Trải nghiệm hè tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 1 - 31.7, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Hà Nội, diễn ra các hoạt động với chủ đề “Mùa hè - Trải nghiệm và khám phá”.

Hoạt động tháng 7 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam có sự tham gia của hơn 100 đồng bào 16 dân tộc (Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer) đến từ 11 địa phương có đồng bào đang hoạt động hàng ngày tại Làng: Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng.

Trải nghiệm hè tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam -0
Các em nhỏ trải nghiệm làm bánh ốc sên tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Nguồn: cema.gov.vn

Chương trình gồm các hoạt động như: giới thiệu văn hóa truyền thống gắn với các không gian của đồng bào các dân tộc; giới thiệu văn hóa truyền thống tộc người về kiến trúc, trang phục, dân ca dân vũ, lễ hội... Cùng với đó là các loại hình diễn xướng, biểu diễn nhạc cụ dân tộc, trò chơi dân gian truyền thống. 

Đến mỗi điểm làng, công chúng và các em nhỏ sẽ được trải nghiệm, tương tác, tham gia vào quá trình tạo sản phẩm, nghe đồng bào kể chuyện, hướng dẫn, thao tác sản phẩm thủ công truyền thống. Trong quá trình trải nghiệm, du khách sẽ được nghe những chia sẻ về đời sống văn hóa, những câu chuyện gắn với cộng đồng dân tộc để hiểu hơn giá trị truyền thống các tộc người cũng như giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, khát khao tìm hiểu, trải nghiệm.

Các hoạt động trải nghiệm văn hóa truyền thống với các trò chơi như đánh chắt chơi truyền, chơi ô ăn quan, cờ ca rô, chơi rối tre… tại không gian trong nhà; đi cà kheo, nhảy sạp, chơi đu, bập bênh… tại không gian ngoài trời, giúp các em học sinh tìm hiểu, khám phá thiên nhiên, văn hóa, góp phần rèn luyện kỹ năng tư duy, sáng tạo, khéo léo mà còn gắn kết thêm về tình bạn, tình yêu gia đình.

Vào dịp cuối tuần, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức Lễ dâng y tắm mưa hay còn gọi là Lễ nhập hạ, là nghi thức có từ thời đức Phật tại thế, trước khi chư tăng nhập hạ an cư trong 3 tháng mùa mưa được phép thọ nhận “Y tắm mưa” để sử dụng trong thời gian ở hạ. Vào ngày lễ này các gia đình Phật tử tập trung tại chùa dâng cúng chư tăng tứ vật dụng cần thiết và lễ vật không thể thiếu là những cây đèn cầy to để thắp liên tục trong 3 tháng nhập hạ.

Bên cạnh đó là hoạt động của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hàng ngày với các hoạt động trải nghiệm giao lưu văn nghệ, giới thiệu các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu của các dân tộc như: trình diễn đàn tơ rưng, đinh pút, chapi, hát những ca khúc về Tây Nguyên, múa xòe, múa lăm vông…

Văn hóa - Thể thao

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay
Văn hóa - Thể thao

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay

Hưởng ứng Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" và hướng tới Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN về Thể thao và các Hội nghị liên quan tổ chức tháng 10.2024 tại Việt Nam, từ ngày 17 – 25.9, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Gia Lai. Đây là sự kiện thể dục thể thao có ý nghĩa quan trọng được tổ chức thường niên, duy trì đến nay là 33 năm.

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.