TP. Hồ Chí Minh khai mạc Lễ hội Khai Hạ - Cầu An

Lễ hội Khai Hạ - Cầu An là sự kiện văn hóa truyền thống của TP. Hồ Chí Minh, được tổ chức ngay sau Tết Nguyên đán hàng năm với hàng loạt hoạt động như triển lãm ảnh nghệ thuật - kiến trúc, viết thư pháp, múa lân, dân ca Nam bộ, đờn ca tài tử, hát bội…

img-1702-lon.jpg
Lễ hội Khai hạ - Cầu an thu hút sự quan tâm của người dân và du khách

Lễ hội xuất phát từ việc Đức tả quân Lê Văn Duyệt lúc đương thời đã chọn ngày mùng 7 tháng Giêng (ngày Hạ nêu) làm ngày khai Hạ. Đồng thời, cũng là ngày khai sơn, khai quốc, khai ấn để cầu cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an.

img-1719-lon.jpg
Hát bội tại Lăng Ông

Trong lễ hội sẽ có lễ Dựng nêu và lễ Thượng Kỳ để đến đầu năm thì làm lễ Hạ nêu, sắm sửa lễ vật cúng tế trời đất, tổ tiên và trở lại công việc hàng ngày. Lễ Hạ nêu hay là Lễ Khai hạ - Cầu an, Khai sơn, Khai bút hay Khai ấn, tức là ngày bắt đầu lên rừng, ra ruộng hay đến công sở theo kế sinh nhai.

img-1716-lon.jpg
Đông đảo người dân đến xem biểu diễn hát bội truyền thống

Ngay sau lễ khai hội, Lễ hội đã diễn ra nhiều hoạt động đa dạng, như triển lãm ảnh nghệ thuật - kiến trúc, viết thư pháp, múa lân, dân ca, đờn ca tài tử, hát bội… Trước đó, Ban Tổ chức đã tổ chức các nghi lễ truyền thống, như mời trầu, rượu và tặng lộc, khai bút, khai ấn, dâng hương… Đây là những nghi lễ không thể thiếu của lễ hội.

img-1709-lon.jpg
Lễ hội thu hút sự quan tâm của người dân và du khách

Di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia Lăng Lê Văn Duyệt (Lăng Ông Bà Chiểu) là quần thể kiến trúc tọa lạc trên khu đất rộng 18.500 m2, có tường bao quanh dài 500m, bao gồm đền thờ và mộ phần của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) cùng vợ là bà Đỗ Thị Phận. Ông là vị tướng tài ba có công lớn với triều đình nhà Nguyễn, từng phục vụ dưới hai triều vua Gia Long và Minh Mạng.

Ngày 6.12.1989, Bộ Văn hóa đã công nhận Lăng Lê Văn Duyệt (Lăng Ông Bà Chiểu) là di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia; ngày 4.4.2022 Lễ hội "Khai Hạ - Cầu An" tại Lăng Ông Tả quân Lê Văn Duyệt đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Trong khuôn khổ lễ hội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh cùng Ban Tổ chức Lễ hội đã phát động Tết Trồng cây - một nét văn hoá truyền thống ý nghĩa của dân tộc.

Văn hóa - Thể thao

Triển lãm "Vẽ con rắn" tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám mừng xuân Ất Tỵ
Văn hóa - Thể thao

Đón mùa xuân của sáng tạo Việt

Ấp ủ những ý tưởng mới với năng lượng sáng tạo tràn đầy, nghệ sĩ các lĩnh vực kỳ vọng sẽ tạo dấu ấn trong năm mới Ất Tỵ 2025, đóng góp vào sự phát triển mạnh mẽ, phong phú và đa dạng hơn của văn hóa nghệ thuật Việt Nam.

Khúc giao hòa của niềm tin và hy vọng
Văn hóa - Thể thao

Khúc giao hòa của niềm tin và hy vọng

Mùa xuân không đơn thuần là sự khởi đầu của năm mới, mà còn là biểu tượng của tuổi trẻ, của khát vọng, niềm tin vào những điều tốt đẹp đang chờ đợi phía trước. Đó là mùa của sự sống bừng tỉnh, của chồi non lộc biếc, của sắc hoa rực rỡ trải khắp mọi miền quê hương, như thể thiên nhiên cũng muốn gửi đến con người thông điệp đầy sức sống và hy vọng.

"Đường lên Điện Biên" và chân lý “Nhân dân luôn ở bên cạnh chúng ta”
Văn hóa - Thể thao

"Đường lên Điện Biên" và chân lý “Nhân dân luôn ở bên cạnh chúng ta”

PGS.TS Trần Thị Thu Hoài

Những ngày Tết Ất Tỵ cận kề, cầm trên tay tập 4 "Đường lên Điện Biên" trong bộ tiểu thuyết lịch sử "Nước non vạn dặm", có thể coi là đồ sộ, công phu, sâu sắc về lãnh tụ Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Thế Kỷ, tôi không khỏi bồi hồi. Viết về lãnh tụ là một đề tài quá thách thức với người cầm bút, lại là một lãnh tụ cộng sản như Hồ Chí Minh thì khó khăn càng tăng lên gấp bội.

Những câu thơ nặng tình xứ sở
Văn hóa - Thể thao

Những câu thơ nặng tình xứ sở

Là một chiến sĩ cách mạng với lòng yêu nước nồng nàn, thơ của Nguyễn Đình Thi luôn in đậm hình ảnh quê hương, đất nước. Ông đã dùng ngôn ngữ bình dị, giàu hình tượng để khắc họa bức tranh Tổ quốc đa sắc màu...