TP. Hồ Chí Minh: Dự án công viên Sài Gòn Safari sau 20 năm vẫn là đất trống, chăn thả trâu bò

Dù được quy hoạch từ năm 2004 nhưng đến nay Dự án công viên Sài Gòn Safari tại huyện Củ Chi vẫn ngổn ngang cỏ dại, chưa xong giải phóng mặt bằng. Nhiều khu vực người dân chăn thả trâu bò, trồng hoa màu…

z6360229366429-4410444934bf2eb569184b195eac9875-8973.jpg
Tấm Bản đồ quy hoạch Dự án công viên Sài Gòn Safari hiện phần phía dưới đã bị xuống cấp, không còn rõ. Ảnh: Quang Phương chụp ngày 28.2

Năm 2004, Dự án công viên Sài Gòn Safari được UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành quyết định thu hồi và tạm giao hơn 485ha đất trên địa bàn 2 xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng (huyện Củ Chi) cho TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn để chuẩn bị thực hiện đầu tư dự án. Tổng số vốn đầu tư cho dự án dự kiến lên đến 500 triệu USD.

Dự án được đánh giá sau khi hoàn thành sẽ là công viên giải trí kết hợp du lịch sinh thái lớn nhất Việt Nam, với chức năng bảo tồn, trưng bày, nhân giống các loài động - thực vật quý hiếm trong nước và thế giới.

Dự án gồm các khu chức năng thả thú bán hoang dã, dự kiến thả thú đặc trưng các khu vực trên thế giới; khu trưng bày thú mở gồm hệ thống chuồng trại dạng mở và cảnh quan, trưng bày các loài thú đặc trưng của các châu lục trên thế giới, vườn thú đêm trưng bày các loài thú chuyên sinh hoạt vào ban đêm… Bên cạnh đó, dự án còn có các công trình dịch vụ khác phục vụ du khách như biểu diễn thú ban ngày, ban đêm, khu dã ngoại, resort, khu vui chơi giải trí cho thiếu nhi...

z6360255918503-2a51e59fe6f338013f9f704ffa27ed31-5618.jpg
Khung cảnh hoang tàn bên trong dự án: nhiều căn nhà còn sót lại hiện bỏ hoang hoặc thành nơi chăn, thả trâu bò. Ảnh: Quang Phương

Hiện nay, Dự án công viên Sài Gòn Safari tiếp giáp nhiều tuyến đường lớn như: Nguyễn Thị Rành, Phú Thuận, Đỗ Đăng Tuyển… ở địa bàn hai xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng. Tuy nhiên, chạy dọc theo các tuyến đường này khung cảnh hoang tàn, cây cỏ mọc um tùm bên trong dự án hiện ra trước mắt.

z6360276940623-56e7845b69cdb919fdecd3c99f62802a-2636.jpg
Một số khu vực khác người dân trồng các loại hoa màu. Ảnh: Quang Phương

Tại góc đường Nguyễn Thị Rành và An Nhơn Tây, tấm Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất dự án hiện nửa phần dưới đã bị tróc sơn, thông tin ghi trên bản phạt nhạt, không xem rõ.

Chạy xung quanh dự án, chỉ toàn thấy cây cỏ dại mọc, có khu vực người dân trồng dưa leo, dưa hấu, cây cỏ để chăn nuôi… Tại dự án chưa có hạng mục xây dựng nào được xây dựng mới theo quy hoạch đã được phê duyệt. Thay vào đó là dấu tích của những căn nhà bị giải tỏa, đập bỏ đang còn trơ tường gạch hoặc một vài trụ cột nhà… Bên cạnh đó, bên trong phần đất quy hoạch làm dự án vẫn còn sót lại vài căn nhà có người sinh sống.

z6360312672774-e37e4499a795e217dd6ff59c911bd8b3-270.jpg
Xí nghiệp sản xuất - Dịch vụ của Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Ảnh: Quang Phương

“Điểm nhấn” hiện tại của dự án hiện nay là khu vực trụ sở Xí nghiệp sản xuất - Dịch vụ của Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn nằm sâu trong dự án. Tại đây, có nhân viên trồng và chăm sóc các loại cây, hoa kiểng, một vài chuồng nuôi các loại thú, gia súc...

Liên quan đến dự án, ngày 21.6.2019, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông báo kết luận thanh tra số 1007/TB-TTCP. Thông báo KLTT chỉ ra nhiều vi phạm tại dự án này về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư...

z6360332389385-fc56778511ae6e74335349cd2910531d-9336.jpg
Bên trong dự án hiện có một số tuyến đường đất vốn là đường đi trước đây của người dân; hiện chỉ có một tuyến đường nhựa (ảnh nhỏ) là đường vào trụ sở Xí nghiệp sản xuất - Dịch vụ của Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Ảnh: Quang Phương

Theo đó, UBND TP.HCM giao dự án cho Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên làm chủ đầu tư nhưng doanh nghiệp này không đủ năng lực thực hiện. Đây là một trong những nguyên nhân khiến dự án chưa triển khai được.

Tổng Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh nhiều nội dung như: vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng; bên cạnh đó là việc lựa chọn nhà đầu tư xây dựng Dự án Công viên Sài Gòn Safari phải được tổ chức đấu thầu rộng rãi, công khai, minh bạch theo đúng trình tự, thủ tục quy định để chọn nhà đầu tư (kể cả nhà đầu tư nước ngoài) có kinh nghiệm và năng lực thực hiện dự án. Trường hợp có điều chỉnh quy hoạch dự án phải tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục…

Địa phương

Quảng Ninh: Rà soát, loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính đang là rào cản phát triển
Địa phương

Rà soát, loại bỏ ngay những thủ tục hành chính là rào cản phát triển

Tại Hội nghị công bố kết quả các Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, DDCI, DGI, DTI năm 2024 vừa diễn ra, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Đức Ấn đề nghị, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục nêu cao tinh thần lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính từ tỉnh đến cơ sở. Phải loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính (TTHC) đang là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư, Nhân dân; bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính.

Gia Lâm về đích xây dựng nông thôn mới nâng cao
Địa phương

Gia Lâm về đích xây dựng nông thôn mới nâng cao

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Gia Lâm có 20/20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Trong đó, có 7 xã NTM kiểu mẫu; huyện đạt 9/9 tiêu chí, với 38 chỉ tiêu huyện NTM nâng cao, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 22, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra trước 2 năm.

Quảng Ninh: Rà soát, loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính đang là rào cản phát triển
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: Rà soát, loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính đang là rào cản phát triển

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố kết quả các Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, DDCI, DGI, DTI của cơ quan, đơn vị, địa phương năm 2024 diễn ra sáng nay, 15.3, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Đức Ấn đề nghị, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục nêu cao tinh thần lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính từ tỉnh đến cơ sở. Phải loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính (TTHC) đang là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhân dân; bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính.

Huyện Hưng Hà, Thái Bình: Hợp tác sản xuất và xuất khẩu gạo sang thị trường Nhật Bản
Địa phương

Huyện Hưng Hà, Thái Bình: Hợp tác sản xuất và xuất khẩu gạo sang thị trường Nhật Bản

Ngày 14.3, Thường trực Huyện ủy Hưng Hà, tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị triển khai một số nội dung về đột phá phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và chứng kiến lễ ký kết thoả thuận hợp tác sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gạo sang thị trường Nhật Bản với các nhà đầu tư.

Lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa kiểm tra công tác giải quyết thủ tục hành chính cho công dân tại Trung tâm hành chính công của tỉnh
Địa phương

Không bỏ trống địa bàn trong quá trình tinh gọn bộ máy

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và Đề án số 25 của Đảng ủy Công an Trung ương, Công an tỉnh Thanh Hóa gương mẫu triển khai, hoàn thành tổ chức mô hình công an địa phương 2 cấp; đồng thời, tiếp nhận một số chức năng, nhiệm vụ từ một số sở, ngành chuyển trao cho lực lượng công an theo phương châm “Triển khai thực hiện mô hình mới bảo đảm nhanh gọn, không làm gián đoạn hoạt động thường xuyên, không bỏ trống địa bàn, mang lại hiệu quả cao”.

Chặn dòng, tích nước dự án hồ thủy lợi nghìn tỷ giữa lòng TP. Buôn Ma Thuột
Trên đường phát triển

Chặn dòng, tích nước dự án hồ thủy lợi nghìn tỷ giữa lòng TP. Buôn Ma Thuột

Dự án hồ thủy lợi Ea Tam sau khi hoàn thiện sẽ bảo đảm điều tiết được trên 1 triệu m3 nước để phục vụ nước sinh hoạt cho khoảng 25.000 người dân trong khu vực thành phố và lân cận. Công trình cũng được kỳ vọng là địa điểm khai thác tiềm năng du lịch, kêu gọi đầu tư và mở rộng không gian đô thị quanh vùng dự án.

Hà Nội tìm giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong bảo vệ môi trường
Địa phương

Hà Nội tìm giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong bảo vệ môi trường

Hội thảo khoa học "Thực trạng và giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội" diễn ra vào sáng ngày 14.3 do UBND TP Hà Nội phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức đã khẳng định tầm quan trọng và tính khả thi đối với vấn đề giải quyết ô nhiễm của thành phố Hà Nội.

Liên kết chuỗi để phát triển cà phê bền vững
Địa phương

Liên kết chuỗi để phát triển cà phê bền vững

Trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, ngày 13.3, Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo “Nông dân với phát triển cà phê bền vững” nhằm hướng các hội viên nông dân tích cực phát triển kinh tế tập thể, liên kết chuỗi để phát triển ngành hàng cà phê bền vững.

Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Móng Cái – Quảng Ninh trúng hàng loạt gói thầu đầu tư công tại Móng Cái
Địa phương

Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Móng Cái – Quảng Ninh trúng hàng loạt gói thầu đầu tư công tại Móng Cái

Nhiều năm qua, Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Móng Cái – Quảng Ninh là nhà thầu “quen mặt” thường xuyên trúng các gói thầu trên địa bàn TP Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh). Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Hà Nội: Đổi mới toàn diện việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính
Trên đường phát triển

Hà Nội: Đổi mới toàn diện việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 12.3.2025 về việc nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình; cung cấp dịch vụ số mới được cá nhân hóa, dựa trên dữ liệu cho người dân và doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính.