TP. Hồ Chí Minh: Giá đất sẽ thay đổi thế nào?

Dự kiến từ ngày 1.8, bảng giá đất mới tại TP. Hồ Chí Minh có mức giá tăng cao nhất gấp 37 lần so với bảng giá hiện hữu.

Giá đất tại TP. Hồ Chí Minh sẽ thay đổi thế nào? -0
Tại khu vực trung tâm TP. Hồ Chí Minh, dự kiến giá đất cao nhất là 810 triệu đồng/m2, tăng gấp 5 lần so với bảng giá đất hiện hành

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP. Hồ Chí Minh đang lấy ý kiến dự thảo về ban hành Quyết định điều chỉnh Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16.1.2020 của UBND TP về bảng giá đất trên địa bàn. 

Bảng giá đất mới dự kiến áp dụng từ ngày 1.8-31.12.2024. Sau đó, Sở TN-MT cùng các đơn vị có liên quan sẽ tổng kết, đánh giá tác động về mặt kinh tế, xã hội để tiếp tục điều chỉnh bảng giá đất áp dụng từ ngày 1.1-31.12.2025. Còn đối với việc xây dựng bảng giá đất lần đầu áp dụng từ ngày 1.1.2026 theo quy định tại Luật Đất đai năm 2024, Sở sẽ thuê đơn vị tư vấn để thực hiện.

Sở TN-MT cho biết, việc điều chỉnh bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024 được thực hiện theo nguyên tắc thị trường, khi áp dụng sẽ tác động đến một số nhóm đối tượng. Tuy nhiên, đối với diện tích đất trong hạn mức sẽ có xét đến các mốc thời điểm sử dụng đất để quy định tỷ lệ thu trên cơ sở bảng giá đất. Đối với việc tính thuế sử dụng đất, trước đây mức thuế sử dụng đất áp dụng mức 0,03% của giá đất tại bảng giá. Đến nay, bảng giá đất được điều chỉnh tiệm cận giá thị trường nên mức thuế sử dụng đất sẽ tăng lên

Tại dự thảo, dự kiến trong 5 tháng cuối năm 2024, giá đất ở đô thị cao nhất của thành phố là 810 triệu đồng/m2 tại các tuyến đường trung tâm như Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi… (quận 1), tăng gấp 5 lần (tăng 648 triệu đồng/m2) so với bảng giá đất hiện hành. Một số tuyến đường lân cận như đường Tôn Đức Thắng (đoạn từ công trường Mê Linh đến cầu Nguyễn Tất Thành) có giá 528 triệu đồng/m2, tăng 422,4 triệu đồng/m2 so với bảng giá đất hiện hành.

Tại TP. Thủ Đức, bảng giá đất hiện hành chỉ 5-7 triệu đồng/m2, có nơi trên 20 triệu đồng/m2, so với bảng giá mới dự kiến sẽ tăng vọt. Tại đường Trần Não dự kiến có giá 149 triệu đồng/m2, trong khi bảng giá hiện hành chỉ từ 13-22 triệu đồng/m2. Tại đường Thảo Điền (phường Thảo Điền), trước đây có giá khoảng 7,8 triệu đồng/m2, thì giá dự kiến đã tăng lên từ 88-120 triệu đồng/m2.

Nhiều tuyến đường tại các Quận 4,7,12 dự kiến sẽ được điều chỉnh tăng giá gấp 10-15 lần so với bảng giá đất hiện hành… Tại các huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi giá đất theo dự kiến điều chỉnh tại nhiều nơi có giá gấp 10-20 lần so bảng giá đất theo Quyết định số 02 của UBND TP Hồ Chí Minh.

Địa phương

Một góc NTM kiểu mẫu ở xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
Địa phương

Yên Mỹ - miền quê đáng sống

Được công nhận xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2023, xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì) đang sở hữu diện mạo của một miền quê đáng sống với cảnh quan tươi đẹp, hiện đại, khang trang. Xã đang tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM kiểu mẫu đã đạt được. Trong đó, đối với các ngành nghề kinh tế, lấy kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo nhiều việc làm, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp chuyên canh hàng hóa kết hợp khai thác dịch vụ du lịch phát triển.

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Quảng Bình: Tình ruột thịt, nghĩa đồng bào trong ngày khốn khó
Địa phương

Quảng Bình: Tình ruột thịt, nghĩa đồng bào trong ngày khốn khó

Chịu nhiều mất mát trong các cơn bão lụt hàng năm, người dân Quảng Bình đã được cả nước chung tay cứu trợ. Nay, trước mất mát của đồng bào phía Bắc, khúc ruột miền Trung lại xung phong hỗ trợ sức người, quyên góp được 31,1 tỷ đồng để miền Bắc sớm ổn định cuộc sống. Trong đó, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã trực tiếp gửi 500 triệu đồng đến huyện Bảo Yên (Lào Cai).

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gặp gỡ 7 thiếu nhi tiêu biểu dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”
Địa phương

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gặp gỡ 7 thiếu nhi tiêu biểu dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã gặp gỡ và trang bị kiến thức cho các đại biểu thiếu nhi của tỉnh trước khi tham dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II – năm 2024 dự kiến diễn ra từ ngày 27–29.9 tại Hội trường Diên Hồng, Tòa nhà Quốc hội, TP. Hà Nội.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà Tết Trung thu tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em
Hoạt động chính quyền

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà Tết Trung thu tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đến thăm và tặng quà cho các em thiếu nhi tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em tỉnh. Chuyến thăm nhằm động viên tinh thần và mang niềm vui Tết Trung thu đến cho các em đang được chăm sóc tại đây.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.

Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Mạnh Dũng tặng quà cho người dân thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình
Địa phương

Hà Giang sớm ổn định cuộc sống người dân sau bão lũ

Bão số 3 với sức tàn phá khủng khiếp đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều địa phương, trong đó có Hà Giang. Tỉnh đang huy động toàn bộ lực lượng nỗ lực khắc phục hậu quả mưa lũ, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, bảo đảm không để người dân bị đói, rét. Đồng thời, tập trung rà soát để có biện pháp di dời các hộ dân tại những khu vực có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn...

Ngành NN - PTNT thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị kiểm tra an toàn thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn
Địa phương

Hà Nội bảo đảm nguồn thực phẩm an toàn

Với khoảng 10 triệu dân đang sinh sống, làm việc, học tập và hàng năm đón hàng triệu du khách trong nước, quốc tế tham quan nên nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của TP. Hà Nội rất lớn; để bảo đảm nguồn thực phẩm an toàn cung cấp cho thị trường, thành phố thường xuyên triển khai các biện pháp, nhất là trong thời điểm dịch bệnh, thiên tai thường xuyên xảy ra.

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia
Trên đường phát triển

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia

Thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục hoàn toàn. Thời điểm này, dù những khó khăn, vất vả còn hiện hữu nhưng những nghĩa cử cao đẹp vẫn đang tiếp tục được người dân Quảng Ninh lan tỏa để cùng thắp lên những “ngọn lửa ấm” và động lực vững vàng vươn lên mạnh mẽ...

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Đồng hành với người dân, doanh nghiệp vượt khó, bên cạnh việc thực hiện các quy định hiện hành của Chính phủ, Quảng Ninh cũng đang xây dựng, điều chỉnh một số chính sách theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện hỗ trợ có lợi cho người dân, tổ chức bị thiệt hại bởi bão số 3 ổn định đời sống, khôi phục sản xuất…

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại
Trên đường phát triển

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại

Càng khó khăn, thử thách, càng vươn lên mạnh mẽ, tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” vốn đã làm nên thương hiệu Quảng Ninh lại một lần nữa được khẳng định trước những thiệt hại hết sức nặng nề bởi thiên tai. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão số 3 vẫn đang được tập trung cao độ và nhịp sống thường nhật đã bắt đầu trở lại tại khắp các địa phương trên địa bàn…