TP. Hồ Chí Minh quyết tâm từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Ngày 11.10, Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp với Tập đoàn giáo dục EMG Education tổ chức hội thảo “Một số giải pháp đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học ở Việt Nam”. Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng.

Hội thảo được tổ chức nhằm đề xuất các giải pháp triển khai thực hiện Kết luận số 91 của Bộ Chính trị, trong đó đặt ra mục tiêu từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Thông qua các nội dung tham luận chuyên sâu được trình bày tại hội thảo, đại biểu tham gia cùng nhau thảo luận, chia sẻ về thực trạng triển khai dạy và học tiếng Anh hiện nay.

Từ đó đề xuất các nhóm giải pháp đồng bộ, thiết thực và hiệu quả về cơ chế chính sách, đào tạo đội ngũ giáo viên, đổi mới nội dung chương trình và kiểm tra đánh giá, cũng như sự phối hợp của các cấp ban ngành và toàn xã hội nhằm từng bước hiện thực hóa mục tiêu mang tính chất chiến lược này.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đã nêu lên một số nhóm giải pháp tiêu biểu như xây dựng môi trường học tập và sử dụng tiếng Anh, đổi mới phương pháp dạy và học tiếng Anh, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục tiếng Anh.

1-9692.jpg
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GDĐT TPHCM phát biểu tại hội thảo

Ông Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh: “Để triển khai thực hiện thành công mục tiêu đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học ở Việt Nam, chúng ta cần có sự chung sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các cơ sở giáo dục, các nhà khoa học, các chuyên gia, các doanh nghiệp cùng với sự ủng hộ của cha mẹ học sinh và toàn xã hội”.

Hội thảo cũng nêu đề xuất về mô hình triển khai các khung chương trình giảng dạy và các giải pháp kiểm tra, đánh giá dựa trên việc phân tầng 3 cấp độ triển khai bao gồm cấp độ triển khai giảng dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai một cách toàn diện, giảng dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai ở mức độ tiêu chuẩn, và cấp độ thấp nhất là bắt đầu từng bước triển khai thực hiện.

Trong nhiều năm qua, TP.HCM đã và đang thực hiện nhiều chương trình, đề án mang tính đột phá như chương trình tăng cường Tiếng Anh; chương trình “Dạy và học Toán, Khoa học và Tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam” thuộc Đề án 5695; mô hình trường chất lượng cao “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế” tại Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 07/QĐ-UBND,

Kết quả khả quan của Đề án 5695 là điểm sáng cho thấy TPHCM hoàn toàn có thể bắt đầu triển khai thực hiện đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo cấp độ cao nhất của mô hình trên (triển khai một cách toàn diện) ở một số trường.

2-2740.jpg
Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh, Bộ GDĐT sẽ tham mưu cho Chính phủ sớm ban hành một đề án mang tầm quốc gia về đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trong đó có các giải pháp về nguồn lực, cơ chế chính sách, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, tạo cơ hội cho giáo viên bản ngữ hợp tác, làm việc tại Việt Nam,...

“Như thế chúng ta cần 5 trụ cột chính là quản lý nhà nước, các nhà khoa học - chuyên gia, nhà đào tạo (cơ sở giáo dục), nhà trường, nhà doanh nghiệp cùng tham gia hiến kế để thực hiện đề án mang tính quốc gia này. Theo tôi, đến năm 2025 có thể xây dựng xong đề án này và xác định rõ lộ trình cũng như các giải pháp thực hiện. Kinh nghiệm thực tiễn của TP.HCM về thực hiện Đề án 5695 của UBND TP.HCM cho thấy cần có một chiến lược, một kế hoạch cụ thể,...

Chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó xác định các giải pháp trước mắt, lâu dài và đột phá. Như thế, cách làm đồng bộ nhưng phải xác định đâu là giải pháp đột phá, không dàn hàng ngang, nơi nào có điều kiện phù hợp thì thực hiện. Khuyến khích các địa phương có đủ điều kiện như TPHCM sẽ là đầu tàu dẫn dắt, định hướng việc dạy và học Tiếng Anh hiệu quả”, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh

Cũng theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, “Một số giải pháp đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học ở Việt Nam” là hội thảo quy mô đầu tiên được tổ chức kể từ khi có Kết luận 91 của Bộ Chính trị vào ngày 12.08.2024 vừa qua. Qua đó cho thấy quyết tâm của TP.HCM trong việc tiên phong đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Giáo dục

GS Nguyễn Hữu Tú nhận Huân chương Cành cọ Hàn lâm của Chính phủ Pháp
Giáo dục

GS Nguyễn Hữu Tú nhận Huân chương Cành cọ Hàn lâm của Chính phủ Pháp

GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội vừa được trao tặng Huân chương Cành cọ Hàn lâm - một trong những phần thưởng cao quý của Chính phủ Pháp. Huân chương là sự ghi nhận những cống hiến của Giáo sư Nguyễn Hữu Tú đối với sự phát triển hợp tác Pháp ngữ tại Việt Nam, đặc biệt là hợp tác đào tạo Y khoa Pháp  - Việt.

 Bộ GD-ĐT trả lời về đề xuất miễn học phí con giáo viên
Giáo dục

Bộ GD-ĐT trả lời về đề xuất miễn học phí con giáo viên

TS Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết hiện Ban soạn thảo đang đánh giá tác động và sẽ cân nhắc việc điều chỉnh đề xuất miễn học phí cho con đẻ và con nuôi của nhà giáo trong dự thảo Luật Nhà giáo cho phù hợp.

Đại học Quốc gia Hà Nội tuyên dương và trao bằng khen đội tuyển đạt thành tích xuất sắc tại Olympic quốc tế năm 2024
Giáo dục

Đại học Quốc gia Hà Nội tuyên dương và trao bằng khen đội tuyển đạt thành tích xuất sắc tại Olympic quốc tế năm 2024

Ngày 11.10, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên đã tổ chức tuyên dương và trao bằng khen của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho 9 học sinh và 22 cán bộ, giáo viên huấn luyện đội tuyển đạt thành tích cao trong kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2024.

Trường Đại học Phú Xuân: Phát triển vượt bậc, khẳng định vị thế
Giáo dục

Trường Đại học Phú Xuân: Phát triển vượt bậc, khẳng định vị thế

Trải qua 21 năm đầy nỗ lực, Trường Đại học Phú Xuân (thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) đã có những bước tiến vượt bậc, khẳng định vị thế là một trong những ngôi trường đào tạo hàng đầu tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Trong đó, năm học 2023 - 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của nhà trường khi vinh dự đạt được nhiều thành tích xuất sắc.