TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất phương án tháo gỡ khó khăn cho dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng

Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP. Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) khởi công tháng 6.2016 đến nay đã triển khai đạt hơn 90% khối lượng công việc, tuy nhiên, dự án còn tồn đọng một số khó khăn, vướng mắc cần được xem xét, tháo gỡ.

1-1-1678513531985.jpeg
Dự án ngăn triều đã triển khai thi công đạt hơn 90% khối lượng công việc

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện và đề xuất phương án tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP. Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1).

Dự án do Công ty CP Đầu tư xây dựng Trung Nam làm nhà đầu tư, doanh nghiệp thực hiện là Công ty TNHH Trung Nam BT 1547. Tổng mức đầu tư dự án gần 10.000 tỷ đồng theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).

Theo UBND thành phố, đến nay, dự án đã triển khai thi công đạt hơn 90% khối lượng công việc, trong đó tại các hạng mục cống Bến Nghé (đạt 97%), cống Tân Thuận (đạt 93%), cống Phú Xuân (đạt 90%), cống Mương Chuối (đạt 93%), cống Cây Khô (đạt 86%), cống Phú Định (đạt 88%), tuyến đê bao (đạt 85%).

Tuy nhiên, dự án còn tồn đọng các khó khăn, vướng mắc, đó là chưa xác định rõ thẩm quyền và trình tự thực hiện đối với dự án đang trong quá trình triển khai có sự thay đổi. Các nội dung thay đổi dẫn đến dự án thuộc tiêu chí quan trọng quốc gia.

Theo UBND thành phố, dự án trong quá trình thực hiện có khả năng phát sinh dẫn đến tổng mức đầu tư vượt trên 10.000 tỷ đồng. Hiện nay, Luật Đầu tư công và Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư không có quy định về thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đang trong quá trình thực hiện có sự thay đổi.

muong-chuoi.jpeg
Dự án ngăn triều vẫn chưa thể về đích sau 9 năm khởi công

Vướng mắc thứ hai liên quan đến việc huy động nguồn vốn thi công hoàn thành công trình, xuất phát từ việc Ngân hàng BIDV không đủ cơ sở để ký phụ lục hợp đồng tín dụng với Công ty TNHH Trung Nam BT 1547. Từ đó, Ngân hàng BIDV không thể trình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gia hạn thời gian giải ngân tái cấp vốn.

Để gỡ khó khăn này, UBND thành phố kiến nghị xem xét điều chỉnh phương án thanh toán của hợp đồng BT đã ký kết theo hướng thanh toán bằng quỹ đất trước cho nhà đầu tư, tương ứng với phần giá trị dự án BT hoàn thành theo tiến độ. Phần chênh lệch sẽ được thanh toán bằng tiền để đảm bảo phù hợp với quy định tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Vướng mắc thứ ba: khó khăn liên quan đến việc chưa có cơ sở thanh toán hợp đồng BT.

UBND thành phố chỉ ra nguyên nhân do dự án thuộc trường hợp chuyển tiếp theo quy định tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, vướng Nghị quyết số 98 của Quốc hội và Nghị định số 35 của Chính phủ. Để tháo gỡ, thành phố đề xuất thực hiện điều chỉnh điều khoản về thanh toán trong hợp đồng song song với việc điều chỉnh tổng thể dự án.

Những đề xuất phương án trên đã được Ban cán sự đảng UBND TP. Hồ Chí Minh có tờ trình báo cáo, xin ý kiến và đã được Ban Thường vụ Thành ủy thông qua.

Dự án ngăn triều được khởi công từ tháng 6.2016, với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng. Mục đích của dự án là kiểm soát ngập do triều cường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Dự án dự kiến hoàn thành sau 2 năm thi công tuy nhiên sau hơn 9 năm khởi công, dự án vẫn chưa thể về đích, hiện đạt 90% khối lượng công việc.

Địa phương

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển
Địa phương

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển

Xác định Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS.

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
Trên đường phát triển

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, 29/30 quận, huyện, thị xã của TP. Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 6 sản phẩm đạt 5 sao, 12 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, 1.485 sản phẩm đạt 4 sao và 1.266 sản phẩm đạt 3 sao. Dù trở thành đầu tàu trong thực hiện chương trình OCOP, song việc tiêu thụ các sản phẩm vẫn còn những khó khăn nhất định. Do đó, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp để sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu và Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ Phạm Văn Hiểu trao hoa chúc mừng các tân Thành ủy viên
Trên đường phát triển

4 nhân sự mới được chỉ định vào Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Cần Thơ

Ngày 26.9, Thành ủy TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố sơ kết công tác 9 tháng và triển khai chương trình công tác Quý 4. 2024. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Cần Thơ đã trao quyết định chỉ định 4 nhân sự tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố.

Hỗ trợ téc nước cho người dân tại xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông
Trên đường phát triển

Bắc Kạn kịp thời tháo gỡ khó khăn trong thực hiện chính sách dân tộc - miền núi

Với hơn 88% số dân là người dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, tỉnh Bắc Kạn luôn tiên phong, sáng tạo, nỗ lực thực hiện hiệu quả công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS. Nhằm nâng hiệu quả việc thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ liên quan đến công tác dân tộc. Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác tổ chức thực hiện để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Hà Nội: Dự kiến có thêm 16 quận giai đoạn từ nay đến năm 2035
Trên đường phát triển

Hà Nội: Dự kiến có thêm 16 quận giai đoạn từ nay đến năm 2035

Hà Nội hiện đang triển khai song song lập, thẩm định, trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065… nhằm cụ thể hóa, tập hợp các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển đô thị của từng giai đoạn theo quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị.

Bắc Giang: Công ty Cổ phần đầu tư HSH đồng hành cùng Công an huyện Lục Ngạn khắc phục khó khăn sau bão số 3
Địa phương

Bắc Giang: Công ty Cổ phần đầu tư HSH đồng hành cùng Công an huyện Lục Ngạn khắc phục khó khăn sau bão số 3

Công ty Cổ phần đầu tư HSH vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Bắc Giang gửi đến Công an Huyện Lục Ngạn nhiều tấn hàng hóa là nhu yếu phẩm và đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt được với mong muốn được chia sẻ, động viên và giúp đỡ các cán bộ công an của 29 xã, thị trấn trên địa bàn huyện bị thiệt hại, ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. 

Hiệu quả trong hoạt động đấu thầu của Công ty cổ phần Hương Giang: Trúng nhiều gói thầu tiết kiệm cho ngân sách ở mức 0 đồng
Địa phương

Hiệu quả trong hoạt động đấu thầu của Công ty cổ phần Hương Giang: Trúng nhiều gói thầu tiết kiệm cho ngân sách ở mức 0 đồng

Công ty cổ phần Hương Giang trúng khoảng 42 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 690 tỷ đồng. Nhiều gói thầu doanh nghiệp này trúng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có kết quả tiết kiệm ở mức thấp, thậm chí có gói thầu tiết kiệm 0 đồng cho ngân sách.

Nông thôn mới đã mang lại cuộc sống sung túc cho người dân xã Đại An, Trà Cú.
Trên đường phát triển

Bài cuối: Xây dựng nông thôn mới bền vững

Trà Vinh đã và đang phát huy sức mạnh đại đoàn kết; vận dụng mọi nguồn lực để giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhằm đưa mục tiêu "Tỉnh nông thôn mới" về đích trước năm 2025... Trên hành trình đó, Chỉ thị số 40/CT-TW đã mang đến bước đột phá mới cho cấp ủy chính quyền và là trụ đỡ chính sách quan trọng cho đồng bào các dân tộc trong địa bàn vươn lên.

Bài cuối: Kích hoạt phương án “4 tại chỗ” ứng phó với thiên tai
An ninh cơ sở

Bài cuối: Kích hoạt phương án “4 tại chỗ” ứng phó với thiên tai

Cùng với tuyên truyền để cả hệ thống chính trị đến từng hộ dân nắm chắc tình hình diễn biến của mưa lũ, cấp ủy, trong những ngày qua, chính quyền các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh còn chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo ứng phó kết hợp với khắc phục đi kèm. Trong đó, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, các địa phương đã đồng loạt kích hoạt phương án “4 tại chỗ” sẵn sàng ứng phó với thiên tai…