TP. Hồ Chí Minh: Cần giải quyết những vướng mắc tại các khu đất đã được chấp thuận đầu tư hạ tầng tại huyện Củ Chi

Một số khu đất tại huyện Củ Chi đã được người dân bỏ ra nhiều tỷ đồng để đầu tư hạ tầng sau khi được cơ quan chức năng chấp thuận. Tuy nhiên, nhiều năm nay, các khu đất này đang gặp vướng mắc trong thực hiện các thủ tục hành chính tiếp theo...

TP. Hồ Chí Minh: Cần giải quyết những vướng mắc tại các khu đất đã được chấp thuận đầu tư hạ tầng tại huyện Củ Chi
Các văn bản của UBND huyện Củ Chi chấp thuận cho bà Phước đầu tư hạ tầng 2 khu đất từ năm 2018

Từ năm 2020 đến nay, bà Nguyễn Thị Phước (SN 1959, trú tại 19 Nguyễn Văn Đậu, Phường 5, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh) đã có nhiều văn bản gửi các cơ quan chức năng tại TP. Hồ Chí Minh đề nghị tiếp tục giải quyết những thủ tục hành chính liên quan đến 2 khu đất đã được bà bỏ ra nhiều tỷ đồng để đầu tư hạ tầng tại huyện Củ Chi.

Cụ thể, năm 2018, UBND huyện Củ Chi và một số sở, ngành đã có văn bản chấp thuận cho bà Phước được đầu tư hạ tầng, chuyển mục đích sử dụng thành đất ở nông thôn tại khu đất số 1A, xã Tân Thạnh Tây, diện tích hơn 39.000m2 và khu đất tại xã Tân Thạnh Đông, diện tích hơn 23.000m2.

Bà Phước đã bỏ ra nhiều tỷ đồng để đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại các khu đất này, gồm: đường giao thông trải nhựa, hệ thống điện nước, cây xanh… Sau đó, bà Phước đã chuyển nhượng quyền sử dụng các khu đất này cho người dân xây dựng nhà ở.

Tuy nhiên, ngày 15.6.2020, Thanh tra TP. Hồ Chí Minh có Kết luận Thanh tra số  (KLTT) 08/KL-TTP-P3 về công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Củ Chi thời kỳ từ năm 2016-2019, xác định hơn 50 khu đất, trong đó có 2 khu đất của bà Phước có vướng mắc liên quan đến quy hoạch đất hỗn hợp, đất dân cư xây dựng mới theo Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND ngày 5.12.2017 của UBND TP. Hồ Chí Minh (Quyết định 60).

Tại KLTT, Thanh tra đã kiến nghị Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập tổ công tác để tập trung giải quyết dứt điểm các kiến nghị của UBND huyện Củ Chi, trong đó tập trung công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vướng mắc trong thực hiện Quyết định 60 về tách thửa đất thuộc khu vực quy hoạch đất hỗn hợp, đất dân cư xây dựng mới.

Sau đó, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đã có kết luận chỉ đạo giao UBND các quận, huyện phối hợp với sở, ngành liên quan khẩn trương tổng rà soát tất cả các khu vực quy hoạch có chức năng sử dụng đất hỗn hợp và đất dân cư xây dựng mới trong các đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000, 1/5000. Từ đó xem xét điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp, để giải quyết quyền, lợi ích chính đáng cho người dân.

Tuy nhiên, đến nay đã hơn 4 năm trôi qua, các thủ tục hành chính tiếp theo liên quan đến các khu đất của bà Phước vẫn đang bị tạm ngưng mặc dù bà Phước đã có nhiều văn bản kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét tháo gỡ các vướng mắc.

Ngày 27.8.2024, bà Phước tiếp tục có văn bản gửi lãnh đạo UBND TP. Hồ Chí Minh khẳng định đã thực hiện đầu tư theo đúng các văn bản chấp thuận của UBND huyện Củ Chi tại 2 khu đất trên, đồng thời tiếp tục đề nghị các cơ quan chức năng xem xét tháo gỡ vướng mắc.

Bà Phước cũng cho biết thêm, đầu tháng 7.2024, do nhân viên môi giới bất động sản không hiểu đầy đủ về pháp lý của 2 khu đất nên đã quảng cáo khu đất tại xã Tân Thạnh Tây với tên là Khu dân cư Golden City Tân Quy, khu đất tại xã Tân Thạnh Đông tên là Khu dân cư River Town Củ Chi, gây ra sự hiểu nhầm trong dư luận.

TP. Hồ Chí Minh: Cần giải quyết những vướng mắc tại các khu đất đã được chấp thuận đầu tư hạ tầng tại huyện Củ Chi
Bà Phước đã chi nhiều tỷ đồng để đầu tư hạ tầng khu đất 

Luật sư Lê Thành Nam, Giám đốc Công ty Luật TNHH Uni và cộng sự cho rằng: “Nhiều văn bản của UBND huyện Củ Chi đã cho phép chủ các khu đất được đầu tư hạ tầng kỹ thuật, sau đó thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước để tách thửa đất nhằm đáp ứng nhu cầu người dân có thu nhập trung bình về nhà đất.

Kết luận Thanh tra số 08/KL-TTP-P3 và các văn bản của lãnh đạo UBND TP. Hồ Chí Minh về xử lý sau thanh tra cũng đã định hướng về việc tháo gỡ vướng mắc để bảo đảm quyền lợi chính đáng về nhà đất của người dân tại huyện Củ Chi, hạn chế việc phát sinh các tranh chấp giữa người dân khi các thủ tục về đất đai chậm được giải quyết.

Đối với các khu đất đã được đầu tư đã hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai như các khu đất của bà Phước thì UBND TP. Hồ Chí Minh cần có văn bản chỉ đạo cụ thể để UBND huyện Củ Chi tiếp tục giải quyết thủ tục hành chính tiếp theo, đồng thời cập nhật các khu đất vào quy hoạch đúng quy định”.

Địa phương

Nhờ Chương trình Xây dựng nông thôn mới, cơ sở hạ tầng huyện Phúc Thọ được quan tâm, đầu tư
Địa phương

Phúc Thọ dồn lực xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

Là huyện thuần nông, xuất phát điểm nhiều khó khăn, với nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Phúc Thọ (Hà Nội) có nhiều kết quả đáng ghi nhận. Bước vào giai đoạn mới, huyện đã và đang tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí, xây dựng các xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu... để sớm hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra.

Toàn cảnh khu nhà tạm của thôn Làng Nủ
Địa phương

Lào Cai: Gấp rút hoàn thiện khu tạm cư Làng Nủ

Sau gần 1 tuần huy động sức người, sức của, làm việc xuyên ngày đêm "chạy đua" với thời gian, khu tạm cư của thôn Làng Nủ đang trong quá trình hoàn thiện. Dự kiến, trong ngày mai (21.9), 25 hộ dân thôn Làng Nủ bị mất nhà do mưa lũ và các hộ đang trong diện nguy cơ sạt cao sẽ được bốc thăm để chuyển sang khu nhà tạm nhằm bảo đảm an toàn…

Lạng Sơn: Đồng sức, đồng lòng vượt qua khó khăn bão lũ
Địa phương

Lạng Sơn: Đồng sức, đồng lòng vượt qua khó khăn bão lũ

Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề cho người dân một ở số địa bàn của tỉnh Lạng Sơn. Với sự chủ động của chính quyền, lực lượng chức năng, sự đồng lòng của người dân, công tác khắc phục hậu quả sau lũ đã và đang được tiến hành khẩn trương, nỗ lực cao nhất để người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất.

Mô hình đan hàng cói xuất khẩu tại huyện Nghĩa Hưng. Ảnh: Nguồn ITN
Địa phương

Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định đã triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động chị em tham gia khởi nghiệp, mở các lớp dạy nghề, tìm hiểu nhu cầu vốn thực tế của từng hội viên để có hướng hỗ trợ phù hợp. Với mục hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, đặc biệt đối với chị em phụ nữ hoàn cảnh khó khăn.

Lâm Đồng phấn đấu phê duyệt 2 dự án cao tốc trong tháng 10.2024
Địa phương

Lâm Đồng phấn đấu phê duyệt 2 dự án cao tốc trong tháng 10.2024

Đó là nhiệm vụ Ban chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải giao cho tỉnh Lâm Đồng tại phiên họp thứ 14 về các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì, diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến nối đầu cầu Chính phủ với các địa phương.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân

Sở Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định rằng, mặc dù Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND có điều chỉnh tăng giá đất, nhưng về cơ bản, nghĩa vụ tài chính của người dân không thay đổi nhiều. Khi so sánh giá đất giữa các quyết định, mức thuế và tiền sử dụng đất phải nộp của người dân vẫn giữ nguyên.

Tính riêng lĩnh vực trồng trọt, tỉnh Đồng Nai đã có 45 mô hình ứng dụng công nghệ cao
Địa phương

Nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu của tỉnh. Thông qua đó, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng đồng thời thúc đẩy kết cấu hạ tầng, nhận diện thương hiệu, đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi...

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng kiểm tra công tác bố trí các điểm di dời cho người dân trên địa bàn
Địa phương

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân phục hồi sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 đã qua đi nhưng những hậu quả để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách quận.

Tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ có thêm 7 mã số vùng trồng chuối với diện tích hơn 1,5 ngàn ha.
Địa phương

Xây dựng mã số vùng trồng: “Hộ chiếu” đưa nông sản Đồng Nai xuất ngoại

Về dài hạn, mã số vùng trồng sẽ là nền tảng cho việc triển khai truy xuất nguồn gốc và là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho nông dân, người tiêu dùng. Đồng thời giúp gia tăng giá trị nông sản của địa phương, qua đó góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ
Hoạt động chính quyền

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ

Bão số 3 đã qua đi, nhưng những hậu quả mà nó để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng để cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội quận.

Đoàn ĐBQH Thành phố Hải phòng tặng 60 suất quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bão Yagi
Địa phương

Đoàn ĐBQH Thành phố Hải phòng tặng 60 suất quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bão Yagi

Để chung tay cùng cả nước ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi), giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, Đoàn ĐBQH thành phố Hải phòng đã tặng 60 suất quà trị giá 60 triệu đồng cho các hộ dân bị ảnh hưởng do bão tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố.