Tranh dân gian "Rước rồng" lên bìa sách "Tết Việt"

“Tết Việt” mang đậm chất dân gian và tinh thần Việt: bìa sách được bọc hoàn toàn bằng mành tre với hình ảnh phóng tác từ tranh dân gian Đông Hồ “Rước rồng”, gắn liền với tâm thức “Con Rồng cháu Tiên”…

Với mục đích đi tìm những bản sắc Việt Nam qua các phong tục ngày Tết, Thái Hà Books cùng Tạp chí Xưa và Nay xuất bản cuốn sách “Tết Việt” - cung cấp những góc nhìn đa chiều về Tết từ Bắc vào Nam đến các vùng lân bang Việt Nam thông qua bài viết của các tác giả như Vương Hồng Sển, Bửu Kế, Phạm Văn Sơn…

Về hương vị Tết miền Nam, trong tác phẩm “Cảm tưởng về Tết trong Nam”, tác giả Vương Hồng Sển viết: “Tuy cùng một gốc nhưng nước Việt ta, Bắc - Nam - Trung, vẫn thưởng Tết không đâu giống với đâu: Tết trong Nam mộc mạc sơ sài, không như Tết miền Trung và ngoài Bắc, trước đây giữ nhiều lễ phép và kiêng cữ... Nhưng đã là “ăn Tết” đúng theo ý nghĩa tục lệ ông bà để lại, thì đâu đâu cũng như nhau, dùng dịp Tết nhứt để mừng đoàn tụ gia đình, tưởng niệm cúng vái tổ tiên đã khuất, há đợi gì: ‘Xuân từ trong ấy mới ban ra’”.

416931615_762105315952529_6095514622793288607_n.jpg -0
Tranh dân gian do gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, làng Đông Hồ, Bắc Ninh thực hiện, được sử dụng làm bìa ấn phẩm “Tết Việt”. Ảnh: BTC

Trong khi đó, “Nhìn qua các nghi lễ triều đình Nguyễn”, tác giả Bửu Kế cho thấy: “Các nghi lễ của triều đình Huế hoặc tổ chức tại đàn Nam Giao, hoặc tại Tịch Điền, tại các lăng, các chùa, nhưng phần lớn thì ở trong Hoàng thành. Những nghi lễ này ta có thể chia thành hai loại. Một loại có tính cách thường xuyên, tổ chức vào một thời kỳ nhất định, còn một loại có tính cách bất thường, không dự liệu từ trước”.

Các tục lệ ngày xuân được tác giả Phạm Văn Sơn liệt kê trong “Cổ nhân và các tục lệ ngày xuân”: “Mồng 5 Tết, trong cung vua có bày tiệc khai hạ. Từ quan đến dân đều đi lễ chùa, viếng đền đài, vườn hoa và phong cảnh trong địa phương. Tháng Hai, quan cho dựng xuân đài, mướn phường chèo đến hát xướng ca múa cho mọi người cùng dự. Ngoài ra, có đặt các trò chơi công cộng như đánh vật, chọi gà và đánh cầu lấy giải thưởng. Đúng ngày Lập xuân, vua cắt người tông trưởng cầm roi vút vào con trâu đất (thổ ngưu) do mục đích khuyến nông rồi vua quan vui vẻ bước vào cung ăn yến”...

Ngoài phiên bản phổ thông, nhân dịp Tết Nguyên Đán 2024, với sự chung tay của “người giữ nghề tranh Đông Hồ” - nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế của làng Đông Hồ, Bắc Ninh, “Tết Việt” có phiên bản đặc biệt mang đậm chất dân gian và tinh thần của người Việt: bìa sách được bọc hoàn toàn bằng mành tre - chất liệu quen thuộc với người Việt Nam; hình ảnh bìa sách được phóng tác từ tranh dân gian “Rước rồng” trong ngày hội xuân - gắn liền với tâm thức về sự tích “Con Rồng cháu Tiên”…

Văn hóa - Thể thao

Trao giải Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024
Văn hóa - Thể thao

Phát triển văn hóa đọc, xây dựng xã hội học tập

Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) KIỀU THÚY NGA cho biết, năm 2024, nhiều hoạt động hưởng ứng phong trào đọc sách trong cộng đồng đã được triển khai, điển hình là cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc. Cuộc thi đã góp phần khơi dậy đam mê đọc sách và phong trào đọc sách, xây dựng xã hội học tập ở các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục
Giáo dục

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục

Nằm trong danh sách những cuốn sách hay nhất năm 2024 (tính đến thời điểm này) trên Amazon, “Nền giáo dục mới can đảm” là cuốn sách đầu tiên về cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục, cùng những tác động của nó đối với việc nuôi dạy con cái và cách chúng ta có thể tận dụng sức mạnh này vì những điều tốt đẹp.

Lưu trữ, bảo tồn và phát huy kiến trúc Việt
Văn hóa - Thể thao

Lưu trữ, bảo tồn và phát huy kiến trúc Việt

Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dụng rộng rãi dẫn tới sự thay đổi lớn trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc. Không chỉ hỗ trợ kiến trúc sư trong các giai đoạn thiết kế, AI còn góp phần lưu trữ, bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc Việt. 

Nỗi sợ mơ hồ khi làm phim lịch sử
Văn hóa - Thể thao

Nỗi sợ mơ hồ khi làm phim lịch sử

Việc làm phim điện ảnh về đề tài lịch sử luôn là thách thức đối với các nhà làm phim Việt. Lo ngại và áp lực không chỉ đến từ việc tái hiện chính xác các sự kiện trong quá khứ mà còn từ sự đón nhận của khán giả và phán xét của giới chuyên môn.

Di sản văn hóa, từ truyền thống đến kho tàng số
Văn hóa

Di sản văn hóa, từ truyền thống đến kho tàng số

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu số về di sản văn hóa đang được quan tâm, nhằm tạo kho tàng lưu giữ thông tin chi tiết về các giá trị vật thể và phi vật thể. Điều này không chỉ hữu ích trong công tác bảo tồn mà còn tạo nền tảng khai thác tối đa tiềm năng của di sản trong công nghiệp văn hóa.