TP. Hồ Chí Minh: Dừng tuyển sinh 22 lớp 10 chuyên từ năm 2025

Từ năm 2025, 4 trường THPT ở TP. Hồ Chí Minh sẽ dừng tuyển sinh 22 lớp 10 chuyên, với tổng chỉ tiêu là 770 học sinh.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP. Hồ Chí Minh, 4 trường dừng tuyển sinh gồm Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, THPT Nguyễn Thượng Hiền, THPT Mạc Đĩnh Chi và THPT Gia Định.

z6119201802761-33eb5362b0a71b1fe8dfd7ebe6a66ddd.jpg
TP. Hồ Chí Minh dừng tuyển sinh 22 lớp 10 chuyên từ năm 2025

Trong đó, Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP. Thủ Đức) sẽ dừng tuyển sinh 5 lớp chuyên là Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hóa học, Tiếng Anh.

THPT Mạc Đĩnh Chi (Quận 6) dừng tuyển sinh 6 lớp chuyên ở các môn chuyên Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, tiếng Anh.

Trường Nguyễn Thượng Hiền (quận Tân Bình) dừng tuyển sinh 5 lớp chuyên gồm Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hóa học, tiếng Anh.

Trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh) dừng tuyển sinh 6 lớp chuyên là Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hóa học, tiếng Anh, Tin học.

Theo Sở GD-ĐT thành phố, việc dừng tuyển sinh 22 lớp 10 chuyên tại 4 trường THPT thường có lớp chuyên trong năm 2025 có thể sẽ làm tăng sức cạnh tranh vào lớp 10 chuyên tại 2 trường THPT chuyên là THPT chuyên Trần Đại Nghĩa và THPT chuyên Lê Hồng Phong.

Ngoài ra, từ năm 2025, Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh sẽ điều chỉnh cách tính tỷ lệ phân luồng học sinh lớp 9 vào lớp 10 THPT công lập.

Cụ thể, chỉ tiêu tuyển sinh vào 10 năm học 2025-2026 của các trường THPT công lập sẽ phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận của từng trường THPT theo điều kiện cơ sở vật chất, phòng ốc, đội ngũ giáo viên và chiến lược phát triển của từng trường khi thực hiện Chương trình GDPT 2018, không bị khống chế bởi tỷ lệ phân luồng như các năm trước. Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 cũng được tính toán cho phù hợp với từng địa bàn.

Dự kiến, đầu tháng 3, UBND TP. Hồ Chí Minh sẽ ban hành kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2025-2026, sau đó Sở GD-ĐT sẽ công bố chỉ tiêu lớp 10 của các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố.

Giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”

Chiều 26.3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, dự và phát biểu chỉ đạo.

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế
Giáo dục

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế

Ngày mai (27.3), tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ diễn ra Hội thảo khoa học và thực tiễn “Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động ở khu vực công sau tinh giản biên chế”, quy tụ nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và đại diện doanh nghiệp.

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị
Giáo dục

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị

Nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển khoa học công nghệ trong kỷ nguyên mới, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng, các cơ sở giáo dục đại học cần chuẩn bị rốt ráo ngay từ bây giờ, nâng cao năng lực quản trị, quản lý nhằm triển khai các kết quả nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

Dự án giải nhất khoa học kỹ thuật quốc gia bị tố giống sản phẩm nước ngoài: Bộ GD-ĐT nói gì?
Giáo dục

Dự án giải nhất khoa học kỹ thuật quốc gia bị tố giống sản phẩm nước ngoài: Bộ GD-ĐT nói gì?

Theo thông tin được đăng tải trên một số diễn đàn, dự án của nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Siêu, Hưng Yên rất giống sản phẩm được Samuel Alexander, chuyên gia Indonesia đã công bố trên cộng đồng Hackaday.io - một nền tảng trực tuyến dành cho những người yêu công nghệ từ trước đó.

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ "chiến lược" xét tuyển thông minh, tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển
Giáo dục

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ "chiến lược" xét tuyển thông minh, tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển

Theo PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, những thay đổi trong quy chế tuyển sinh đều hướng tới việc tối ưu hóa quyền lợi và mở rộng cơ hội lựa chọn cho thí sinh. Điều cốt yếu là các em cần nắm vững và vận dụng hiệu quả những quyền lợi này. Khi đã xác định rõ mục tiêu về ngành và trường, việc xây dựng một chiến lược sắp xếp nguyện vọng hợp lý trở nên vô cùng quan trọng.

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?
Giáo dục

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?

Theo các nhà tuyển dụng, nhiều sinh viên khi ra trường mong muốn mức thu nhập tốt nhưng trình độ và kiến thức áp dụng được vẫn “chấp chới” thì doanh nghiệp không thể dựa trên bằng tốt nghiệp để trả lương. Vấn đề trả lương phụ thuộc vào thực tế các bạn làm được việc gì cho doanh nghiệp.