TP. Hồ Chí Minh: Nhiều ngành nghề tuyển dụng mạnh sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh bước vào giai đoạn sôi động với nhu cầu tuyển dụng tăng mạnh, nhất là ở những ngành nghề trọng điểm.

Năm 2025, khi nền kinh tế từng bước phục hồi và doanh nghiệp đẩy mạnh tái cấu trúc, không chỉ số lượng lao động cần tuyển dụng gia tăng mà yêu cầu về kỹ năng và chuyên môn cũng cao hơn. Các lĩnh vực sản xuất – chế biến, thương mại – dịch vụ, công nghệ thông tin, logistics và tài chính – ngân hàng đang đứng trước tình trạng "khát" nhân lực, nhất là nhóm lao động có tay nghề và chuyên môn cao.

Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và trí tuệ nhân tạo (AI) cũng mở ra nhiều cơ hội việc làm mới, đòi hỏi người lao động không ngừng nâng cao năng lực để thích ứng với thị trường.

10-1635627247460-1635651067466-16356510679921405325952-20211102130616.jpg
Nhiều lĩnh vực dự kiến sẽ có nhu cầu tuyển dụng cao. Nguồn: Internet

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh (FALMI), đến năm 2025, lực lượng lao động tại thành phố ước đạt 4,93 triệu người, trong đó lao động nữ chiếm 46,75% (khoảng 2,3 triệu người). Khu vực thành thị tiếp tục thu hút phần lớn lực lượng lao động với tỉ lệ 78%, trong khi khu vực nông thôn chiếm 22%.

Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030 và dự báo tăng trưởng GRDP bình quân 6,7%/năm giai đoạn 2021-2025, số lao động có việc làm năm 2025 được ước tính đạt khoảng 4,78 triệu người, trong đó lao động nữ chiếm 46,48%.

Xét theo khu vực kinh tế, nhóm ngành thương mại – dịch vụ tiếp tục giữ vị trí chủ đạo với 70,32% tổng số lao động (tương đương 3,36 triệu người). Ngành công nghiệp – xây dựng đứng thứ hai với 28,39% (1,36 triệu lao động), trong khi nông – lâm – thủy sản chỉ chiếm 1,29% (hơn 61.500 lao động).

Về nhu cầu tuyển dụng, các ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất bao gồm: công nghiệp chế biến, chế tạo (25,89%), bán buôn, bán lẻ và sửa chữa ô tô, xe máy (25,59%), dịch vụ lưu trú và ăn uống (12,65%), vận tải – kho bãi (6,47%), xây dựng (5,07%), giáo dục và đào tạo (3,57%) và các ngành khác chiếm 20,76%.

Xét theo nhóm nghề, lao động trong lĩnh vực dịch vụ cá nhân, bán hàng có nhu cầu cao nhất (30,97%), tiếp đến là thợ lắp ráp, vận hành máy móc thiết bị (21,79%), lao động chuyên môn kỹ thuật bậc cao (16,83%), thợ thủ công (10,61%) và lao động giản đơn (9,55%).

Dự báo trong năm 2025, TP. Hồ Chí Minh cần khoảng 310.000 – 330.000 lao động, với nhu cầu tuyển dụng phân bổ theo từng quý như sau: quý I cần 79.000 – 84.000 lao động, quý II cần 77.000 – 82.000 người, quý III cần 75.500 – 80.500 người và quý IV cần 78.500 – 83.500 lao động.

Trong đó, khu vực thương mại – dịch vụ tiếp tục dẫn đầu với 67,7% tổng nhu cầu, ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 31,8%, còn nông – lâm – thủy sản chỉ chiếm 0,5%.

Riêng ngành công nghiệp trọng điểm, nhu cầu nhân lực chiếm 18,6%, trong đó cơ khí chiếm 6,58%, hóa dược 4,96%, chế biến lương thực – thực phẩm 3,99% và sản xuất hàng điện tử 3,07%. Các ngành dịch vụ có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất gồm bán buôn – bán lẻ, sửa chữa xe (20,77%), thông tin – truyền thông (8,36%), bất động sản (8,17%), khoa học – công nghệ (7,72%), tài chính – ngân hàng – bảo hiểm (4,29%), dịch vụ lưu trú – ăn uống (3,79%), vận tải – kho bãi (3,51%), giáo dục – đào tạo (2,26%) và y tế – trợ giúp xã hội (1,04%).

Về trình độ chuyên môn, nhu cầu nhất là các ngành thương mại – dịch vụ, công nghiệp – xây dựng và công nghệ cao. lao động qua đào tạo chiếm tỉ lệ áp đảo (88,11%). Trong đó, lao động có trình độ sơ cấp chiếm 34,61%, trung cấp 20,14%, cao đẳng 14,6% và đại học trở lên 18,76%. Chỉ có 11,89% nhu cầu lao động thuộc nhóm phổ thông. Qua đó, phản ánh xu hướng thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh ngày càng yêu cầu nguồn nhân lực có chuyên môn, kỹ năng cao để đáp ứng tốc độ phát triển kinh tế của thành phố.

Điều này đặt ra thách thức lớn đối với người lao động trong việc nâng cao trình độ, đồng thời cũng là cơ hội cho những ai sẵn sàng trau dồi kỹ năng, tận dụng xu hướng chuyển đổi của nền kinh tế để tìm kiếm việc làm phù hợp và ổn định trong tương lai.

Đời sống

Mở rộng đối tượng, linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Mở rộng đối tượng, linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đã đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 đạt 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội. Để đạt được mục tiêu trên, Luật Việc làm (sửa đổi) đang được xem xét sửa đổi với nhiều chính sách mới quan trọng như mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, sửa đổi mức đóng bảo hiểm thất nghiệp...

Tiên phong dẫn dắt, phát triển đột phá
Đời sống

Tiên phong dẫn dắt, phát triển đột phá

Không chỉ thành công trong xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn cao, tận tâm, trách nhiệm với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; bảo đảm tăng trưởng nguồn vốn, dư nợ... Đảng ủy Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP. Hà Nội còn lãnh đạo, chỉ đạo toàn Chi nhánh phát triển và có bước đột phá về quy mô dư nợ, nguồn vốn cũng như hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, xứng đáng là người tiên phong dẫn dắt với 5 năm liền là đơn vị dẫn đầu toàn hệ thống.

Nâng cao kiến thức, kỹ năng tài chính số cho thanh niên, sinh viên
Xã hội

Nâng cao kiến thức, kỹ năng tài chính số cho thanh niên, sinh viên

Chiều 26.3, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2025 - 2028. Mục tiêu của thỏa thuận này là nâng cao kiến thức, kỹ năng tài chính số cho thanh niên, sinh viên và đồng hành với các bạn trẻ trong việc thực hiện các công trình, phần việc bảo đảm an sinh xã hội, góp phần phát triển đất nước.

Ảnh minh họa
Xã hội

Tăng giám sát để nguồn lực giảm nghèo đi đúng hướng

Để thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình), Kiểm toán Nhà nước sẽ tiếp tục kiểm tra, giám sát; ứng dụng khoa học công nghệ để bảo đảm nguồn lực của Chương trình theo đúng nội dung, mục tiêu đề ra.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu
Chính trị

Biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số

Thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) chiều nay, 25.3, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Việc làm lần này là cơ hội vàng để thể chế hoá các định hướng chiến lược của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.

Các đại biểu tham dự cắt băng khai mạc triển lãm ảnh "Lâm Đồng - 50 năm giải phóng"
Xã hội

Triển lãm ảnh "Lâm Đồng - 50 năm niềm vui thống nhất"

Sáng 25.3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng đã long trọng tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Lâm Đồng - 50 năm niềm vui thống nhất”. Sự kiện nhằm chào mừng Kỷ niệm 50 năm giải phóng Lâm Đồng, hướng tới cùng cả nước kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước.

Bất chấp nguy hiểm, phố cà phê đường tàu vẫn đông khách "check in"
Đời sống

Bất chấp nguy hiểm, phố cà phê đường tàu vẫn đông khách "check in"

Bất chấp rào chắn, nguy hiểm rình rập đến tính mạng, nhiều du khách vẫn tìm đến Train Street Coffee Street Ha Noi (phố cà phê đường tàu) tọa lạc trên địa bàn các phường Cửa Nam, Hàng Bông, Cửa Đông (quận Hoàn Kiếm) và một phần trên phường Điện Biên (quận Ba Đình) để check in,  vì cho rằng nơi đây cho họ trải nghiệm "có một không hai"...

Vươn lên cùng "đôi cánh" tín dụng chính sách
Đời sống

Vươn lên cùng "đôi cánh" tín dụng chính sách

Không chỉ thiết kế các chính sách cho vay ưu đãi giải quyết việc làm, trang trải học phí, mà Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) còn đóng góp tích cực vào công tác an sinh xã hội, giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn phần nào yên tâm cho con em mình thỏa ước mơ đến trường học tập, xây dựng tương lai...

Động lực cải cách từ Luật Bảo hiểm xã hội 2024
Đời sống

Động lực cải cách từ Luật Bảo hiểm xã hội 2024

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1.7.2025, được kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích mạnh mẽ cho cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt trong tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Hà Nội: Hàng nghìn người dân tham gia thực hành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Đời sống

Hà Nội: Hàng nghìn người dân tham gia thực hành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Tổ đội Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Bắc Từ Liêm vừa phối hợp cùng cơ sở tòa nhà chung cư 1A, 2A Vinaconex, phường Phú Diễn và tòa nhà chung cư An Bình City, phường Cổ Nhuế 1 tổ chức các hoạt động tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ quý I năm 2025 trực tiếp tại các cơ sở với sự tham gia của 1.000 người dân.

"Chuyển dịch xanh – Tương lai xanh"
Đời sống

"Chuyển dịch xanh – Tương lai xanh"

Chiến dịch Giờ Trái đất tại Việt Nam do Bộ Công Thương đồng chủ trì, thu hút sự quan tâm và hưởng ứng của 63 tỉnh, thành phố cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là một trong những đơn vị tiêu biểu, luôn tích cực phối hợp để triển khai hiệu quả chương trình.

Đời sống

Mở rộng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

Từ ngày 1.7.2025, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi chính thức có hiệu lực, mang đến nhiều thay đổi đáng kể về mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT). Những quy định mới giúp mở rộng quyền lợi, giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh và tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình điều trị.