Tổng thống Biden thăm Pháp: Chuyến thăm đa mục đích

Hôm nay, 8.6, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ chào mừng người đồng nhiệm Mỹ Joe Biden bằng lễ đón chính thức trang trọng tại thủ đô Paris trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Pháp. Chuyến thăm được giới quan sát đánh giá là dịp để Tổng thống Biden nhấn mạnh sự cần thiết của một liên minh xuyên Đại Tây Dương mạnh mẽ, và nhắm đến nhiều mục đích khác nữa.

Trước đó, Tổng thống Biden đã đặt chân tới Pháp từ hôm 5.6 để tham dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày quân đồng minh đổ bộ vào vùng biển Normandy, Pháp (D-Day) trong hai ngày 6 - 7.6, cũng như có bài phát biểu quan trọng tại sự kiện này.

Củng cố quan hệ đồng minh truyền thống

Tuyên bố của Nhà Trắng nêu rõ chuyến thăm của Tổng thống Biden “phản ánh mối quan hệ lâu dài và toàn diện giữa Mỹ và Pháp, đồng minh lâu đời nhất của chúng ta, được thành lập dựa trên các giá trị dân chủ chung, quan hệ kinh tế và hợp tác quốc phòng, an ninh”.

Thực tế, Pháp và Mỹ luôn hợp tác chặt chẽ trong nhiều vấn đề lớn toàn cầu, đặc biệt phản ứng với cuộc chiến tại Ukraine. Cả hai cùng duy trì liên kết gắn bó trong việc hỗ trợ Ukraine, nhấn mạnh tầm quan trọng của NATO và các nỗ lực hợp tác phòng thủ. Đối với Tổng thống Biden, châu Âu, trong đó có Pháp, là nền tảng của ổn định, cũng như là nguồn sức mạnh đối với Mỹ.  Thực tế, trước khi lên đường tới đất nước chú gà trống Gaulois, Phát Ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby cho hay, Tổng thống Joe Biden thực sự tin rằng mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương của Washington và Paris đang ở thời điểm quan trọng trong lịch sử, gắn liền với những biến động địa chính trị và các thách thức đang đặt ra trên toàn cầu.

Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và hai đệ nhất phu nhân. Nguồn: Reuters
Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và hai đệ nhất phu nhân. Nguồn: Reuters

Chuyến thăm của Tổng thống Biden diễn ra khi Mỹ bắt đầu 6 tuần tham gia vào các sự kiện quốc tế cấp cao quan trọng như Hội nghị Thượng đỉnh về hòa bình Ukraine, Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) vào giữa tháng 6 và Hội nghị Thượng đỉnh các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào tháng 7.

Hai nhà lãnh đạo cùng nhau thảo luận một loạt biện pháp tăng cường hợp tác song phương, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, không gian, hạt nhân và biến đổi khí hậu. Ngoài ra, họ cũng trao đổi về các thách thức toàn cầu như cuộc chiến ở Gaza, Ukraine. Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine bước sang năm thứ ba, ông chủ Điện Elysée và ông chủ Nhà Trắng không thể không bàn bạc về sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Kiev, nhất là về vấn đề viện trợ dài hạn lẫn khả năng sử dụng khoảng 300 tỷ USD tài sản bị đóng băng của Nga để trợ giúp Ukraine.

Tạo động lực trước kỳ bầu cử

Theo các nhà phân tích quốc tế, chuyến thăm của Tổng thống Biden mang lại lợi ích cho cả ông lẫn người đồng cấp Pháp, tạo cơ hội xây dựng hình ảnh cá nhân với cử tri trong nước; nước Mỹ sẽ bước vào cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới, trong khi cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu cũng bắt đầu vào cuối tuần này (9.6).

CNBC News phân tích, chuyến công du Pháp của Tổng thống Biden diễn ra khi kết quả các cuộc thăm dò dư luận hiện nay cho thấy, ông đang gặp bất lợi trước đối thủ bên đảng Cộng hòa trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Nếu trở lại nắm quyền, không có gì bảo đảm ông Donald Trump sẽ giữ nguyên các trụ cột cơ bản của trật tự thế giới thời hậu Thế chiến II, vì ông từng cân nhắc rút khỏi NATO khi còn là tổng thống. Mới đây, ông Trump còn tuyên bố Mỹ chỉ bảo đảm hỗ trợ phòng thủ cho các thành viên NATO thực hiện đúng nghĩa vụ của mình (tức dành 2% GDP cho chi tiêu quốc phòng). Cựu tổng thống Mỹ cũng chỉ trích chi phí hỗ trợ khổng lồ cho Ukraine trong chiến sự với Nga. Thực tế, Mỹ đang đứng ra gánh phần lớn chi phí quốc phòng cho Kiev và đã gửi 175 tỷ USD kể từ đầu cuộc chiến vào năm 2022. Con số này thậm chí còn lớn hơn 171 tỷ USD tính theo giá trị USD ngày nay mà Mỹ từng gửi tới 16 nước châu Âu để tái thiết sau Thế chiến II. Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới ước tính, quá trình tái thiết Ukraine sẽ tiêu tốn hơn 500 tỷ USD và chiến tranh vẫn chưa kết thúc. Việc tìm kiếm nguồn vốn để trả cho công tác này chắc chắn sẽ là thách thức rất lớn. Trong khi các quốc gia thuộc EU luôn chi tiêu nhiều hơn số tiền họ kiếm được từ thuế và Chính phủ phải vay tiền để trang trải những chi phí đó, thì Mỹ về tổng thể còn có mức thâm hụt và nợ cao hơn.

Do vậy, chuyến đi là cơ hội để Tổng thống Biden nêu bật những khác biệt về chính sách với đối thủ, thể hiện cam kết vững chắc với các đồng minh truyền thống ở châu Âu, đồng thời chứng tỏ với những cử tri còn hoài nghi, rằng ở tuổi 81, ông vẫn giữ được sức bền, sự nhạy bén và năng động.

Mặt khác, một số học giả cho rằng, bản thân Tổng thống Biden cũng tạo ra thách thức cho chính bản thân mình trong cuộc bầu cử tháng 11 khi đứng một mình giữa các nền dân chủ phương Tây, bởi kiên quyết lựa chọn ủng hộ Israel trong cuộc chiến ở Gaza; ông Peter Rough, Giám đốc Trung tâm châu Âu và Á - Âu tại Viện Hudson và là cựu trợ lý của Tổng thống George W. Bush, đánh giá: “Tôi nghĩ rằng mâu thuẫn nằm ở chính sách của Mỹ; ở Ukraine, ông Biden ủng hộ Kiev chống lại liên minh Nga - Iran, trong khi ở Gaza, ông ấy đang lựa chọn Israel”. Trong khi đó, tờ Foreign Policy vừa có bài nhận định rằng, người Mỹ không muốn có một tổng thống thời chiến, do đó nếu ông Biden tránh được cám dỗ trở thành chiến binh bảo vệ các đồng minh ở nước ngoài, ông có thể có cơ hội tốt hơn để giành chiến thắng trong "trận chiến" bầu cử trên sân nhà.

Quốc tế

Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng hôn nhân
Quốc tế

Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng hôn nhân

Trước tình trạng dân số suy giảm nghiêm trọng, Chính phủ Trung Quốc đã “mạnh tay” triển khai hàng loạt biện pháp khuyến khích sinh con, trong đó nổi bật là chính sách trợ cấp tiền mặt, hỗ trợ chăm sóc trẻ em và ưu đãi cho các bà mẹ mới sinh. Tuy nhiên, số lượng các cuộc hôn nhân mới ở Trung Quốc đã giảm một phần năm, xuống mức thấp nhất từng được ghi nhận vào năm ngoái, đánh dấu một sự thụt lùi đối với những nỗ lực của chính phủ nhằm đảo ngược cuộc khủng hoảng nhân khẩu học đang đe dọa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Những hành động đầu tiên của các nước trước thuế quan mới của Mỹ
Thế giới 24h

Những hành động đầu tiên của các nước trước thuế quan mới của Mỹ

Ngày 4.4, Trung Quốc đã công bố mức thuế bổ sung 34% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ để đáp trả thuế đối ứng mà Tổng thống Donald Trump vừa công bố. Đây là động thái leo thang nghiêm trọng nhất trong cuộc chiến thương mại mới nhất của nước này với Mỹ, làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế và nguy cơ sụp đổ của thị trường chứng khoán toàn cầu. Trong khi đó, một số nước tỏ ra thận trọng và muốn tiếp tục đàm phán.

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước
Theo dòng sự kiện

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước

Các trang tin điện tử chính thức của Armenia, Quốc hội Armenia, Hãng Thông tấn quốc gia của Armenia và các tờ báo của nước này (Armeni Info, Armenia Press, aravot.am, 1lurer.am, News.am…) liên tục nêu đậm nét, cập nhật thông tin, hình ảnh, video về các hoạt động trong chuyến thăm cấp chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam, không chỉ trên website mà trên cả các trang mạng xã hội X (Twitter)… nêu bật nội dung và ý nghĩa chuyến thăm, sự đón tiếp trọng thị và kết quả chuyến thăm.

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Trang thông tin của Quốc hội Armenia - parliament.am đã đưa tin đậm nét về các hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đang ở thăm Armenia, ngay từ khi đoàn đặt chân tới sân bay quốc tế Zvartnots, ở Thủ đô Yerevan của Armenia.

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng
Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng

Singapore đã thắt chặt giám sát theo quy định đối với lĩnh vực vận tải của mình bằng cách chỉ định 17 doanh nghiệp là các doanh nghiệp quan trọng phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của Chính phủ. Luật Các doanh nghiệp vận tải quan trọng, có hiệu lực từ đầu tháng 4, nhằm mục đích bảo vệ các dịch vụ vận tải thiết yếu khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn do "các tác nhân độc hại" gây ra.

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai
Thế giới 24h

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai

Tổng thống Donald Trump hôm 2.4 tuyên bố áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, trong đó ông sẽ áp mức thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chỉ sau Campuchia (mức thuế 49% đối với 97% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ).

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ

Sau nhiều tuần dự đoán, cuối cùng Tổng thống Donald Trump đã chính thức hiện thực hóa lời đe dọa áp thuế quan đối ứng vào ngày 2.4 (giờ Mỹ) với mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ

Trong thông báo tại Vườn Hồng, Trump cho biết ông sẽ áp dụng mức thuế quan cao đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại đáng kể với Hoa Kỳ trong khi áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia để ứng phó với tình trạng ông gọi là trường hợp khẩn cấp về kinh tế. Một số nước phản ứng gay gắt và đe dọa trả đũa trong khi phần lớn các nước phản ứng thận trọng trước tuyên bố này.

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”
Thế giới 24h

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường hợp tác, so sánh mối quan hệ của họ với "vũ điệu giữa Rồng và Voi”. Tuyên bố trên được đưa ra khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi điện mừng với người đồng cấp Ấn Độ, Tổng thống Drupadi Murmu, nhân dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực
Thế giới 24h

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực

Luật Các biện pháp khẩn cấp về cung cấp lương thực của Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1.4 nhằm ổn định thị trường lương thực trong nước. Có hiệu lực từ ngày 1.4, Luật yêu cầu nông dân phải nộp kế hoạch chi tiết để tăng sản lượng các loại thực phẩm thiết yếu như gạo nếu nguồn cung trong nước giảm và giá cả tăng vọt. Phản ứng này được đưa ra vào thời điểm giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng mạnh do nhiều yếu tố toàn cầu và môi trường.

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng
Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng

Ngày 1.4, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã ký một chỉ thị bãi bỏ toàn bộ thuế quan còn lại đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu lực ngay lập tức. Biện pháp này được công bố một ngày khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trên thế giới.

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu
Thế giới 24h

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu

Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh điều tra mở rộng đối với nhà thầu xây dựng Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO), tòa nhà duy nhất bị sập ở Bangkok trong vụ động đất hôm 28.3 ảnh hưởng từ Myanmar cũng như nhà máy sản xuất vật liệu cho tòa nhà này sau khi phát hiện thép sử dụng trong xây dựng tòa nhà không đạt chất lượng.

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.