TP. Hồ Chí Minh: Ưu tiên cao nhất, tập trung chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ 33 đã thảo luận và thống nhất với 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp tăng trưởng kinh tế - xã hội. Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên đề nghị thành phố tập trung chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công và xem đây là nhiệm vụ ưu tiên cao nhất trong quý 4.

8-10-16-5664jpg-8372.jpeg
TP. Hồ Chí Minh đề ra 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp tăng trưởng kinh tế - xã hội đến cuối năm

Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh Khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025 vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 33 (mở rộng). Bí thư Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên cho biết, hội nghị đã thảo luận và thống nhất với 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp do Ban Cán sự Đảng UBND thành phố đề xuất, trong đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt, đồng bộ một số nhiệm vụ, giải pháp.

Cụ thể: ưu tiên các giải pháp cho tăng trưởng kinh tế, cùng với đó là các yếu tố phát triển bền vững và tăng cường giải pháp để huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là các dự án, công trình quan trọng, trọng điểm.

TP. Hồ Chí Minh sẽ tập trung triển khai nhanh tiến độ triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa 7 nội dung cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết 98 và một số nhiệm vụ triển khai Nghị định 84 của Chính phủ về thí điểm phân cấp quản lý Nhà nước một số lĩnh vực cho thành phố. Đồng thời, chủ động phối hợp các bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho các dự án đang vướng mắc vượt tầm của thành phố.

"Tập trung chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công và xem đây là nhiệm vụ ưu tiên cao nhất của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh trong quý 4”, Bí thư Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.

hcm1-3072.jpg
9 tháng năm 2024, TP. Hồ Chí Minh mới giải ngân được 16.000 tỷ đồng đầu tư công

Theo Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, cần tập trung cao độ giải quyết các vấn đề tồn đọng, trong đó vướng mắc giữa các sở ngành, với các địa phương về đầu tư công rất lớn. Chủ tịch UBND thành phố mong muốn lãnh đạo các cấp kiểm tra, đôn đốc và tháo gỡ về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, rà soát để kịp thời thực hiện chỉ tiêu cải cách hành chính; tập trung cao độ giải ngân đầu tư công; Chỉ thị 12 của UBND thành phố về thúc đẩy tăng trưởng của năm 2024 đạt 7,5% và năm 2025 đạt từ 8 đến 8,5%.

Về đầu tư công, 9 tháng qua thành phố chỉ giải ngân 16.000 tỷ đồng, hiện còn 63.000 tỷ đồng. Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, cho biết, số này giải ngân chậm nhất đến tháng 1.2025 phải xong; thành phố đã chia thành 5 nhóm để tập trung thực hiện.

Trong đó, nhóm giải phóng mặt bằng với 30.000 tỷ đồng. Thành phố tập trung cho giải phóng mặt bằng rạch Xuyên Tâm (quận Bình Thạnh, Gò Vấp) với 12.976 tỷ đồng, dự án bờ Bắc kênh Đôi (quận 8) với 5.092 tỷ đồng và 2 đoạn Vành đai 2 (TP. Thủ Đức) với 7.600 tỷ đồng và các dự án khác.

Nhóm các dự án khởi công mới với 8.000 tỷ đồng; trong đó có dự án lớn như thiết bị cho 3 bệnh viện cửa ngõ thành phố với 1.200 tỷ đồng. Nhóm các dự án đang thực hiện với 9.600 tỷ đồng.

Đối với nhóm vướng mắc thủ tục, dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng hiện chưa giải ngân 6.800 tỷ đồng, thành phố sẽ tính toán đến giải pháp chuyển để sử dụng cho các dự án khác. Với gần 4.000 tỷ đồng giải ngân cho dự án Đường sắt đô thị số 1, hiện thành phố đã làm việc với Ban Quản lý Đường sắt đô thị, phấn đấu sẽ giải ngân 3.800 tỷ đồng. Đối với nhóm các dự án vướng mắc thủ tục có 57 dự án cần được tháo gỡ.

Địa phương

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đức Thụy
Địa phương

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 17

Để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác 9 tháng đầu năm; xác định nhiệm vụ trọng tâm công tác 3 tháng cuối năm 2024 và giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền, sáng nay, 10.10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai đã khai mạc Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI (mở rộng).

Thanh Hóa: Chăm lo đời sống cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Địa phương

Thanh Hóa: Chăm lo đời sống cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa gồm 11 huyện, với dân số trên 1 triệu người, trong đó, đồng bào DTTS chiếm hơn 60%. Do đó, trong những năm qua, việc quan tâm, chăm lo đời sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn là nhiệm vụ trọng tâm được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm. 

Phát triển đô thị xanh, văn minh, hiện đại, giàu bản sắc, là động lực phát triển chính của Thủ đô
Địa phương

Bài cuối: Một Hà Nội thanh lịch - nghĩa tình - văn minh

Phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước"; là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô...

Công an Bình Thuận truy nã, truy tìm, vận động nhiều đối tượng ra đầu thú
An ninh cơ sở

Công an Bình Thuận truy nã, truy tìm, vận động nhiều đối tượng ra đầu thú

Trong năm 2024, Công an tỉnh Bình Thuận đã tập trung chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện quyết liệt công tác truy nã, truy tìm và vận động đầu thú. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần kiềm chế và làm giảm đối tượng truy nã ngoài xã hội, phòng ngừa tái phạm tội, phục vụ tốt công tác điều tra, xét xử, thi hành án.

Dấu ấn phát triển, chuyển mình sau 70 năm Giải phóng Thủ Đô
Địa phương

Dấu ấn phát triển, chuyển mình sau 70 năm Giải phóng Thủ Đô

Trong không khí phấn khởi và tự hào kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chia sẻ về những thành tựu đạt được của thành phố Hà Nội trong chặng đường 70 năm qua và định hướng phát triển trong thời gian tới, nhằm xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản tại Cà Mau được các đối tác quốc tế đặc biệt quan tâm
Trên đường phát triển

Cà Mau: Tăng cường kết nối, giao thương với các doanh nghiệp quốc tế

Là tỉnh cực Nam của Việt Nam, Cà Mau sở hữu nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là ngành thủy sản và năng lượng tái tạo, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế. Hoạt động của các doanh nghiệp quốc tế tại tỉnh Cà Mau có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế và phát triển bền vững không chỉ cho tỉnh Cà Mau mà còn cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Phát triển Thủ đô đồng bộ, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước
Trên đường phát triển

Phát triển Thủ đô đồng bộ, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước

Thủ đô cần có vai trò đi trước, đi đầu trong việc thực hiện và hoàn thành sớm các kế hoạch, chiến lược phát triển đất nước; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; phát triển văn hóa, xây dựng con người toàn diện, đồng bộ, mang đậm bản sắc Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Thương hiệu và Pháp luật
Địa phương

Bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Thương hiệu và Pháp luật

Ngày 7.10.2024, tại Cung Trí thức thành phố, Trung ương Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định về việc bổ nhiệm bà Khổng Thị Nhung - Nguyên Phó Tổng Thư ký tòa soạn báo Nhà báo và Công luận giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử (TCĐT) Thương hiệu và Pháp luật.