TP. Hồ Chí Minh: Nhiều trường đại học dùng chung kết quả thi tuyển sinh riêng

Dự kiến năm 2025 tại TP. Hồ Chí Minh sẽ có 3 kỳ thi tuyển sinh riêng với số trường đại học, cao đẳng đăng ký sử dụng chung kết quả ngày càng tăng.

836.jpg

Nhiều cơ sở đào tạo đại học đã công bố kế hoạch dự kiến tổ chức các kỳ thi tuyển sinh riêng để đánh giá năng lực thí sinh, lấy kết quả xét tuyển đầu vào năm 2025. Mỗi kỳ thi tuyển sinh riêng đều được cải tiến để phù hợp chương trình phổ thông mới 2018 và theo hướng sử dụng chung kết quả ở nhiều trường.

Tại TP. Hồ Chí Minh, dự kiến năm 2025 sẽ có 3 kỳ thi tuyển sinh riêng với số trường đại học, cao đẳng đăng ký sử dụng chung kết quả ngày càng tăng.

Cụ thể là kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Năm 2025 sẽ là năm thứ 8 kỳ thi này được tổ chức và Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh vẫn tổ chức 2 đợt thi, dự kiến vào ngày 30.3 và ngày 1.6, tại 25 tỉnh/thành phố.

Kỳ thi lần này tiếp tục được dự kiến sẽ có hơn 100 trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả để xét tuyển, chủ yếu là bậc đại học.

Kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh cũng sẽ tiếp tục tổ chức lần thứ 5 để xét tuyển vào gần 30 ngành học của trường. Kỳ thi được tổ chức với 6 bài thi, thí sinh làm bài trên máy tính.

Kết quả kỳ thi này cũng được sử dụng xét tuyển đầu vào ở các trường đào tạo sư phạm trên cả nước. Riêng tại TP. Hồ Chí Minh, năm 2025, Trường đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh và Trường đại học Nguyễn Tất Thành cũng sẽ dùng chung kết quả này, dự kiến Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng sẽ sử dụng.

Năm 2025 cũng là năm thứ 3 kỳ thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) được một số trường đại học phối hợp với Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục tổ chức.

Kỳ thi được tổ chức với 8 môn thi độc lập gồm: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, tiếng Anh và Ngữ văn. Thí sinh chọn môn thi phù hợp tương ứng với tổ hợp xét tuyển vào ngành cụ thể. Thí sinh làm bài trên máy tính, thời gian từ 60-90 phút, tùy bài thi.

Từ năm 2025, kỳ thi này dự kiến có 18 cơ sở đào tạo ký kết hợp tác tổ chức thi và sử dụng chung kết quả. Trong số đó, tại TP. Hồ Chí Minh có 8 trường, gồm: Trường đại học Sài Gòn, Trường đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, Trường đại học Tài chính - Marketing, Trường đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐH Văn Lang, Trường đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Trường đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh và 10 cơ sở đào tạo ở các địa phương khác.

Giáo dục

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng
Giáo dục

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng

Tại Toạ đàm về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 6.12, nhiều lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học đề xuất cần mạnh dạn bỏ hình thức xét tuyển sớm, siết chặt lại các quy định để công tác tuyển sinh công bằng và hiệu quả hơn.

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, nhiều tổ hợp môn lựa chọn do trường THPT xây dựng có thể không phù hợp với năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Số lượng tổ hợp tự nhiên đang bị "lép vế" với tổ hợp xã hội, khiến nguồn đầu vào các ngành khoa học tự nhiên sụt giảm, không đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của đất nước.

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên
Giáo dục

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh giáo dục thường xuyên phải tự nhận thức được vai trò của mình. Từ đó, phát huy hơn nữa “dư địa”, hiệu quả của giáo dục thường xuyên với phát triển giáo dục và đào tạo và xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề
Giáo dục

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề

GS Nguyễn Văn Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề. Hướng đào tạo nghề phải đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo công bằng, như vậy mới thay đổi được nhận thức, thuyết phục được xã hội.

 Đại học phải đổi mới cách làm phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên
Giáo dục

Đại học phải đổi mới cách làm phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, điểm mới của Đề án 89 là giao quyền chủ động cho các nhà trường, nâng cao năng lực quản lý trong vận hành các chính sách mới. Vì thế, các trường đại học phải đổi mới cách làm, quy định chính sách nội bộ để phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên, quy hoạch đội ngũ giảng viên, chuẩn bị sớm, tạo mọi điều kiện cho ứng viên tham gia.

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội
Giáo dục

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội

Xếp hạng ở một khía cạnh nào đó, là công cụ công ích giúp các trường đại học không bị “vô hình” trong bức tranh toàn cầu hóa. Nhưng điều cốt lõi không nằm ở thứ hạng, mà ở cách các trường biến những con số đầu ra, những kết tinh tri thức thành giá trị thực sự phụng sự cho sự phát triển.

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng
Giáo dục

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng

Ngày 4.12, HĐND thành phố Hải Phòng tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 21 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Tại kỳ họp, UBND thành phố Hải Phòng đã đề xuất tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư về làm việc ở Trường Đại học Hải Phòng tối thiểu 5 năm sẽ được hỗ trợ lần lượt là 300 triệu - 400 triệu - 500 triệu đồng.

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu
Giáo dục

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu

Hội nghị quốc tế lần thứ 6 về Thành phố Học tập toàn cầu của UNESCO (ICLC 6) diễn ra từ ngày 2 - 5.12 tại Jubail, Ảrập Xêút. 3 thành phố của Việt Nam là Vinh (Nghệ An), Sa Đéc (Đồng Tháp) và Sơn La (Sơn La) đã tham gia Hội nghị và trao đổi về việc xây dựng các thành phố học tập bền vững, bao trùm và thích ứng thông qua học tập suốt đời.