TP. Hồ Chí Minh: Ngày đêm thi công sớm hoàn thành hệ thống cầu bộ hành kết nối tuyến Metro số 1

Trong những ngày nắng nóng cao độ của tháng 4.2024, các chuyên gia, kỹ sư, công nhân vẫn khẩn trương thi công ngày đêm, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành cầu bộ hành của tuyến metro số 1.

Cầu bộ hành tại ga khu công nghệ cao kết nối nhà ga tuyến Metro số 1 đã được hoàn thành. Ảnh: Thạc Hiếu
Cầu bộ hành tại ga khu công nghệ cao kết nối nhà ga tuyến Metro số 1 đã được hoàn thành. Ảnh: Thạc Hiếu

Hiện nay, dọc theo trục đường Võ Nguyên Giáp (xa lộ Hà Nội cũ), Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh đang triển khai thi công đồng thời 9 cầu bộ hành kết nối nhà ga trên cao (từ ga Tân Cảng đến ga Đại học Quốc gia).

Các cầu bộ hành của tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho hành khách kết nối, tiếp cận nhà ga thuận tiện, an toàn; đồng thời cũng là hướng thoát hiểm chính trong trường hợp xảy ra sự cố khẩn cấp.

Các cầu bộ hành được thiết kế với kết cấu dầm U độc đáo với tổng chiều dài mỗi cầu từ 80 -150m. Ảnh: Thạc Hiếu
Các cầu bộ hành được thiết kế với kết cấu dầm U độc đáo với tổng chiều dài mỗi cầu từ 80 -150m. Ảnh: Thạc Hiếu

Các cầu bộ hành được thiết kế với kết cấu dầm U độc đáo, ghép thành từ 2 phiến dầm đơn lẻ (trọng lượng từ 46-75 tấn/phiến dầm), tổng chiều dài mỗi cầu từ 80-150m, chia thành các nhịp; phân đoạn nhỏ từ 30-35m. Kiến trúc cầu bộ hành được thiết kế tương đồng với kết cấu nhà ga chính với mái vòm thép và tấm lợp chống nóng, dọc 2 bên thành cầu bố trí các bồn hoa, cây xanh trải dài, kết hợp thông gió tự nhiên tạo cảm giác thoải mái và xanh mát cho hành khách khi tiếp cận nhà ga.

Theo Ban Quản lý Đường sắt đô thị Thành phố, để đẩy nhanh tiến độ thi công cầu bộ hành tại dự án tuyến Metro số 1 các đơn vị đã cùng thống nhất thực hiện các biện pháp như: bổ sung nhân lực, mũi thi công tại các vị trí đã được bàn giao mặt bằng và được cấp phép thi công (tổng cộng 15 mũi thi công kết cấu và hoàn thiện kiến trúc); tăng cường tổ chức thi công ngày và đêm; rút ngắn ngày phép, kỳ nghỉ lễ của kỹ sư, công nhân nhà thầu, ưu tiên công việc dự án.

Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh và các nhà thầu cùng thống nhất triển khai nhiều giải pháp nỗ lực thi công ngày đêm đẩy nhanh tiến độ cầu bộ hành tại dự án tuyến Metro số 1. Ảnh: BQL
Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh và các nhà thầu cùng thống nhất triển khai nhiều giải pháp nỗ lực thi công ngày đêm đẩy nhanh tiến độ cầu bộ hành tại dự án tuyến Metro số 1. Ảnh: BQL

Đến nay, dự án đã hoàn thành công tác gác dầm tại 5/9 cầu bộ hành. Trong đó, 2 cầu bộ hành tại ga khu công nghệ cao và ga Bình Thái đã hoàn thành toàn bộ các hạng mục: kiến trúc, cơ điện, biển báo, biển hiệu,… nhà ga. Có 3 cầu bộ hành đã hoàn tất gác dầm còn lại tại ga Rạch Chiếc, Phước Long, Tân Cảng cũng dự kiến sẽ được hoàn thành toàn bộ các hạng mục trong tháng 5.2024.

Đối với 4 cầu bộ hành đang triển khai thi công kết cấu phần dưới còn lại tại các ga Thảo Điền, An Phú, Thủ Đức, Đại học Quốc gia, Ban Quản lý Đường sắt đô thị Thành phố đang tích cực phối hợp nhà thầu, các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết, nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu hoàn thành kịp thời cùng với tiến độ chung của dự án, đưa dự án vào khai thác, vận hành.

Trên đường phát triển

Hà Nội: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, gấp rút chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm, cấp bách
Trên đường phát triển

Hà Nội: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, gấp rút chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm, cấp bách

Ngày 26.3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì buổi làm việc với UBND TP. Hà Nội về đôn đốc thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2025; tình hình bảo đảm trật tự an toàn giao thông và xử lý ô nhiễm môi trường không khí.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Lại Thế Nguyên đi khảo sát thực tế việc thực hiện Chỉ thị 22 tại huyện Thường Xuân
Trên đường phát triển

Bài cuối: Quyết liệt gỡ khó

Từ giữa tháng 3.2025 đến nay, tỉnh Thanh Hóa tổ chức khởi công xây dựng đồng loạt nhà ở cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn theo Chỉ thị số 22-CT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh (Chỉ thị 22). Lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp khảo sát từng địa phương, thôn, bản, hộ gia đình, nắm bắt tình hình thực tiễn, kịp thời ghi nhận khó khăn để có chỉ đạo kịp thời, giúp các địa phương thực hiện thành công Cuộc vận động xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn tỉnh.

Phát triển kinh tế đêm cần kết hợp với bảo tồn di sản
Trên đường phát triển

Phát triển kinh tế đêm cần kết hợp với bảo tồn di sản

Đây là ý kiến được đưa ra tại Hội thảo "Phát triển kinh tế đêm Sa Pa - thực trạng và giải pháp" do UBND thị xã Sa Pa tổ chức ngày 23.3. Tham dự hội thảo có Tỉnh ủy viên, Bí thư thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Sa Pa Phan Đăng Toàn; Phó Bí thư thị uỷ, Chủ tịch UBND thị xã Tô Ngọc Liễn cùng các chuyên gia kinh tế, lãnh đạo các doanh nghiệp. 

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy dự lễ khởi công, trao biển hỗ trợ xây dựng nhà ở cho gia đình ông Lê Văn Phương, thôn Thập Lý, xã Thăng Long, huyện Nông Cống
Xã hội

Bài 1: Những nếp nhà của tình đoàn kết

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát bằng mọi nguồn lực, với cách làm mới”, tỉnh Thanh Hóa đang quyết liệt triển khai các giải pháp hiện thực hóa giấc mơ “an cư lạc nghiệp” cho hàng nghìn hộ dân. Tỉnh xác định xóa toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn với tinh thần dù bất cứ địa bàn nào, công tác triển khai khó khăn đến mấy cũng quyết tâm hoàn thành trong năm 2025.

 Sau gần 5 năm triển khai Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy, diện mạo đô thị của Thủ đô có nhiều chuyển biến tích cực và rõ nét.
Trên đường phát triển

Bước tiến mới trong phát triển, chỉnh trang đô thị Thủ đô

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (Khóa XVII) về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025”, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đánh giá, sau 4 năm thực hiện bài bản, nghiêm túc, khoa học, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, Chương trình đã tạo ra bước tiến mới trong phát triển, chỉnh trang đô thị và được cử tri, Nhân dân Thủ đô ủng hộ, đánh giá cao.

Sức hút du lịch từ Cao nguyên Mộc Châu
Trên đường phát triển

Sức hút du lịch từ Cao nguyên Mộc Châu

Từ đầu năm 2025 đến nay, Mộc Châu (Sơn La) đã đón khoảng hơn 1 triệu lượt du khách, doanh thu du lịch ước tính đạt hơn 1.300 tỷ đồng... Hệ sinh thái đa dạng và giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đang là nguồn tài nguyên vô giá, tạo nên sức hút đối với du lịch của cao nguyên Mộc Châu.

Hòa Bình nỗ lực dẫn đầu về chuyển đổi số vùng
Địa phương

Hòa Bình nỗ lực dẫn đầu về chuyển đổi số vùng

Xác định phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là một trong năm khâu đột phá phát triển kinh tế - xã hội, ngay từ đầu năm, Tỉnh ủy Hòa Bình đã ban hành Chương trình hành động số 33-Ctr/TU nhằm tạo bứt phá về lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Qua đó, giúp Hòa Bình hoàn thành sớm mục tiêu trở thành tỉnh dẫn đầu về chuyển đổi số vùng trung du và miền núi phía Bắc.