TP. Hồ Chí Minh: Tước giấy phép hoạt động Công ty TNHH Bệnh viện Mary

Đặt tên là "bệnh viện" nhưng Công ty TNHH Bệnh viện Mary chỉ được cấp phép hoạt động dưới dạng phòng khám. Cơ sở này sử dụng nhân sự chưa có chứng chỉ hành nghề để khám chữa bệnh cho khách.

Xử phạt, tước giấy phép hoạt động

img-202410296-120852391.png
Công ty TNHH Bệnh viện Mary tại thời điểm kiểm tra. Ảnh SYT

Với sai phạm trên, Công ty TNHH Bệnh viện Mary bị xử phạt 95 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám chữa bệnh 3 tháng; tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh của người chịu trách nhiệm chuyên môn 2 tháng; buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo sai phạm.

Thanh tra Sở Y tế vừa xử phạt Công ty TNHH Bệnh viện Mary (166A Tân Sơn Nhì, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú) vì các hành vi: sử dụng người hành nghề không có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh; quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.

Ông Trần Văn Dũng (bác sĩ làm việc tại Công ty TNHH Bệnh viện Mary) bị Thanh tra Sở Y tế xử phạt và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp với tổng số tiền 35,6 triệu đồng vì hành vi: khám chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.

Bà Nguyễn Hồ Thu Tiền (nhân viên của Phòng khám chuyên khoa Phụ sản thuộc Công ty TNHH Bệnh viện Mary) bị xử phạt 35 triệu đồng vì khám chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.

Yêu cầu Bệnh viện Từ Dũ xử lý

screen-shot-2024-11-07-at-105952.png
Tài khoản Tiktok quảng cáo về Phòng khám sản phụ khoa Mary Tân Phú. Ảnh chụp màn hình

Trước đó, cuối tháng 10.2024, Thanh tra Sở Y tế phối hợp cơ quan chức năng địa phương tiến hành kiểm tra cơ sở khám chữa bệnh tại địa chỉ 166A Tân Sơn Nhì, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, sau khi nhận được phản ánh về các dấu hiệu vi phạm trong hoạt động khám chữa bệnh tại cơ sở này.

Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở đóng cửa, không hoạt động. Tiến hành tra cứu tại ứng dụng “Tra cứu thông tin hành nghề y, dược TP. Hồ Chí Minh”, đoàn ghi nhận hoạt động địa chỉ trên là Công ty TNHH Bệnh viện Mary (mã số doanh nghiệp 0317822432), người đại diện pháp luật là bà Nguyễn Thị Mến, chức vụ Giám đốc.

Phòng khám chuyên khoa Phụ sản thuộc Công ty TNHH Bệnh viện Mary có Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số 03242/HCM-GPHĐ, do Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 28.8.2023, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật là bác sĩ Lê Nguyễn Anh Thi.

Thanh tra Sở Y tế đã mời Giám đốc Công ty TNHH Bệnh viện Mary và các cá nhân có liên quan đến làm việc và xác định cơ sở có sử dụng nhân sự chưa được cấp giấy phép hành nghề tham gia khám chữa bệnh.

Cụ thể, ông Trần Văn Dũng có bằng Bác sĩ Y khoa, chưa được cấp giấy phép hành nghề và đang tham gia thực hành khám chữa bệnh sản phụ khoa tại Bệnh viện Từ Dũ; bà Nguyễn Hồ Thu Tiền đang theo học khóa điều dưỡng tại một trường y khoa tại TP. Hồ Chí Minh.

Sở Y tế đã có công văn gửi Phòng Y tế quận Tân Phú giám sát việc ngưng hoạt động của cơ sở, ngưng giải quyết thủ tục hành chính về thay đổi bác sĩ phụ trách chuyên môn kỹ thuật của cơ sở.

Sở Y tế yêu cầu lãnh đạo Bệnh viện Từ Dũ xem xét, xử lý nghiêm trường hợp của ông Trần Văn Dũng khi đang tham gia thực hành khám chữa bệnh lại có vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Sở Y tế kêu gọi người dân khi thực hiện các dịch vụ khám chữa bệnh phải lựa các bệnh viện, phòng khám có uy tín được Bộ Y tế/Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động. Người dân có thể tra cứu thông tin các cơ sở khám chữa bệnh và người hành nghề trên ứng dụng tra cứu https://thongtin.medinet.org.vn, kiểm tra thông tin trên ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý hành nghề của Sở Y tế theo đường dẫn https://tracuu.khambenh.gov.vn. Đặc biệt cần chú ý kiểm tra thông tin người hành nghề để biết thông tin chính xác về người đang điều trị cho mình.

Khi phát hiện nghi ngờ phòng khám thiếu thông tin minh bạch, người dân có thể gọi ngay cho đường dây nóng qua số 0989.401.155 hoặc tải thông tin lên ứng dụng “Y tế trực tuyến” để Thanh tra Sở Y tế kịp thời nắm bắt, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Theo Sở Y tế, tại TP. Hồ Chí Minh có gần 200 doanh nghiệp tư nhân sử dụng cụm từ "bệnh viện" khi đăng ký giấy chứng nhận kinh doanh nhưng không hoạt động theo mô hình bệnh viện. Do phòng khám đăng ký lấy tên theo tên của doanh nghiệp đã được in trong giấy chứng nhận kinh doanh nên buộc Sở Y tế TP. Hồ chí Minh phải cấp phép hoạt động cho phòng khám với tên gọi có cụm từ "bệnh viện".

Từ đầu năm 2024 đến nay, qua kiểm tra của Thanh tra Sở Y tế cho thấy, có 10 cơ sở kinh doanh đăng ký chữ "bệnh viện" trong tên doanh nghiệp đã vi phạm pháp luật, bị xử lý vi phạm hành chính.

Trước tình hình trên, Sở Y tế kiến nghị bộ, ngành và các đơn vị liên quan xem xét, bổ sung các quy định pháp lý về việc đặt tên cơ sở y tế, khắc phục tình trạng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phòng khám nhưng sử dụng danh nghĩa tên "bệnh viện". Tránh gây nhầm lẫn cho người dân trong việc lựa chọn dịch vụ y tế, tiềm ẩn nhiều rủi ro về chất lượng và hiệu quả khám chữa bệnh.

Sức khỏe

Xây dựng môi trường học đường không khói thuốc lá
Sức khỏe

Xây dựng môi trường học đường không khói thuốc lá

Trước tình trạng học sinh, sinh viên sử dụng thuốc lá đang trở thành mối lo của nhiều gia đình và toàn xã hội, vừa qua, Cục Y tế Giao thông Vận tải (Bộ Giao thông vận tải) phối hợp với Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) tổ chức Hội thi “Sinh viên ngành giao thông vận tải nói không với thuốc lá” năm 2024.

20 kỹ thuật mới, chuyên sâu được chuyển giao và thực hiện thành công tại BVÐK tỉnh Bình Định.
Sức khỏe

Hiệu quả từ chuyển giao, chủ động thực hiện kỹ thuật cao

Thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế, từ năm 2020 - 2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định đã thực hiện được nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao từ việc tiếp nhận đào tạo, hỗ trợ chuyên môn và chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh). Những thành quả bước đầu được ghi nhận góp phần quan trọng trong cải thiện chất lượng khám, chữa bệnh, giảm tải áp lực cho tuyến trên.

Việc tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt nam tăng nhanh trong những năm gần đây.
Sức khỏe

Tầm nhìn dài hạn tác động tới hành vi người tiêu dùng

Tiêu thụ thường xuyên đồ uống có đường; trong đó, có nước giải khát có đường là một trong những nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì và các rối loạn chuyển hóa, làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2, tăng huyết áp cũng như các biến chứng về bệnh tim mạch, đột quỵ, tử vong... Theo đó, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với đồ uống có đường là biện pháp quan trọng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, nhằm giảm mức tiêu thụ và tác hại đối với sức khỏe.

Hậu Giang: Nâng cao nhận thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá
Tin tức

Hậu Giang: Nâng cao nhận thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá

Vừa qua, Ban Chỉ đạo Phòng, chống tác hại của thuốc lá huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ đã tổ chức Hội thi Tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá cho học sinh THCS và THPT. Hội thi đã góp phần nâng cao nhận thức của học sinh về tác hại của thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá điện tử. 

Hy hữu: Răng mọc ở mũi bé trai 4 tuổi
Sức khỏe

Hy hữu: Răng mọc ở mũi bé trai 4 tuổi

Trường hợp bệnh nhi N.Đ.D (4 tuổi, Bắc Giang) thường xuyên có hiện tượng chảy máu cam và ngạt mũi vì chiếc răng mọc lạc chỗ ở sàn mũi phải. Theo y văn, đây là trường hợp rất hiếm gặp.

Cẩn trọng khi đau ngực, khó thở
Sức khỏe

Cẩn trọng khi đau ngực, khó thở

Bác sĩ khuyến cáo những người bệnh có yếu tố nguy cơ cao, kèm theo các triệu chứng như đau ngực, khó thở thì cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.