Tổng thống Mỹ đề xuất luật cải tổ Tòa án Tối cao: Nhiệm vụ bất khả thi

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông sẽ thúc đẩy một đạo luật nhằm mang lại những cải tổ cơ bản đối với Tòa án Tối cao liên bang, trong đó có việc giới hạn nhiệm kỳ của các thẩm phán và xây dựng bộ quy tắc đạo đức mang tính ràng buộc. Tuy nhiên, trong bối cảnh ông còn chưa đầy 6 tháng nắm quyền và đảng Cộng hòa đang kiểm soát Hạ viện, kế hoạch của ông có vẻ là một nhiệm vụ bất khả thi.

Tổng thống Mỹ đề xuất luật cải tổ Tòa án Tối cao: Nhiệm vụ bất khả thi -0
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Austin, Texas hôm 29.7. Ảnh: AP

Giới hạn nhiệm kỳ

Phát biểu trong buổi lễ kỷ niệm 60 năm ngày ra đời Đạo luật Quyền dân sự tại Austin, Texas hôm 29.7, Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố chi tiết đề xuất cải cách Tòa án Tối cao Mỹ. Theo đó, ông đề nghị mỗi thẩm phán sẽ chỉ có nhiệm kỳ 18 năm và tổng thống đương nhiệm cứ hai năm một lần sẽ bổ nhiệm một thẩm phán mới thay thế. Hiện tại theo quy định của Hiến pháp, các thẩm phán Tòa án Tối cao đang phục vụ không giới hạn nhiệm kỳ và được bổ nhiệm trọn đời.

Ông chủ Nhà Trắng lập luận rằng việc giới hạn nhiệm kỳ sẽ giúp đảm bảo Tòa án Tối cao được thay đổi thành viên một cách thường xuyên hơn, quá trình đề cử thẩm phán mới cũng trở nên dễ dự đoán hơn.

Bộ quy tắc đạo đức

Ngoài ra, ông Biden cũng nêu bật một loạt quan ngại về mặt đạo đức, đe dọa sự liêm chính của tòa án. Về điểm này, ông Biden cũng muốn thiết lập một bộ quy tắc đạo đức dành cho các thẩm phán, yêu cầu họ phải công bố các quà tặng bản thân nhận được, tránh tham gia hoạt động chính trị công khai và không tham gia xét xử các vụ án mà họ hoặc vợ/chồng họ có xung đột lợi ích về tài chính hoặc các vấn đề khác.

Ngoài ra, ông Biden cũng kêu gọi sửa đổi Hiến pháp nhằm giới hạn quyền miễn trừ rộng rãi của Tổng thống mà 6 thẩm phán theo tư tưởng bảo thủ đã ủng hộ trong phán quyết công bố vào cuối tháng trước.

Ông Biden còn kêu gọi sửa đổi Hiến pháp để đảo ngược phán quyết mang tính bước ngoặt hồi tháng 7 của Tòa án Tối cao. Hội đồng thẩm phán khi đó xác định các cựu tổng thống được hưởng quyền miễn tố với hoạt động công vụ, song quyền này không áp dụng với các hành động cá nhân. Quyết định này đã khiến quá trình xét xử cáo buộc cựu tổng thống Donald Trump tìm cách lật kèo bầu cử hồi năm 2020 bị trì hoãn thêm. Ứng viên đảng Cộng hòa gần như chắc chắn sẽ không phải ra tòa trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm nay.

Ông Biden cho rằng phán quyết của Tòa án Tối cao cho phép Tổng thống được hưởng các quyền miễn trừ lớn, bao gồm quyền miễn truy tố ngay cả khi phạm tội là một ví dụ của việc ra quyết sách nguy hiểm và cực đoan, đặt tất cả người dân Mỹ trước những nguy cơ.

Không ai đứng trên luật pháp

Trong một bài viết trước đó nhằm công bố kế hoạch cải tổ Tòa án Tối cao đăng trên tờ Washington xuất bản vào sáng 29.7, ông Biden viết: "Đất nước này được thành lập dựa trên một nguyên tắc đơn giản nhưng sâu sắc: Không ai đứng trên luật pháp. Không phải tổng thống Mỹ. Không phải một thẩm phán tại Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Không ai cả". "Những gì đang xảy ra hiện nay là không bình thường và nó làm suy yếu niềm tin của công chúng đối với các quyết định của tòa án, bao gồm cả những quyết định ảnh hưởng đến quyền tự do cá nhân", Tổng thống Mỹ viết.

Đề xuất được ông Biden đưa ra trong bối cảnh các thành viên đảng Dân chủ đang ngày càng bất mãn với Tòa án Tối cao, sau khi hội đồng thẩm phán ra phán quyết đảo ngược các quyết định mang tính bước ngoặt về quyền phá thai và quyền điều chỉnh của chính quyền liên bang trong các vấn đề về y tế, môi trường, an toàn lao động và bảo vệ người tiêu dùng, vốn đã có hiệu lực trong nhiều thập kỷ.

Các thành viên đảng Dân chủ cũng cho rằng một số thẩm phán bảo thủ trong Tòa án Tối cao có những mối quan hệ và quyết định đáng ngờ, gây ảnh hưởng tới tính khách quan khi ra phán quyết. Tòa án Tối cao Mỹ hiện có tổng cộng 9 thẩm phán, trong đó 6 người thuộc phe bảo thủ, còn lại là phe tự do.

Nhiệm vụ bất khả thi

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng sự chia rẽ sâu sắc hiện nay trong Quốc hội khiến những cải cách này khó có thể đưa thành luật. Trên thực tế, thủ tục để sửa đổi Hiến pháp không hề đơn giản. Một kiến nghị sửa đổi sẽ phải được đề xuất bởi ít nhất 2/3 nghị sĩ tại lưỡng viện Quốc hội hoặc tại một đại hội Hiến pháp do ít nhất 34 tiểu bang yêu cầu tổ chức. Sau đó, kiến nghị này sẽ phải được Quốc hội của ít nhất 38 tiểu bang thông qua.

AP cũng cho rằng, khả năng Quốc hội thông qua một dự luật như vậy gần như là con số 0 trong bối cảnh phe Cộng hòa đang nắm đa số tại Hạ viện và chỉ còn chưa đầy 100 ngày nữa là tới ngày bầu cử. Lần cuối cùng Quốc hội Mỹ phê chuẩn việc sửa đổi Hiến pháp là năm 1992.

Trên thực tế, đề xuất này cũng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của phe Cộng hòa. Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đã tuyên bố dự luật này sẽ "chết yểu" ngay khi được trình lên Hạ viện.

Cựu tổng thống Trump hồi đầu tháng gọi ý tưởng cải cách Tòa án Tối cao của ông Biden là hành động tuyệt vọng của phe Dân chủ nhằm "đóng vai trò trọng tài". Ông cáo buộc đảng của ông Biden đang tìm cách can thiệp cuộc bầu cử tổng thống, tấn công nền tư pháp và các đối thủ chính trị.

Trong khi đó, Phó Tổng thống Kamala Harris đã ca ngợi nỗ lực của Tổng thống Biden, khẳng định sẽ đồng hành với nhà lãnh đạo thứ 46 của Nhà Trắng trong nỗ lực này.

Còn bà Elizabeth Warren, thượng nghị sĩ Dân chủ đến từ bang Massachusetts, hôm 28.7 cho biết đề xuất cải cách của ông Biden là lời nhắc nhở với người dân Mỹ rằng "khi họ bỏ phiếu vào tháng 11, Tòa án Tối cao cũng có tên trong lá phiếu". "Đó là lý do nên bỏ phiếu cho Phó Tổng thống Kamala Harris và đảng Dân chủ tại Thượng viện và Hạ viện", bà nói.

Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ
Thế giới 24h

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ

Ngày 2.4 tới, chính sách thuế quan “có đi có lại” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế bằng với các nước khác áp đặt đối với hàng hóa Mỹ, có tính đến từng mối quan hệ thương mại. Trong bối cảnh tác động của chính sách này chưa thể được đánh giá đầy đủ, các rào cản phi thuế quan sẽ làm phức tạp thêm bức tranh. Các quốc gia có thể giảm hàng rào bảo hộ của mình để tránh bị trả đũa hoặc có thể trả đũa mạnh hơn và biến cuộc chiến thuế quan thành chiến tranh thương mại toàn diện.

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?
Thế giới 24h

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, một động thái mà Nhà Trắng tuyên bố sẽ giúp thúc đẩy sản xuất trong nước và giúp Mỹ thu về 100 tỷ USD doanh thu từ thuế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo, điều này sẽ gây sức ép tài chính đối với các nhà sản xuất ô tô nội địa phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử
Thế giới 24h

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử

Quốc hội Nhật Bản vừa thông qua Luật Bầu cử các chức vụ công sửa đổi nhằm giải quyết tình trạng các ứng cử viên lạm dụng áp phích bầu cử ngày càng gia tăng để quảng bá cho bản thân. Các quy định mới trong luật cấm nội dung không phù hợp trong áp phích vận động tranh cử, đặc biệt là khai thác các hình ảnh khiêu khích hoặc phục vụ lợi ích thương mại.

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa
Quốc tế

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa

Một loạt quốc gia đồng minh của Mỹ đã phải ban hành khuyến cáo đối với công dân du lịch đến Mỹ sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump thực hiện chính sách nhập cư đặc biệt nghiêm ngặt và hà khắc. Giới quan sát lo ngại, động thái này sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ, mà còn tạo ra làn sóng căng thẳng trong quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia.

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn
Thế giới 24h

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn

Một luật mới tại bang Paraíba, Brazil, sẽ thay đổi cách trưng bày sản phẩm trong các chuỗi siêu thị lớn như Assaí và Atacadão. Luật 13.403/2024, có hiệu lực từ năm 2025, nhằm cải thiện khả năng tiếp cận sản phẩm trên kệ hàng, giúp người khuyết tật, người cao tuổi và những ai gặp khó khăn trong di chuyển có thể mua sắm thuận tiện hơn.

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới
Thế giới 24h

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông sẽ công bố mức thuế đối với ô tô "trong vài ngày tới", làm dấy lên suy đoán rằng mức thuế mới đối với ô tô có thể được áp dụng trước khi mức thuế "có đi có lại" có hiệu lực vào đầu tháng 4.

Sự trỗi dậy của fintech định hình tương lai tài chính ASEAN
Thế giới 24h

Sự trỗi dậy của fintech định hình tương lai tài chính ASEAN

Hệ thống tài chính của ASEAN đang trải qua một cuộc chuyển đổi sâu rộng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tài chính (fintech). Tại 6 nền kinh tế lớn nhất khu vực—Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam—tỷ lệ đầu tư fintech vào ASEAN đã tăng từ 2% năm 2018 lên 7% vào năm 2022, tương đương khoảng 4,3 tỷ USD.

Nguồn: ITN
Thế giới 24h

Đòn bẩy kích thích tiêu dùng và nhu cầu nội địa

Tại kỳ họp "Lưỡng hội" vừa kết thúc, Trung Quốc đã xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 là "thúc đẩy tiêu dùng và kích thích nhu cầu nội địa". Trước bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, Quốc Vụ Viện nhấn mạnh vai trò của chính sách "Hai đổi mới" - trụ cột chính để hiện thực hóa mục tiêu này. Chính sách này được công bố lần đầu vào năm 2023 nhưng chỉ thực sự được đẩy mạnh trong năm qua. Đáng chú ý, vào năm 2024, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thành lập một doanh nghiệp tái chế cấp quốc gia, coi đây là giải pháp then chốt để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh, giảm phát thải và hướng tới sự bền vững lâu dài.

Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?
Thế giới 24h

Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?

“Mức thuế trung bình của Trung Quốc đối với các sản phẩm của chúng tôi cao gấp đôi mức chúng tôi áp dụng cho họ. Và mức thuế trung bình của Hàn Quốc cao gấp 4 lần… Trong khi chúng tôi hỗ trợ rất nhiều về mặt quân sự và nhiều mặt khác cho Hàn Quốc”, Tổng thống Donald Trump đã phát biểu như vậy mới đây, báo hiệu nguy cơ Hàn Quốc sẽ nằm trong tầm ngắm.