TP. Hồ Chí Minh: Nhiều trường cấm học sinh sử dụng điện thoại

Thời gian qua, nhiều trường học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã triển khai quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại di động, kể cả trong giờ chơi, nhằm giúp học sinh chú tâm vào việc học, có thời gian tham gia vào các hoạt động của trường cũng như chơi với bạn cùng trang lứa.

z5861608914474_ce97e22c5e4cb3180037636ec107a719.jpg
Học sinh chơi cờ vua trong giờ ra chơi

Theo quy định của Trường THCS Nguyễn Thái Bình (Quận 6) học sinh không được phép mang điện thoại vào trường. Do đó, giờ ra chơi không có cảnh học sinh chơi điện thoại, mà các em cùng chơi đá cầu, cờ vua, đọc sách, tham gia hoạt động thể thao. Hiện, trường cũng đã tổ chức thêm nhiều hoạt động để giờ chơi học sinh có thể tham gia, tạo môi trường giao tiếp và gắn kết.

Đại diện nhà trường cho hay, có 3 lý do khiến trường cấm học sinh sử dụng điện thoại. Đó là, muốn các em khi tới trường dành hết thời gian, tâm trí vào việc học và các hoạt động của trường. Giúp phụ huynh hạn chế bớt thời gian con của họ sử dụng điện thoại bởi nhiều gia đình bất lực trong việc kiểm soát việc sử dụng điện thoại của con.

Mặt khác, nhiều em sử dụng điện thoại chủ yếu để lên mạng xã hội. Bên cạnh những yếu tố tích cực, mạng xã hội cũng có những yếu tố tiêu cực. Trong quá trình sử dụng, các em thường hình thành hội nhóm không tránh khỏi những mâu thuẫn. Quy định trên sẽ ngăn ngừa những sự việc không hay xảy ra.

Năm năm nay, Trường THCS Lê Văn Tám (quận Bình Thạnh) nghiêm cấm học sinh sử dụng điện thoại trong khuôn viên trường, gồm cả giờ học và giờ chơi. Điều đáng nói công tác chuyển đổi số trong từng tiết học lại được trường đẩy mạnh. Đến nay, trường đã có 2 phòng máy vi tính, có kết nối mạng để tổ chức dạy học nếu giáo viên có nhu cầu. Bên cạnh đó, trường còn có thư viện thông minh được trang bị 50 máy phục vụ cho việc tra cứu thông tin cho các em.

Đây cũng là năm thứ 5, Trường THCS Nguyễn Văn Luông (Quận 6) không cho học sinh mang điện thoại vào trường. Điều này được nêu rõ trong nội quy của trường. Học sinh sẽ bị nhắc nhở, thậm chí bị đánh giá hạnh kiểm nếu vi phạm nhiều lần.

Từ năm học mới, Trường THPT Thạnh Lộc (Quận 12) cũng cấm học sinh sử dụng điện thoại di động, kể cả trong giờ chơi.

Theo đại diện trường, trường không cấm học sinh mang điện thoại vào trường, nhưng các em không được sử dụng điện thoại tùy tiện, mà chỉ được sử dụng đối với những tiết học giáo viên cho phép. Song, việc quản lý vấn đề này không đơn giản vì các em đã quá quen và bị hấp dẫn bởi những trò chơi trên điện thoại. Do đó, trường tích cực truyền thông để học sinh hiểu rõ quy định và thực hiện tốt. Học sinh chưa thực hiện đúng quy định bị nhắc nhở, thậm chí trường sẽ phối hợp với phụ huynh để giáo dục.

Nhiều giáo viên cho rằng, quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại khi đến trường là hợp lý. Dù trong một tiết học được phép sử dụng điện thoại có thể giúp giáo viên dễ dàng tạo trò chơi gây hứng thú cho việc học nhưng lại mất sự kết nối và hạn chế sự thảo luận nhóm.

Trong khi đó, các phụ huynh cũng chia sẻ, việc cấm học sinh sử dụng điện thoại trong trường là điều đúng đắn. Điều này giúp các con chú tâm vào việc học, có thời gian tham gia vào các hoạt động của trường cũng như chơi với bạn cùng trang lứa.

Giáo dục

GS.TS Trần Văn Nhung: "Để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội"
Giáo dục

GS.TS Trần Văn Nhung: "Để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội"

GS.TSKH Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là vấn đề lớn và khó khăn, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện sống, học tập và làm việc còn thiếu thốn. Tuy nhiên, khi đã có chỉ thị của Bộ Chính trị, cả hệ thống chính trị sẽ cùng vào cuộc. Chính phủ, Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành liên quan cũng sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện.

Tạp chí JIEM của Trường Đại học Ngoại thương gia nhập Hệ thống chỉ mục trích dẫn Đông Nam Á
Giáo dục

Tạp chí JIEM của Trường Đại học Ngoại thương gia nhập Hệ thống chỉ mục trích dẫn Đông Nam Á

Ngày 23.9, Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Hội nghị Cộng tác viên Tạp chí 2024, đồng thời công bố Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế (Journal of International Economics and Management - JIEM) của nhà trường chính thức gia nhập Hệ thống chỉ mục trích dẫn Đông Nam Á (ASEAN Citation Index - ACI).

Trung Quốc: Tăng thời gian giải lao để khuyến khích học sinh vận động
Giáo dục

Trung Quốc: Tăng thời gian giải lao để khuyến khích học sinh vận động

Các trường tiểu học và THCS tại nhiều thành phố của Trung Quốc đã kéo dài thời gian nghỉ giữa giờ học từ 10 lên 15 phút, áp dụng từ tháng 9 khi bắt đầu học năm học mới. Chính sách này nhận được sự ủng hộ từ đông đảo phụ huynh và học sinh, được đánh giá là sẽ giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần cho các em.

TP. Cần Thơ có 100% cơ sở giáo dục tiểu học, THCS, THPT có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số
Giáo dục

Động lực mới từ chuyển đổi số

Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, những năm gần đây, ngành giáo dục TP. Cần Thơ đã chú trọng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, tạo động lực phát triển mới để tiến tới hình thành nền hành chính, giáo dục điện tử.

Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo TP. Cần Thơ Trần Thanh Bình
Địa phương

Tạo cơ hội, công bằng trong tiếp cận giáo dục

Tiếp nối những thành công cũng như kết quả đạt được trong các niên học trước, năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục TP. Cần Thơ tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Cần Thơ TRẦN THANH BÌNH đã trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân về phương hướng, giải pháp của ngành để tạo sức bật cho giáo dục thành phố trong năm học mới.

Toàn thành phố hiện có 4.349 tổ khuyến học, 1.729 chi hội khuyến học, 796 ban khuyến học, 83 hội khuyến học cấp xã và 9 hội khuyến học cấp huyện
Địa phương

Hướng đến xã hội học tập

Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 10.5.2019 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13.4.2007 của Bộ Chính trị Khóa X “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” (Kết luận số 49-KL/TW), đến nay, TP. Cần Thơ đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong công tác này. Đây cũng là nền tảng quan trọng để thành phố phát triển xứng tầm là trung tâm về giáo dục - đào tạo của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

2 nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục vào top 10.000 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới năm 2024
Giáo dục

2 nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục vào top 10.000 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới năm 2024

Đó là GS.TS Nguyễn Đình Đức và PGS.TS Lê Hoàng Sơn tiếp tục có mặt trong top 10.000 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2024 của bảng xếp hạng bởi nhóm các nhà khoa học của Đại học Stanford (Mỹ), dựa trên căn cứ khai thác cơ sở dữ liệu Scopus.

Trưởng Tiểu học Thái Thịnh và Tiểu học Quang Trung, Hà Nội, trao tặng quà cho học sinh bị lũ lụt ở thành phố Yên Bái
Xã hội

Trưởng Tiểu học Thái Thịnh và Tiểu học Quang Trung, Hà Nội, trao tặng quà cho học sinh bị lũ lụt ở thành phố Yên Bái

Với tinh thần “tương thân, tương ái”, sẻ chia cùng đồng nghiệp và học sinh vùng lũ, ngày 21.9, Trường Tiểu học Thái Thịnh và Trường Tiểu học Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, đã tổ chức trao tặng quà cho học sinh bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.