Trận quyết chiến chiến lược mang tầm vóc thời đại

Chiến thắng Điện Biên Phủ là trận quyết chiến lớn nhất của quân và dân ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Để giành được thắng lợi, trước hết là vai trò lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy chiến dịch; sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt nghệ thuật quân sự Việt Nam và công tác địch vận khôn khéo, linh hoạt.

Trung tướng, PGS.TS. Nguyễn Văn Bạo, Giám đốc Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng: Sự chỉ đạo của Trung ương Đảng - nhân tố quyết định thắng lợi chiến dịch

Quyết định đánh vào chỗ mạnh nhất của địch ở Điện Biên Phủ để tiêu diệt chúng là một chủ trương kiên quyết, táo bạo, kịp thời và đầy sáng tạo, là quyết tâm to lớn của Bộ Chính trị. Ta có tiêu diệt được Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ - hình thức phòng ngự cao nhất của địch, mới phá được khâu quan trọng nhất trong kế hoạch tác chiến chiến lược của Navarre, đập tan ý đồ tạo chiến thắng quân sự quan trọng, mở đường cho giải pháp chính trị, đưa nước Pháp ra khỏi chiến tranh trong danh dự.

Trong khi tập trung vào mặt trận Điện Biên Phủ, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo các chiến trường đồng loạt đẩy mạnh tiến công địch để phối hợp với Điện Biên Phủ, chỉ đạo các địa phương dồn sức chi viện sức người, sức của cho mặt trận; chỉ đạo chặt chẽ, toàn bộ quá trình chuẩn bị và thực hành tiến công với những quyết sách kịp thời, sáng tạo. Đặc biệt là chủ trương chiến lược và sự chỉ đạo chiến dịch tài tình, sáng tạo của Bộ Chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh và tài thao lược của Tổng Tư lệnh - Đại tướng Võ Nguyên Giáp với quyết định lịch sử chuyển từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, cùng tinh thần đoàn kết, chiến đấu của quân và dân ta “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Trận quyết chiến chiến lược mang tầm vóc thời đại
Bộ đội ta bắt tù binh trên đồi A1. Nguồn: Tư liệu

Với 5 đòn tiến công chiến lược ở Lai Châu, Trung Lào, Hạ Lào - Đông Bắc Campuchia, Bắc Tây Nguyên, Thượng Lào, ta chẳng những tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn với hàng chục vạn dân, mà còn làm phá sản âm mưu tập trung lực lượng cơ động của Navarre ở đồng bằng Bắc Bộ. Thực dân Pháp buộc phải phân tán lực lượng, bị động đối phó, điều lực lượng từ các chiến trường khác đến ứng cứu và xây dựng Sênô, An Khê, Plei Ku, Luang Prabang và Mường Sài thành những tập đoàn cứ điểm. Năm đòn tiến công chiến lược của ta đã làm cho Kế hoạch Navarre không thực hiện được theo dự kiến, muốn tập trung nhưng lại phải phân tán binh lực, muốn giành quyền chủ động nhưng càng bị động đối phó.

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành chiến tranh tài tình, sáng suốt của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh, sức mạnh của quân và dân ta được nhân lên gấp bội, mở đường cho chiến dịch Điện Biên Phủ đi tới toàn thắng.

Thiếu tướng Lê Văn Đãng, Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu: Sáng tạo trong chỉ đạo chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật 

Chiến dịch Điện Biên Phủ là một điển hình xuất sắc, là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, thể hiện trên cả ba lĩnh vực: chỉ đạo chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật.

Về chiến lược, ta đã phá được kế hoạch tập trung khối cơ động mạnh của Navarre, làm đảo lộn thế bố trí của địch trên các chiến trường, tạo ra một điểm quyết chiến chiến lược ở chiến trường có lợi để tập trung sức mạnh giành thắng lợi quyết định cho cuộc chiến tranh.

Về nghệ thuật chiến dịch, ta đã sớm hình thành thế bao vây, tiến công và bao vây, ngày càng siết chặt từng cụm cứ điểm và tập đoàn cứ điểm, chia cắt thế liên hoàn của địch; tập trung ưu thế về binh, hỏa lực, đánh chắc thắng tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch, diệt từng cứ điểm, cụm cứ điểm ngoại vi, “bóc vỏ” từ ngoài vào, từng bước uy hiếp tiến tới tiêu diệt khu vực trọng yếu nhất của địch, giành thắng lợi quyết định.

Về chiến thuật, cách đánh công kiên của bộ đội ta được hình thành và phát triển từ đánh cụm cứ điểm trong chiến dịch Tây Bắc (1952), đến đánh Tập đoàn cứ điểm trong chiến dịch Điện Biên Phủ ta đã tổ chức thành công các trận công kiên hiệp đồng binh chủng lớn, sử dụng các loại pháo lớn bố trí ở những trận địa kiên cố, thực hành pháo hỏa chuẩn bị, chế áp các trận địa pháo binh địch, chi viện trực tiếp tạo điều kiện cho bộ binh xung phong; tiến hành các trận chiến đấu phòng ngự trận địa dài ngày, giữ vững trận địa mới chiếm để tạo bàn đạp cho trận tiến công tiếp theo; sáng tạo ra cách đánh vây lấn, một hình thức phát triển của chiến đấu công kiên trong điều kiện ta tiến công trực tiếp tiếp xúc với địch khi so sánh lực lượng chưa cho phép đánh lớn diệt địch ngay, góp phần quan trọng vào chiến thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ. Đồng thời, đây cũng là đóng góp quan trọng vào sự phát triển nghệ thuật chiến dịch nói riêng và nghệ thuật quân sự Việt Nam nói chung.

TS. Lê Văn Cử, Viện Lịch sử quân sự, Bộ Quốc phòng: Công tác địch vận - “mũi vu hồi” góp phần làm nên chiến thắng

Trước khi bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ, tháng 1.1954, nhất quán về chủ trương như các chiến dịch trước, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã ban hành “Năm điều kỷ luật chiến trường thi hành trong chiến dịch Đông Xuân”, trong đó xác định rõ chính sách tù, hàng binh là một nội dung của năm điều kỷ luật đó.

Trong quá trình thực hành chiến dịch, cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã thấm nhuần 5 điều kỷ luật và tự giác chấp hành. Nguyên tắc "tác chiến kết hợp với địch vận", vừa đánh vừa kêu gọi binh sĩ địch đầu hàng nhằm giảm bớt thương vong cho cả hai bên, đã được thực hiện. Điều đó nói lên mặt chủ động, tích cực của chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng, Chính phủ và quân đội ta. Đồng thời, ta tích cực cứu chữa tại chỗ cho những tù, hàng binh địch bị thương, ngừng bắn cho phía Pháp thu dọn chiến trường và cứu chữa thương binh của họ, chủ động đề nghị phía Pháp đến nhận thương binh, tù binh ngay tại mặt trận...

Trong bối cảnh cực kỳ khó khăn, thiếu thốn, ngay tại mặt trận, ta đã cứu sống 1.000 thương binh, trong đó có hàng trăm thương binh nặng của địch. Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã phóng thích và trao trả ngay cho Bộ Tổng chỉ huy Pháp 858 thương binh. Ngoài tù binh được trao trả tại mặt trận, toàn bộ tù binh ở Điện Biên Phủ sau khi phân loại được tổ chức thành từng đoàn và dẫn giải về Tuyên Quang, Thanh Hóa. Sau đó, các đợt trao trả lần lượt được tổ chức một cách nghiêm túc theo đúng điều khoản của Hiệp định Genève.

Kết hợp chặt chẽ với tác chiến, công tác địch vận thực sự đã trở thành "mũi vu hồi" quan trọng, góp phần vào thắng lợi huy hoàng ở Điện Biên Phủ, vừa làm rệu rã tinh thần quân địch, đánh bại ý chí chiến đấu của chúng, vừa hạn chế thương vong của ta; đồng thời thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng, Chính phủ, Quân đội và nhân dân Việt Nam.

Văn hóa

Một buổi sinh hoạt Góc đọc cuối tuần tại NXB Kim Đồng. Ảnh: KĐ
Văn hóa - Thể thao

Kết nối tri thức - từ trang sách đến độc giả

Với nỗ lực không ngừng kiến tạo hệ sinh thái tri thức vững mạnh, các đơn vị xuất bản Việt Nam đã chủ động tổ chức nhiều chương trình giao lưu, giới thiệu, quảng bá sách. Những hoạt động này không chỉ là cầu nối giữa tác giả và độc giả, mà còn là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng.

"Giãn nở đa chiều" tại Muong Art Today Museum
Văn hóa - Thể thao

"Giãn nở đa chiều" tại Muong Art Today Museum

Sáng 19.4, tại không gian bảo tàng đương đại Muong Art Today Museum sẽ khai mạc trưng bày "Giãn nở đa chiều", quy tụ các tác phẩm có ngôn ngữ nghệ thuật đa dạng, thể hiện mối quan tâm bền bỉ và liên tục của nghệ sĩ với thay đổi nhanh chóng của đời sống thực tế.

Triển lãm ảnh Bình Thuận sau 50 năm giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Triển lãm ảnh Bình Thuận sau 50 năm giải phóng

Chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 50 năm giải phóng tỉnh Bình Thuận (19.4.1975 - 19.4.2025), ngày 17.4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận khai mạc triển lãm ảnh, kết hợp trưng bày, giới thiệu sản phẩm thương mại - du lịch với chủ đề “Bình Thuận - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”.

Chuỗi sự kiện về sở hữu trí tuệ trong âm nhạc
Văn hóa - Thể thao

Chuỗi sự kiện về sở hữu trí tuệ trong âm nhạc

Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26.4) với thông điệp toàn cầu “Sở hữu trí tuệ và âm nhạc: Cảm nhận nhịp điệu của sở hữu trí tuệ”, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp tổ chức chuỗi sự kiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, trọng tâm là lĩnh vực âm nhạc.

Kỷ nguyên nhựa: Từ niềm vui tuổi thơ đến cuộc đối thoại nghệ thuật sâu sắc
Văn hóa

Kỷ nguyên nhựa: Từ niềm vui tuổi thơ đến cuộc đối thoại nghệ thuật sâu sắc

“Kỷ Nguyên Nhựa” không chỉ là một triển lãm nghệ thuật thị giác, mà còn là hành trình khám phá đầy màu sắc về một phần ký ức tuổi thơ – nơi những món đồ chơi nhựa từng mang đến niềm vui vô tận giờ được nhìn lại qua lăng kính nghệ thuật. Triển lãm khơi gợi sự tò mò, mở ra cuộc đối thoại nhẹ nhàng nhưng sâu sắc về vai trò của nhựa trong đời sống hiện đại.

Bà Rịa - Vũng Tàu kích hoạt “mùa vàng” du lịch dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Bà Rịa - Vũng Tàu kích hoạt “mùa vàng” du lịch dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam

Hướng tới kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức chuỗi lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch sôi động, trải dài từ thành phố biển đến các địa phương. Những sự kiện đặc sắc như đại nhạc hội, lễ hội khinh khí cầu, liên hoan diều nghệ thuật không chỉ tri ân lịch sử mà còn mở ra “mùa vàng” du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh địa phương và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Chiếc mũ cối đặc biệt của nữ quân nhân tại đấu trường nhan sắc Hoa hậu Việt Nam 2024
Văn hóa - Thể thao

Chiếc mũ cối đặc biệt của nữ quân nhân tại đấu trường nhan sắc Hoa hậu Việt Nam 2024

Là một trong những thí sinh lọt chung khảo cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024, Thiếu úy Trần Ngọc Châu Anh không chỉ sở hữu vẻ đẹp hình thể ấn tượng mà còn truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về tình yêu đất nước, trách nhiệm và phẩm chất kiên cường của thế hệ trẻ.

Tái bản hồi ký của nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình
Văn hóa

Tái bản hồi ký của nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, NXB Chính trị quốc gia Sự thật và Omega Việt Nam hợp tác xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch Nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris.

"Mối giao cảm" của Tina Merandon
Văn hóa - Thể thao

"Mối giao cảm" của Tina Merandon

Nhằm khám phá mối quan hệ đặc biệt giữa con người và động vật trong cuộc sống hàng ngày, Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh "Mối giao cảm giữa con người và động vật" của nghệ sĩ người Pháp Tina Merandon, trong khuôn khổ chương trình Nghệ sĩ lưu trú Villa Saigon 2025.