TP. Hồ Chí Minh muốn giữ môn tiếng Anh thi vào lớp 10

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, kỳ thi vào lớp 10, thành phố kiên định muốn giữ môn tiếng Anh.

z6119201802761-33eb5362b0a71b1fe8dfd7ebe6a66ddd.jpg
Học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 đang rất quan tâm đến kỳ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới

Thông tin tại kỳ họp cuối năm, HĐND TP. Hồ Chí Minh Khóa X, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Văn Hiếu cho rằng, hiện nay nhiều đại biểu và người dân đang rất quan tâm đến kỳ thi vào lớp 10 và tốt nghiệp THPT theo chương trình mới. Đặc biệt, học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 đang rất bối rối.

Theo dự thảo quy chế thi lớp 10 của Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến, có 3 môn thì có hai môn Văn, Toán được xác định, môn còn lại là lựa chọn. Chọn là bốc thăm hay hình thức gì Bộ vẫn chưa ban hành quyết định. Tuy nhiên, dù hình thức nào thì định hướng của Bộ là nếu năm nay đã chọn môn này thì năm sau phải bỏ để tránh học lệch.

Với tư cách là người đứng đầu ngành giáo dục thành phố, ông Nguyễn Văn Hiếu khẳng định “vẫn kiên định, kiên trì tham mưu UBND TP. Hồ Chí Minh tiếp tục thi vào lớp 10 bằng tiếng Anh cho đến khi Bộ GD-ĐT cho phép thành phố tự quyết định.

Nhiều năm nay, TP. Hồ Chí Minh tổ chức thi tuyển vào lớp 10 công lập với 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ. Trong các môn học, môn tiếng Anh là Chính phủ hai lần có đề án vào các năm 2008 và 2018 với trọng tâm đây không chỉ là môn học mà còn là ngôn ngữ. Bộ Chính trị cũng có kết luận từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai. Do đó, nếu TP. Hồ Chí Minh không có quyết định, quyết sách đúng thì việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường không được đầu tư.

Ngoài ra, Giám đốc Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh cũng cho rằng, khi học sinh học xong lớp 9, tức là đã có nền kiến thức cơ bản cho tất cả các môn; phụ huynh không cần quá lo lắng, đặt nặng học tất cả các môn để chờ quy chế thi chính thức, lựa chọn môn nào, áp lực cho học sinh.

Cùng góc nhìn, theo Bí thư Quận 1 Dương Anh Đức, với các chỉ đạo hiện nay của Trung ương và Tổng Bí thư là phải sớm phấn đấu đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2, thì tin chắc thành phố phải làm sớm. Để làm được, cần sớm hoàn thành và ban hành đề án xây dựng tiếng anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 tại TP. Hồ Chí Minh. Nếu TP. Hồ Chí Minh thành công, tin chắc sẽ góp phần giúp đề án quốc gia thành công.

Giáo dục

Nữ sinh trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đoạt giải quốc gia tiếng Nhật: "Thích sự kỷ luật và văn hóa Nhật Bản"
Giáo dục

Nữ sinh trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đoạt giải quốc gia tiếng Nhật: "Thích sự kỷ luật và văn hóa Nhật Bản"

Trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025, Trần Nhật Minh Anh, lớp 12N1, Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đã xuất sắc giành giải 3 môn tiếng Nhật. Với Minh Anh, em yêu thích văn hoá Nhật, thích cách làm việc của người Nhật, sự kỷ luật, khắt khe trong công việc. 

Kiên Giang khen thưởng học sinh, giáo viên đạt thành tích trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục

Kiên Giang khen thưởng học sinh, giáo viên đạt thành tích trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

Ngày 22.1, Sở Giáo dục – đào tạo tỉnh Kiên Giang tổ chức tuyên dương và khen thưởng cho học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý đạt thành tích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025. Kỳ thi trong năm học này, Kiên Giang đạt 47 giải, tăng 9 giải, vươn lên đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Nguồn: Straitstimes
Quốc tế

Vì một thế hệ trẻ em sống lành mạnh

Bắt đầu từ năm 2025, mọi trẻ em từ lớp 1 đến lớp 3 tại Singapore sẽ được nhận một kế hoạch sức khỏe cá nhân. Đây là một phần trong chiến lược quốc gia mang tên Grow Well SG, được thiết kế để giúp trẻ hình thành lối sống lành mạnh từ sớm, đồng thời ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe trong tương lai. Sáng kiến này được Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Bộ Phát triển gia đình và xã hội cùng triển khai, chính thức ra mắt vào ngày 21.1.

Việt Nam và Cộng hoà Séc ký kết hợp tác giáo dục giai đoạn mới
Giáo dục

Việt Nam và Cộng hoà Séc ký kết hợp tác giáo dục giai đoạn mới

Theo ký kết hợp tác giáo dục giai đoạn mới giữa Việt Nam và Cộng hoà Séc, hai nước sẽ hỗ trợ giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa của mỗi bên tại các cơ sở giáo dục đối tác, đồng thời trao đổi thông tin, tài liệu về quản lý và tổ chức giáo dục ở các bậc học, triển khai nhiều chương trình học bổng dài hạn và ngắn hạn.

Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường
Video

Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường

Thư viện trường học đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới giáo dục và thực hiện chương trình giáo dục 2018. Đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng, kiến thức và sự sáng tạo của học sinh và giáo viên. Thư viện Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm (phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) là một trong những mô hình tiêu biểu, khi đã tạo nguồn cảm hứng để học sinh tìm đến đọc sách. 

Giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm nếu có nguyện vọng
Chính trị

Giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm nếu có nguyện vọng

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật Nhà giáo đã bổ sung quy định nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì được nghỉ hưu sớm nhưng không quá 5 năm và không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên.

Ngành giáo dục không chủ quan với kết quả đạt được
Giáo dục

Ngành giáo dục không chủ quan với kết quả đạt được

Tại hội nghị Giám đốc các Sở GD-ĐT chiều ngày 20.1, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng yêu cầu cần tiếp tục phát huy tinh thần của học kỳ 1, không chủ quan với những kết quả đạt được để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học, cùng nhau quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm học 2024-2025.