Tổng thống Chile Gabriel Boric chủ trì lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường

Vào khoảng 11h00 ngày 11.11 theo giờ địa phương, lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hoà Chile đã diễn ra trọng thể tại Quảng trường Hiến pháp trước Dinh Tổng thống La Moneda ở thủ đô Santiago de Chile. Tổng thống Gabriel Boric Font chủ trì lễ đón.

037a3423-7962.jpg
Tổng thống Chile Gabriel Boric đón Chủ tịch nước Lương Cường. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Xe chở Chủ tịch nước Lương Cường tiến vào khu trung tâm Quảng trường Hiến pháp. Đội trưởng đội danh dự Phủ Tổng thống Chile đón Chủ tịch nước tại nơi đỗ xe và trân trọng mời Chủ tịch nước bước lên thảm đỏ duyệt đội danh dự. Tiếp đó, Chủ tịch nước Lương Cường được mời tiến tới cổng chính trải thảm đỏ trước Dinh La Moneda, nơi Tổng thống Gabriel Boric Font đang chờ đón. Hai nguyên thủ bắt tay và hướng về phía đội danh dự. Quân nhạc cử Quốc thiều Việt Nam và Chile.

Kết thúc nghi lễ, Tổng thống Gabriel Boric Font cùng Chủ tịch nước Lương Cường tiến vào sảnh chính Dinh Tổng thống La Moneda, thân mật chào hỏi và giới thiệu các quan chức hai nước có mặt tại lễ đón.

Đây là chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam sau 15 năm, đúng vào dịp kỷ niệm 55 năm cuộc gặp lịch sử giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và cố Tổng thống Salvador Allende - sự kiện đặt nền móng cho việc Chile trở thành nước đầu tiên tại Nam Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Tuy cách xa nhau về địa lý nhưng Việt Nam và Chile có quan hệ tốt đẹp, dựa trên nền tảng lịch sử đặc biệt. Tháng 5.1969, giữa những ngày tháng sục sôi của cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, một đoàn đại biểu Chile tới thăm Việt Nam, trong đó có bác sĩ Salvador Allende, lúc đó là Chủ tịch Thượng viện Chile, đã đem tới cho Việt Nam tình đoàn kết của nhân dân Chile. Chuyến thăm đã để lại những ấn tượng sâu sắc với ông Allende về một đất nước Việt Nam anh dũng, phi thường và quả cảm trong cuộc đấu tranh vì sự nghiệp chính nghĩa và một trong những nguyện vọng thiết tha của ông trong chuyến thăm Việt Nam là được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành hiện thực. Sau đó, khi đắc cử vào năm 1971, Tổng thống Allende đã ngay lập tức quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Sự kiện này đã mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ của Nhà nước Việt Nam với Chile, đưa quan hệ hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp và từng bước nâng lên tầm cao mới.

Trải qua năm tháng, dù khoảng cách địa lý xa xôi nhưng quan hệ ngoại giao Việt Nam - Chile vẫn ngày càng phát triển tốt đẹp. Hai nước đã trao đổi nhiều chuyến thăm các cấp, thiết lập Quan hệ Đối tác toàn diện vào tháng 5.2007 nhân chuyến thăm Chile của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam và Chile ngày càng gắn bó và tin cậy, thể hiện qua các chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương.

Một trong những điểm sáng trong quan hệ hai nước là hợp tác trong lĩnh vực thương mại. Kim ngạch thương mại hai chiều trong hơn 1 thập kỷ đã tăng gấp 4 lần, đạt 1,5 tỷ USD năm 2023. Hiện nay, Chile là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực; là nước Mỹ Latinh đầu tiên ký Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam (năm 2014). Việt Nam và Chile đều là nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), vì thế triển vọng hợp tác của hai nước rất đa dạng và phong phú.

Trên cơ sở nền tảng mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Chile liên tục được củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực thời gian qua, chuyến thăm chính thức Chile của Chủ tịch nước Lương Cường lần này là một dấu mốc quan trọng tạo động lực mới thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước.

Ngay sau lễ đón chính thức, Chủ tịch nước Lương Cường cùng Tổng thống Gabriel Boric Font đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm nhằm thảo luận các biện pháp góp phần làm sâu sắc, hiệu quả hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Trước đó, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm Anh hùng dân tộc Bernardo O’Higgins, nhà cách mạng đã lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập cho Chile từ chế độ thực dân hồi đầu thế kỷ 19.

Dưới đây là những hình ảnh tại lễ đón:

Chủ tịch nước Lương Cường duyệt đội danh dự. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Chủ tịch nước Lương Cường duyệt đội danh dự. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
baotintuc.vn

Chính trị

Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thanh dự lễ khai mạc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự khai mạc Festival hoa Mê Linh

Tối 26.12, tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh, TP. Hà Nội, Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 chính thức khai mạc với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa”. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự lễ khai mạc. Cùng dự có lãnh đạo thành phố Hà Nội.

Lực lượng Công an nhân dân thực hiện tốt vai trò nòng cốt, xung kích bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội
Chính trị

Lực lượng Công an nhân dân thực hiện tốt vai trò nòng cốt, xung kích bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội

Ngày 26.12, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương (CATW), Bộ Công an tổ chức trọng thể Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu chỉ đạo. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy CATW, Bộ trưởng Bộ Công an Đại tướng Lương Tam Quang chủ trì Hội nghị.

Chủ tịch nước Lương Cường: Toàn quân quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch nước Lương Cường: Toàn quân quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Sáng 26.12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Quân chính toàn quân đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2025. Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường dự và chỉ đạo Hội nghị.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu
Thời sự Quốc hội

Hội nghị tổng kết công tác phối hợp ban hành các luật, nghị quyết lĩnh vực tài nguyên và môi trường

 Chiều tối 25.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phối hợp ban hành các luật, nghị quyết thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị quán triệt, triển khai các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Sự kiện nổi bật

Bảo đảm việc thi hành luật thông suốt, thống nhất, bao trùm, toàn diện

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành 130 văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ Tám để kịp thời có hiệu lực cùng với luật, nghị quyết. Đặc biệt lưu ý các luật, nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1.12.2024, 1.1.2025, 15.1.2025, 1.2.2025 và từ ngày 1.4.2025 để tránh tạo khoảng trống pháp lý, bảo đảm việc thi hành luật được thông suốt, thống nhất, bao trùm, toàn diện.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long phát biểu tại Hội nghị quán triệt, triển khai các Luật, Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Sự kiện nổi bật

Tập trung nguồn lực, ban hành đúng tiến độ 130 văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết

Khẳng định quyết tâm ban hành đúng tiến độ 130 văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cũng lưu ý, với khối lượng văn bản cần ban hành rất lớn trong khoảng thời gian ngắn, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải cùng "chung tay", góp sức và nâng cao trách nhiệm trong việc phối hợp soạn thảo, thẩm định, cho ý kiến nhằm ban hành các văn bản bảo đảm chất lượng, tiến độ, có hiệu lực đồng thời với luật, nghị quyết. 

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại Hội nghị quán triệt, triển khai các Luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Thời sự Quốc hội

Không để việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy làm gián đoạn, chậm tiến độ chuẩn bị các dự án luật

Với khối lượng công việc rất lớn phải triển khai trong thời gian tới, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị, không để việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ làm ảnh hưởng, gián đoạn, chậm tiến độ soạn thảo, thẩm tra, tiếp thu chỉnh lý các dự án luật, nghị quyết.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị triển khai các Luật, Nghị quyết của Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Khẩn trương đề xuất nội dung và phương án cụ thể sửa đổi các luật để thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Lời Tòa soạn: Chiều 25.12, Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài phát biểu quan trọng, quán triệt một số nhiệm vụ trọng tâm triển khai các Luật, Nghị quyết và công tác lập pháp trong thời gian tới. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn: