TP. Hồ Chí Minh dự kiến chi hơn 915 tỷ đồng chăm lo Tết 2024 cho người dân

TP. Hồ Chí Minh dự kiến sẽ chi hơn 915 tỷ đồng để chăm lo Tết Giáp Thìn 2024 cho đối tượng chính sách, tăng 34 tỷ đồng so với Tết Quý Mão năm 2023.

Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh thăm hỏi, trao qua cho người dân
Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh thăm hỏi, trao qua cho người dân

Hơn 915 tỷ từ ngân sách sẽ được Thành phố dùng để chăm lo Tết Giáp Thìn 2024 cho 475.459 người có công, cán bộ hưu trí, người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và đối tượng bảo trợ xã hội. Bên cạnh đó, Thành phố tiếp tục quan tâm, chăm lo Tết cho 135.358 cán bộ, công chức, viên chức hành chính sự nghiệp khối Thành phố, quận, huyện, TP Thủ Đức và một số cơ quan thuộc ngành dọc với mức chi bằng năm 2023.

Công tác chăm lo Tết năm nay, Thành phố sẽ thăm 65 cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập, các hội quỹ; 12 đơn vị, tổ chức là đối tác cùng đồng hành hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ, trẻ em và người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã đề xuất UBND Thành phố một số chính sách chăm lo, hỗ trợ các gia đình chính sách, thương binh, bệnh binh, diện bảo trợ xã hội và hộ nghèo. Trong đó, dự kiến chăm lo, hỗ trợ cho 21.422 hộ nghèo bao gồm số hộ nghèo được công nhận đầu năm 2023, hộ nghèo được bổ sung thường xuyên và định kỳ trong năm 2023 và kể cả những hộ cận nghèo chuyển sang hộ nghèo cuối năm 2023 với mức hỗ trợ 1.250.000 đồng/hộ.

TP. Hồ Chí Minh dự kiến vận động kinh phí, tổ chức thăm hỏi, trao tặng quà cho người dân
TP. Hồ Chí Minh dự kiến vận động kinh phí, tổ chức thăm hỏi, trao tặng quà cho người dân

Ngoài ra, Sở LĐ-TB&XH tăng cường phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội Thành phố và quận, huyện, TP Thủ Đức đẩy mạnh công tác tư vấn, hỗ trợ vốn vay ưu đãi từ nguồn vốn cho vay Hỗ trợ giảm nghèo, nguồn vốn cho vay Giải quyết việc làm, kết hợp với tổ chức trao tặng phương tiện sinh kế để hộ nghèo, hộ cận nghèo đưa vào sản xuất kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt, chuẩn bị cho các hoạt động phục vụ Tết, góp phần tăng thu nhập ổn định cuộc sống.

Đồng thời, chăm lo chính sách bảo hiểm y tế cho hộ trong Chương trình giảm nghèo ngay từ đầu năm 2024 đảm bảo không để gián đoạn, ảnh hưởng đến việc khám và điều trị bệnh của các thành viên trong hộ, nhất là các thành viên đang điều trị chạy thận, ung thư, bệnh nan y…

Thành phố cũng sẽ dự kiến vận động kinh phí, tổ chức thăm hỏi, trao tặng ít nhất 22.000 phần quà cho các đối tượng (700.000 đồng/phần, trong đó đảm bảo tiền mặt ít nhất là 400.000 đồng/phần); hỗ trợ ít nhất 2.000 lượt vé xe miễn phí cho sinh viên, học sinh và 1.500 lượt vé xe, 200 vé tàu miễn phí cho thanh niên công nhân về quê đón Tết.

Thành Đoàn cũng dự kiến giới thiệu ít nhất 10.000 việc làm cho thanh niên, sinh viên, học sinh, thanh niên công nhân bị mất việc, giảm thu nhập nhân dịp Tết.

Dịp Tết Giáp Thìn 2024, TP. Hồ Chí Minh có khoảng 25.000 - 29.000 vị trí công việc cần tuyển lao động (khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 69,58%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 30,10%; khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 0,32%). Nhu cầu tuyển dụng tập trung trong các ngành như dệt may - giày da; dịch vụ lưu trú và ăn uống; bán buôn và bán lẻ; du lịch; dịch vụ giải trí; chăm sóc sức khỏe; dịch vụ cá nhân, bảo vệ...

Sau Tết Nguyên đán, dự kiến nhu cầu nhân lực cần từ 48.971 - 57.471 chỗ làm việc, tập trung ở các ngành, lĩnh vực như dệt may - da giày; dịch vụ lưu trú và ăn uống; chế biến thực phẩm; nhựa - cao su. Riêng nhu cầu nhân lực tập trung ở khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 70,56%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 28,66% và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 0,78%.

Địa phương

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.