TP. Phổ Yên, Thái Nguyên: Huy động mọi nguồn lực hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông

Song song với tăng cường tuần tra, kiểm soát để bảo đảm an toàn, giảm thiểu tai nạn giao thông, thành phố Phổ Yên, Thái Nguyên đã và đang huy động mọi nguồn lực đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương hàng hóa của người dân, góp phần mở rộng không gian đô thị, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tăng cường các đợt cao điểm

Thời điểm gần cuối năm, khi các công trình trọng điểm trên địa bàn được đẩy nhanh tiến độ thi công, lượng phương tiện vận tải lưu thông tăng cao, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) công an thành phố tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các phương tiện vận tải vi phạm về kích thước thành thùng xe và chở quá tải trọng; duy trì các chốt và tổ chức tuần tra khép kín ở tất cả các tuyến giao thông trọng điểm trên địa bàn. Đặc biệt, để giảm thiểu tai nạn giao thông, Công an thành phố đã phối hợp tổ chức ra quân đợt cao điểm tuyên truyền các quy định Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; tổng kiểm tra vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn toàn thành phố…

Công an Phổ Yên tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm xe chở quá tải, nồng độ cồn
Công an Phổ Yên tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm xe chở quá tải, nồng độ cồn

Theo đó, lực lượng chức năng đã huy động các cán bộ chiến sĩ cùng thiết bị nghiệp vụ, thành lập các tổ công tác thực hiện nhiệm vụ tại các chốt kiểm tra nồng độ cồn vào các khung giờ cao điểm, nhất là buổi trưa, chiều và tối; kết hợp tăng cường tuần tra, kiểm soát trên các tuyến, địa bàn trọng điểm nơi có nhiều phương tiện tham gia giao thông nhằm hạn chế tình trạng lái xe trốn tránh việc kiểm tra nồng độ cồn, xử lý nghiêm các trường có hành vi vi phạm, kể cả cán bộ, Đảng viên, người đứng đầu các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang...

Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ 4.0 vào quản lý, điều hành 

Song song với các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông, thành phố Phổ Yên đã và đang huy động mọi nguồn lực đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương hàng hóa của người dân, góp phần mở rộng không gian đô thị, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và giảm thiểu tai nạn giao thông.

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Ngọc Thiện: giai đoạn 2021 - 2023, thành phố đã và đang triển khai 23 dự án đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông với tổng số vốn đầu tư trên 2.000 tỷ đồng. Trên cơ sở này, thành phố đã tập trung triển khai các dự án duy tu, bảo dưỡng, cải tạo nâng cấp và xây mới hệ thống đường giao thông ngoại thị, nội thị. Đặc biệt, các tuyến đường giao thông trên địa bàn thành phố phần lớn được đầu tư nâng cấp đấu nối dọc theo tuyến Quốc lộ 3 cũ đi đến các xã, phường nhằm tạo sự kết nối, thông suốt giữa các khu vực. 

Điển hình là thực hiện các dự án: Đoạn tuyến từ Quốc lộ 3 cũ (Km41+950) đi đê Sông Công; tuyến đường từ Quốc lộ 3 cũ đi tổ dân phố Kim Thái, phường Ba Hàng; nâng cấp, cải tạo tuyến đường từ Quốc lộ 3 cũ đi Viện Quân y 91; tuyến đường từ Quốc lộ 3 cũ đi Trung tâm văn hóa phường Nam Tiến; nâng cấp, cải tạo tuyến đường từ ngã tư Thanh Xuyên đi đê Chã; cải tạo, nâng cấp tuyến đường ĐT. 274…

Để các dự án được triển khai thuận lợi, cùng với làm tốt công tác quy hoạch, UBND thành phố Phổ Yên đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tích cực phối hợp với UBND các xã, phường tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thực hiện hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng. Địa phương cũng yêu cầu các nhà thầu tập trung tối đa máy móc, nhân lực và các điều kiện liên quan để đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục đối với những nơi đã có mặt bằng, phấn đấu hoàn thành các dự án theo đúng kế hoạch.

Là một trong những công trình được khởi công đầu năm 2023, Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh (ĐT) 274, đoạn từ ĐT.261 đi xã Thành Công (đi qua địa phận phường Đắc Sơn, 2 xã Thành Công và Vạn Phái) đã được thi công trên 30% các hạng mục. Tuyến đường được thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025, với chiều dài 5,7km, kinh phí thực hiện 376 tỷ đồng (từ nguồn ngân sách địa phương). Đây là dự án thuộc nhóm B, công trình giao thông cấp III.

Tương tự, tại Dự án nâng cấp tuyến đường từ Quốc lộ 3 cũ đi Trung tâm văn hóa phường Nam Tiến, đơn vị thi công cũng đang tích cực thực hiện các hạng mục: mở rộng lòng đường từ 5m lên 8,5m; xây dựng vỉa hè và rãnh thoát nước dọc hai bên... Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hoàng Hải - đơn vị thi công Dự án đã huy động nhân lực, vật lực thi công các hạng mục. Được khởi công đầu năm 2023, đến nay, Dự án đã hoàn thành trên 70% khối lượng công việc. Dự kiến, tuyến đường sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào cuối năm nay.

Thời gian tới, thành phố Phổ Yên sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông. Trong đó, tập trung nguồn lực phát triển hệ thống giao thông tại các xã vùng III của thành phố (gồm Thành Công, Vạn Phái, Minh Đức, Phúc Tân). Thành phố cũng tập trung thực hiện hiệu quả Đề án “Ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông thành phố Phổ Yên giai đoạn 2021 - 2025”. Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ  4.0 vào quản lý, điều hành hệ thống giao thông. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, ATGT và xây dựng văn hóa giao thông... Kịp thời xử lý các "điểm đen", điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ. Kiên quyết lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt và chống tái lấn chiếm…

Địa phương

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.