TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra giám sát để nâng chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong tổ chức bữa ăn bán trú. Đây cũng là kênh hữu ích để nâng cao hơn nữa công tác kiểm tra giám sát, nâng cao hơn nữa chất lượng tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh, chăm sóc sức khỏe học sinh.

z5951367655282-9d7597f70bbc79c71b560a415e7f4194-7405-1391.jpg
Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong tổ chức bữa ăn bán trú

Thời gian qua, trên các diễn đàn học sinh, phụ huynh TP. Hồ Chí Minh, nhiều học sinh chụp ảnh các bữa ăn bán trú tại trường, đồng thời cho biết bữa ăn bán trú không đủ no, không bảo đảm an toàn thực phẩm, không tương xứng với giá tiền.

Trước các phản ánh này, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP. Hồ Chí Minh cho biết, Sở luôn sẵn sàng tiếp nhận những thông tin phản ánh của phụ huynh, học sinh về chất lượng bữa ăn bán trú tại các trường học trên địa bàn, xem đây là kênh hữu ích để nâng cao hơn nữa công tác kiểm tra giám sát, nâng cao hơn nữa chất lượng tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh, chăm sóc sức khỏe học sinh.

Ngành GD-ĐT cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội. Ban đại diện cha mẹ học sinh trong lớp, trong trường phát huy vai trò của mình trong việc phối hợp cùng nhà trường chăm lo sức khỏe học sinh; có những tham vấn, góp ý với nhà trường trong tổ chức bữa ăn bán trú; cùng nhà trường giám sát về công tác tổ chức bữa ăn bán trú, chất lượng bữa ăn bán trú trong suốt năm học.

Đối với việc tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường trên địa bàn thành phố, Sở GD-DT cho biết đã có văn bản chỉ đạo đến Phòng GD-ĐT quận, huyện, hiệu trưởng quản lý tốt bếp ăn tập thể, căng tin, dịch vụ ăn uống trong trường học; nghiêm túc bảo đảm các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định Thông tư liên tịch số 13/2016 và Thông tư liên tịch số 08/2008 của Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT.

Đồng thời, yêu cầu các cơ sở giáo dục nghiêm túc kiểm tra, quản lý, giám sát tổ chức bữa ăn học đường, an toàn thực phẩm, dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh môi trường trong các cơ sở giáo dục; phân chia thời gian mỗi ca ăn của học sinh hợp lý; khu vực nhà ăn phải thông thoáng, sạch sẽ; giám sát quá trình chế biến, tiếp phẩm cũng như giá thành của từng bữa ăn của học sinh hàng ngày; thường xuyên giám sát cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp; thực hiện nghiêm việc tự kiểm tra về an toàn thực phẩm đối với các bếp ăn, căng tin trong trường học.

Riêng đối với các cơ sở giáo dục có tổ chức bếp ăn tập thể tại trường, đội ngũ lãnh đạo, nhân viên phụ trách công tác y tế, những người trực tiếp quản lý, giám sát bữa ăn, chất lượng bếp ăn tập thể, căng tin, dịch vụ ăn uống trong trường học phải hiểu, nắm rõ quy định hiện hành về điều kiện đầu tư kinh doanh thực phẩm, xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm và xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm; hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; hướng dẫn vận hành hệ thống tự kiểm tra tại các cơ sở giáo dục.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát, định kỳ, đột xuất bếp ăn tập thể, căng tin, dịch vụ ăn uống trong trường học. Thủ trưởng chịu trách nhiệm ký hợp đồng với đơn vị cung cấp thực phẩm, các hợp đồng với công ty cung cấp thực phẩm theo đúng quy định chuẩn an toàn thực phẩm, hồ sơ pháp lý, nguồn thực phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, hồ sơ pháp lý của người trực tiếp nấu ăn, kinh doanh. Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, giám sát quá trình chế biến, tiếp phẩm, thực đơn cân bằng dinh dưỡng.

Ngoài ra, đầu năm học 2024-2025, Sở GD-ĐT cũng đã có công văn chỉ đạo Phòng GD-ĐT phối hợp với Sở An toàn thực phẩm tham gia tất cả đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm trong trường học; xây dựng kế hoạch kiểm tra tổ chức bữa ăn học đường, an toàn thực phẩm, nước sạch - vệ sinh môi trường trên toàn các cơ sở giáo dục; khuyến khích Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng giám sát bữa ăn bán trú.

Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc
Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc

Tại hội thảo Hạnh phúc trong giáo dục 2024 tổ chức trong hai ngày 23 - 24.11, Anh hùng Lao động Thái Hương bày tỏ mong muốn có sự thấu hiểu và vào cuộc của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng cho sự nghiệp trồng người nhằm mang lại hạnh phúc đích thực cho con trẻ trong hành trình học tập.

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.