn mài, màu nước... đã xuất hiện, nhưng tranh khắc gỗ vẫn là sự say mê của nhiều họa sĩ. Tuy nhiên, không rập khuôn theo cách làm xưa, các nghệ sĩ đương đại Việt Nam đã có những tìm tòi, khám phá các kỹ thuật in mới. Tranh khắc gỗ hiện đại Việt Nam được ví như cây cầu bắc từ quá khứ đến hiện tại. 

Trò chuyện với các nghệ sĩ Việt thực hành kỹ thuật in trong và ngoài nước, do Thanh Uy Art Gallery - trung tâm nghệ thuật chuyên về tranh in đồ họa - tổ chức cuối tuần qua, nghệ sĩ Phạm Khắc Quang, một trong những nghệ sĩ dành thời gian dài theo đuổi thực hành kỹ thuật in ở Việt Nam chia sẻ: “Tôi yêu thích khắc gỗ nhưng luôn mong muốn mang lại biểu cảm khác, đi tìm câu chuyện thị giác khác với những gì mình đã làm”. Ban đầu, anh tập trung vào khắc gỗ màu phá bản, sử dụng bản gỗ duy nhất và thực hiện các công đoạn khắc và in, mỗi lượt khắc tương đương một layer, một lượt màu. Sau mỗi lượt màu, khuôn in tiếp tục được xử lý trước khi đổ lượt màu tiếp theo. Cứ như vậy, khuôn in dần dần bị phá đi...

Hành trình sáng tác của nghệ sĩ Phạm Khắc Quang là quá trình tìm kiếm các kỹ thuật khác nhau. Từng có những thử nghiệm táo bạo về kỹ thuật in và chất liệu in như in trên kính và inox, nghệ sĩ Phạm Khắc Quang cũng có những tìm tòi để chứng minh tranh in khắc gỗ có thể diễn tả hiện thực. Từ quan sát và lấy cảm hứng từ các biển hiệu đèn led lập lòe sắc màu hoặc mã vạch trên hàng hóa tiêu dùng, anh đã thử nghiệm dùng khoan máy để khắc khoen tròn lên khuôn in, hay làm các tác phẩm với ngôn ngữ của mã vạch, qua đó tạo ra những tác phẩm ấn tượng. 

Với quan điểm người làm sáng tạo luôn phải thay đổi, tiếp tục khám phá các kỹ thuật mới, trải nghiệm để thỏa mãn chính mình, nghệ sĩ Phạm Khắc Quang dự định cuối năm 2023 sẽ ra mắt các tác phẩm bằng phương pháp thực hành mới vượt ra khuôn khổ tranh in, có thể tạm gọi là tranh khắc, khi ván khắc cũng có thể được coi là họa phẩm.

Khám phá giới hạn của tính biểu đạt

Thời gian vừa qua, một số nghệ sĩ Việt học tập và sinh sống tại nước ngoài cũng sáng tạo với tranh in khắc gỗ. Thành Vinh, nghệ sĩ thị giác đa phương tiện từng học tập tại Trung Quốc, Hà Lan, đang sáng tác chủ yếu với chất liệu tranh in tại Hà Nội. Anh cho biết: “Không giống các loại hình nghệ thuật khác, nghệ sĩ đồ họa có công cụ chất liệu hạn chế, chỉ có ván khắc và vài con dao kích thước khác nhau, nhưng tranh in khắc cũng phải tạo ra ngôn ngữ, hình ảnh cuốn hút người xem. Trong quá trình khám phá tranh in khắc gỗ, tôi muốn khám phá giới hạn của tính biểu đạt, công cụ có thể hạn chế mình tạo ra độ chuyển của sắc độ màu hay không?” 

Ban đầu, dùng tranh của Leonardo da Vinci “làm mẫu”, Thành Vinh sử dụng nét khắc để tạo độ chuyển trong ngôn ngữ đồ họa. Sau này, anh theo đuổi thể hiện câu chuyện tự sự trong tác phẩm, phát hiện ra khả năng ứng dụng và biểu đạt của tranh in. Anh cũng thực hiện hàng trăm bản in khắc gỗ, chụp hàng nghìn tấm ảnh để tạo thành một bộ phim stop motion và tiếp tục thử nghiệm nhiều tác phẩm in trong các không gian khác nhau.

Trong khi đó, nghệ sĩ Mai Trần - tốt nghiệp Đại học Bang Minnesota (Mỹ), theo học và thực hành tranh in khắc gỗ, nhằm cảm nhận cách người xưa tạo ra tác phẩm, và sử dụng kỹ thuật cổ để tạo ra tác phẩm đương đại. Qua nghiên cứu, cô thấy có sự khác nhau rõ rệt giữa tranh in khắc gỗ của Việt Nam và nước ngoài. Ở Mỹ và một số nước phương Tây thường sử dụng loại gỗ mềm và màu dầu (oil ink). Thực hành theo cách của phương Tây, cô theo đuổi trường phái siêu thực, lồng ghép câu chuyện văn hóa, thần thoại phương Đông, ở đó có những hình ảnh quen thuộc trong đời sống của người Việt, như áo dài, nón lá… 

Có kinh nghiệm hơn 7 năm học tập và nghiên cứu về in khắc gỗ tại Nhật Bản, nghệ sĩ Nguyễn Thị Tuệ Thư - Din Sama thực hành kỹ thuật in, chủ yếu sử dụng khắc gỗ mực nước trên giấy dó. Học cách sử dụng màu sắc khá đa dạng của tranh khắc gỗ Nhật Bản, các tác phẩm của cô mang màu sắc tương đối mạnh và có sự uyển chuyển giữa các sắc độ...

Thừa kế và phát huy di sản, các nghệ sĩ đương đại đưa nghệ thuật tranh in khắc gỗ gắn với các phương tiện truyền thông mới, với phong cách và nội dung mới. Trong khi các chất liệu nghệ thuật như sơn dầu, lụa, sơn mài... có nhiều yếu tố hỗ trợ, tranh khắc gỗ bị những hạn chế nhất định. Song các nghệ sĩ khẳng định, điều đó làm cho họ phải điều khiển đường nét và hình mảng một cách khéo léo, diễn tả ít mà vẫn đủ. Khó khăn ấy đồng thời cũng là “đỉnh núi” họ cần chinh phục trong quá trình sáng tạo. 

Văn hóa - Thể thao

Gia đình phải thực sự là tổ ấm để trẻ em được phát triển, người già được chăm sóc, nuôi dưỡng. Nguồn: baodantoc.vn
Văn hóa - Thể thao

Xây dựng gia đình văn hóa thực chất, không chạy theo thành tích

PGS.TS ĐẶNG THỊ HOA, Viện trưởng Viện Tâm lý học, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cho rằng, trong bối cảnh đời sống hiện đại, định hướng xây dựng gia đình văn hóa có những điểm phải thay đổi, cập nhật. Các gia đình văn hóa được công nhận và vinh danh phải là những gia đình thực sự tiêu biểu.

Toàn cảnh hội thảo
Văn hóa

Thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của Quảng Ninh

Ngày 21.12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

“Bộ đội Cụ Hồ” - danh hiệu cao quý, niềm tự hào của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam
Văn hóa - Thể thao

Xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”

Sự xuất hiện, phát triển và định hình danh hiệu, kiểu mẫu nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” trong lịch sử đấu tranh cách mạng đã trải qua 80 năm; so với lịch sử dân tộc thì không dài, song nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” đã trở thành một trong những giá trị văn hóa tiêu biểu của thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh.

Tìm hiểu Tết, thêm yêu tiếng Việt
Văn hóa - Thể thao

Tìm hiểu Tết, thêm yêu tiếng Việt

“Tết là nhất - 100 từ vựng đầu đời” là cuốn sách từ vựng chủ đề ngày Tết được sáng tác bởi tác giả Thư Nhiên và minh họa bởi họa sĩ Thùy Cốm, mới được Crabit Kidbooks và Nhà xuất bản Hà Nội ra mắt, hứa hẹn sẽ là món quà năm mới ý nghĩa với trẻ nhỏ.

Cuộc gặp gỡ nghệ thuật đa màu sắc
Văn hóa - Thể thao

Cuộc gặp gỡ nghệ thuật đa màu sắc

Từ nét vẽ tinh tế trên giấy dó, đến những mảng màu rực rỡ, mang đậm nét văn hóa dân gian… mỗi tác phẩm như một câu chuyện riêng, mang đậm dấu ấn cá nhân, đồng thời tạo nên một tổng thể hài hòa và giàu cảm xúc.

Từ khi thành lập, Quân đội ta luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân
Văn hóa

Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Quân đội ta là quân đội nhân dân. Nghĩa là con em ruột thịt của Nhân dân. Đánh giặc để tranh lại độc lập, thống nhất cho Tổ quốc, để bảo vệ tự do, hạnh phúc của Nhân dân. Ngoài lợi ích của Nhân dân, quân đội ta không có lợi ích nào khác”.