TP. Hồ Chí Minh: Còn 155 điểm rác thải tồn đọng gây ô nhiễm môi trường

Lực lượng chức năng ghi nhận trong tháng 5, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh còn tồn tại 155 điểm rác thải tồn đọng gây ô nhiễm môi trường, trong đó, TP. Thủ Đức  đứng đầu với 50 điểm, quận Bình Tân 18 điểm, Quận 12 có 14 điểm, quận Bình Thạnh 11 điểm, huyện Nhà Bè 10 điểm...

TP. Hồ Chí Minh: Còn 155 điểm rác thải tồn đọng gây ô nhiễm môi trường -0
Dù có biển cấm đổ rác nhưng tại cầu Vàm Xuồng (phường Tăng Nhơn Phú B) vẫn đầy rác thải. Ảnh: Quang Phương.

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) vừa có Văn bản số 5384/STNMT-CTR về tình hình chất lượng vệ sinh môi trường đô thị tháng 5.2024 trên địa bàn thành phố.

Theo kết quả giám sát của Ban Quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải thành phố (đơn vị giám sát với Sở TN-MT) ghi nhận còn nhiều điểm tồn đọng rác thải trên địa bàn TP. Thủ Đức và các quận, huyện. Đến ngày 19.5, ghi nhận 155 điểm ô nhiễm còn tồn đọng rác thải (131 điểm đã được dọn dẹp nhưng tái phát rác thải, 11 điểm mới phát sinh và 13 điểm chưa dọn dẹp vệ sinh).

So với tháng 4.2024, số điểm ô nhiễm có giảm 24 điểm nhưng một số địa bàn vẫn còn nhiều điểm tồn đọng rác thải cần được giải quyết triệt để. Cụ thể, TP. Thủ Đức 50 điểm, quận Bình Tân 18 điểm, Quận 12 14 điểm, quận Bình Thạnh 11 điểm, huyện Nhà Bè 10 điểm...

TP. Hồ Chí Minh: Còn 155 điểm rác thải tồn đọng gây ô nhiễm môi trường -0
Rác thải bỏ thành đóng trên đường Lương Định Của (TP.Thủ Đức). Ảnh: Quang Phương.

Ghi nhận thực tế cho thấy, tại TP. Thủ Đức, các điểm tái phát sinh có nhiều điểm nằm dọc đường lớn như Võ Chí Công (từ vòng xoay Mỹ Thủy hướng lên cầu Phú Mỹ và hướng ngược lại), đường Đồng Văn Cống, Nguyễn Thị Định (dưới chân cầu Mỹ Thủy 1, dưới dạ cầu Mỹ Thủy 2 và khu đất trống dưới chân cầu), đường Mai Chí Thọ (bên cạnh số nhà 69). Ngoài ra, nhiều điểm tái phát rác thải còn ở các tuyến đường khác như: Đỗ Xuân Hợp, Bưng Ông Thoàn, Ngô Chí Quốc, Linh Đông…

Tại các quận, huyện khác có nhiều điểm rác thải mới phát sinh như: đường Phạm Hữu Lầu (Quận 7, rác thải tại số 124 Phạm Hữu Lầu, phường Phú Mỹ); đường Ba Đình, khu dân cư Bến Lức (Phường 7), đường Nguyễn Văn Linh (Phường 7, Quận 8); tại huyện Củ Chi có nhiều điểm rác thải mới phát sinh dọc tuyến đường Tỉnh lộ 15 (từ cầu Tân Thạnh Đông đến ngã ba giao Võ Văn Bích thuộc địa bàn xã Bình Mỹ và xã Tân Thạnh Đông).

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.