TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng bữa ăn bán trú ở trường học

Năm học 2024-2025, ngoài việc điều chỉnh thực đơn, công tác quản lý suất ăn bán trú ở trường học tại TP. Hồ Chí Minh cũng được siết chặt để bảo đảm an toàn, tạo sự an tâm, tin tưởng cho phụ huynh.

z5951367655282-9d7597f70bbc79c71b560a415e7f4194-7405.jpg
Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng bữa ăn bán trú ở trường học

Để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, theo đại diện Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, trường học cần lựa chọn đơn vị cung cấp thực phẩm chuyên nghiệp, đáp ứng đầy đủ tiêu chí về vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Đồng thời, cán bộ quản lý trường học phải trực tiếp giám sát, kiểm tra công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tại đơn vị cung cấp. Khuyến nghị các đơn vị nâng cao chất lượng nguồn gốc thực phẩm đầu vào, không chỉ đáp ứng yêu cầu tối thiểu là đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm mà cần đạt những chuẩn cao hơn như VietGAP, GlobalGAP…

Tại TP. Thủ Đức, năm học 2024-2025, tất cả trường học trên địa bàn được yêu cầu gửi hình ảnh thực tế học sinh ăn trưa về Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) trước 12h hàng ngày để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

Ngoài ra, trường học thực hiện thường xuyên việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh về các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng tránh các bệnh lây truyền qua thực phẩm. Trong đó, công tác truyền thông kết hợp giữa nhiều hình thức như phát thanh trong trường học, cổng thông tin điện tử, đăng tải tại bảng tin của nhà trường...

Tại quận Tân Bình, yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng bữa ăn trong trường học được thực hiện không chỉ đối với hệ thống trường công lập mà cả trường ngoài công lập. Tất cả cơ sở giáo dục phải xây dựng kế hoạch phòng chống ngộ độc thực phẩm; chủ động liên hệ trạm y tế phường hoặc trung tâm y tế quận tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

Đặc biệt, các trường học tuyên truyền, nhắc nhở học sinh không ăn hàng rong và thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh để phòng tránh bệnh đường tiêu hóa và ngộ độc thực phẩm, yêu cầu học sinh ăn chín, uống sôi, giữ gìn vệ sinh cá nhân, tăng cường dinh dưỡng hợp lý.

Theo đại diện Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh, ngoài việc vận dụng hiệu quả thực đơn cân bằng dinh dưỡng, trường học cần tổ chức thực đơn riêng cho học sinh suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì tại đơn vị, đồng thời kết hợp các hoạt động tăng cường thể lực cho học sinh. Sở sẽ duy trì hoạt động kiểm tra định kỳ và đột xuất bữa ăn bán trú nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tại các đơn vị.

Giáo dục

Bộ GD-ĐT: Ông Vương Tấn Việt thừa nhận sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp
Giáo dục

Bộ GD-ĐT: Ông Vương Tấn Việt thừa nhận sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp

Kết quả xử lý văn bằng của ông Vương Tấn Việt xác định ông đã sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp. Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học liên quan khẩn trương thu hồi văn bằng đã cấp cho ông Vương Tấn Việt theo quy định của pháp luật.

Dự kiến có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10, cấp THCS thực hiện xét tuyển
Giáo dục

Dự kiến có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10, cấp THCS thực hiện xét tuyển

Ngày 21.10, Bộ GD-ĐT đã công bố Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông và bắt đầu lấy ý kiến rộng rãi của xã hội về nội dung này. Dự kiến có 3 phương thức tuyển sinh và thực hiện 3 môn thi vào lớp 10, cùng với đó tuyển sinh cấp THCS bằng phương thức xét tuyển. 

Trường Đại học Điện lực hỗ trợ em Thào Thị Nhè 6 triệu đồng/tháng (24 tháng), tổng cộng là 144 triệu đồng
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực chắp cánh ước mơ cho nữ sinh mồ côi sau bão, lũ ở Lào Cai

Trường Đại học Điện lực vừa tổ chức đoàn công tác thăm và làm việc với huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) về việc nhận nuôi em Thào Thị Nhè. Tiếp và làm việc với đoàn có Bí thư Huyện ủy Bát Xát Nguyễn Trung Triều; Hiệu trưởng Trường THPT số 2 Bát Xát Nguyễn Văn Quảng cùng tập thể giáo viên nhà trường và em Thào Thị Nhè.

Dãy 4 phòng học tạm tại Trường Tiểu học Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn, Yên Bái
Giáo dục

Kiên cố hoá trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Thực hiện chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, công tác huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để kiên cố hoá trường, lớp học đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, thực tế, số phòng, lớp học chưa được kiên cố vẫn còn khá lớn.

Trường Đại học Thương mại tổ chức Hội thảo Quản lý Chuỗi Cung Ứng quốc tế VSSCM-2024
Giáo dục

Trường Đại học Thương mại tổ chức Hội thảo Quản lý Chuỗi Cung Ứng quốc tế VSSCM-2024

Từ ngày 21 - 22.10, Trường Đại học Thương mại phối hợp cùng Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) đồng tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế “Quản lý Chuỗi Cung Ứng lần thứ 3” (VSSCM-2024) - một trong những sự kiện học thuật hàng đầu về chuỗi cung ứng tại khu vực.

Trường Đại học Lao động - Xã hội chào đón hơn 2800 tân sinh viên năm học mới
Giáo dục

Trường Đại học Lao động - Xã hội chào đón hơn 2800 tân sinh viên năm học mới

Trường Đại học Lao động - Xã hội (ULSA) vừa tổ chức chương trình chào đón hơn 2.800 tân sinh viên năm học 2024-2025 với chủ đề “Newcomer2024”. Sự kiện do Đoàn TN – Hội Sinh viên trường tổ chức để chúc mừng các tân sinh viên đã vượt qua vũ môn, xuất sắc bước vào đại gia đình ULSAers.

Học sinh không học chuyên đề học tập lựa chọn, thi tốt nghiệp năm 2025 thế nào?
Giáo dục

Học sinh không học chuyên đề học tập lựa chọn, thi tốt nghiệp năm 2025 thế nào?

Theo quy định Chương trình học ở cấp THPT theo Chương trình GDPT 2018 mỗi học sinh cấp THPT bắt buộc phải lựa chọn học 3 cụm chuyên đề của 3 môn học với mỗi năm học là 35 tiết chuyên đề lựa chọn/môn học và tổng số là 105 tiết/ 3 năm học cấp THPT theo đúng mục đích của Chương trình GDPT 2018.