Tổng thống Biden gặp lãnh đạo lưỡng viện Quốc hội: Chưa thể giải quyết khúc mắc

Bốn nhà lãnh đạo hàng đầu của lưỡng viện Quốc hội Mỹ bước ra khỏi Phòng Bầu dục với Tổng thống Joe Biden hôm 27.2 đã khẳng định một cách lạc quan về triển vọng tránh được việc chính phủ đóng cửa một phần, nhưng tỏ ra không chắc chắn về khoản viện trợ cho Ukraine và Israel.

Tổng thống Biden gặp lãnh đạo Quốc hội: chưa thể giải quyết khúc mắc -0
Tổng thống Biden họp với lãnh đạo lưỡng viện Quốc hội tại Nhà Trắng. Ảnh: AP

Tổng thống Biden đã mời 4 nhà lãnh đạo hàng đầu của lưỡng viện Quốc hội tới Nhà Trắng bao gồm Chủ tịch Hạ viện Đảng Cộng hòa Johnson, Lãnh đạo thiểu số Hạ viện Hakeem Jeffries, Lãnh đạo đa số Thượng viện Chuck Schumer, Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Mitch McConnell, cùng với Phó Tổng thống Kamala Harris để thảo luận và tìm ra giải pháp cho vấn đề ngân sách của chính phủ, an ninh biên giới, cũng như hối thúc Quốc hội thông qua gói viện trợ an ninh khẩn cấp dành cho Ukraine và Israel. Những vấn đề này đang là nguyên nhân chính gây ra tình trạng bế tắc về mặt lập pháp ở Điện Capitol, dẫn đến những chia rẽ lớn không chỉ đối với Mỹ mà còn đối với các đồng minh của nước này.

Chưa tìm thấy giải pháp cho gói viện trợ an ninh

Sau cuộc gặp kéo dài hơn một giờ, Tổng thống Biden đã có cuộc trao đổi riêng với Chủ tịch Hạ viện Johnson nhưng dường như mọi việc vẫn chưa được giải quyết.

Về phần mình, các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ khi rời cuộc họp đã thẳng thắn nói về những nguy hiểm mà Ukraine đang phải đối mặt. Lãnh đạo đa số tại Thượng viện Schumer nói: “Chúng tôi đã nói với Chủ tịch Hạ viện, hãy nhanh chóng thông qua khoản viện trợ, vấn đề này hoàn toàn nằm trong tay ông Mike Johnson”.

Ông Schumer, người cùng với Jeffries mô tả cuộc họp này là “một trong những phiên họp căng thẳng nhất mà ông trải qua” tại Phòng Bầu dục.

Hạ viện do đảng Cộng hòa lãnh đạo đang đứng trước áp lực phải thông qua dự luật an ninh quốc gia trị giá 95 tỷ USD nhằm tăng cường viện trợ cho Ukraine, Israel cũng như khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Hồi đầu tháng 2, dự luật này đã được Thượng viện do đảng Dân chủ lãnh đạo thông qua với tỷ lệ 70 phiếu ủng hộ, 29 phiếu phản đối sau một số thất bại trước đó.

Tổng thống Biden đã kêu gọi các đảng viên hàng đầu của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa tại Quốc hội nhanh chóng thông qua ngân sách nhằm gửi vũ khí đến Ukraine và tránh nguy cơ chính phủ đóng cửa một phần, nếu không sẽ phải đối mặt với hậu quả thảm khốc.

Tuy nhiên, Hạ viện do Đảng Cộng hòa lãnh đạo vẫn chưa hành động, bất chấp lời kêu gọi hành động từ McConnell và những người khác.

Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson cho biết, gói tài trợ của Thượng viện “không có tác dụng” trong việc bảo đảm biên giới Mỹ-Mexico, điều kiện chính của Đảng Cộng hòa để đổi lấy việc chấp thuận khoản viện trợ. Ông Johnson nói: “Ưu tiên hàng đầu của đất nước là biên giới của chúng ta và đảm bảo an ninh cho khu vực này”.

Đáp lại lập luận này, ông Schumer cho biết, các đảng viên Đảng Dân chủ cũng muốn giải quyết các vấn đề ở biên giới Mỹ - Mexico, nhưng việc này sẽ mất thời gian và “chúng ta phải ưu tiên giải quyết vấn đề Ukraine ngay bây giờ”.

Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Mitch McConnell sau khi trở về từ cuộc họp đã kêu gọi Hạ viện thông qua dự luật đã được Thượng viện thông qua. Nhiều người ủng hộ dự luật dự đoán rằng nó sẽ được thông qua với tỷ lệ áp đảo tại Hạ viện nếu ông Johnson đưa nó ra bỏ phiếu. Tuy nhiên, ông Mitch McConnell có nguy cơ đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ một số nhân vật bảo thủ của phe Cộng hòa. Một số thậm chí còn đe dọa kêu gọi phế truất ông nếu ông cho phép dự luật được thông qua.

Nỗ lực tránh để Chính phủ đóng cửa

Ngoài gói an ninh quốc gia, nguồn tài trợ của Chính phủ dành cho nông nghiệp, giao thông, xây dựng quân sự và một số dịch vụ dành cho cựu chiến binh sẽ hết hạn vào ngày 29.2. Và nguồn tài trợ cho phần còn lại của chính phủ, bao gồm Lầu Năm Góc, Bộ An ninh Nội địa và Bộ Ngoại giao, sẽ hết hạn một tuần sau đó, vào ngày 8.3.

“Trách nhiệm của Quốc hội là giải quyết ngân sách cho Chính phủ. Chính phủ đóng cửa sẽ gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế. Chúng ta cần một giải pháp lưỡng đảng”, Tổng thống Biden nói.

Các nhà lãnh đạo Quốc hội dường như hy vọng hơn rằng, họ có thể ngăn chặn bất kỳ sự đóng cửa nào, mặc dù điều đó có thể yêu cầu một gia hạn ngắn hạn khác được thông qua trong tuần này.

“Chúng tôi tin rằng, chúng ta có thể đạt được thỏa thuận về những vấn đề này và ngăn chặn việc Chính phủ đóng cửa. Và đó là trách nhiệm đầu tiên của chúng tôi”, ông Johnson nói sau cuộc gặp tại Phòng Bầu dục.

Quốc tế

ITN
Nghị viện thế giới

Phá bỏ rào cản, khai mở tiềm năng

Trung Quốc đang có bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân với dự thảo cập nhật của Luật Thúc đẩy kinh tế tư nhân. Văn bản pháp lý quan trọng này được kỳ vọng không chỉ là tấm khiên pháp lý để bảo vệ khu vực tư nhân mà còn là đòn bẩy quan trọng để khu vực này phát triển nhờ phá bỏ các rào cản, khai mở tiềm năng và xây dựng môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch hơn. Động thái này phản ánh nỗ lực của Bắc Kinh nhằm củng cố niềm tin của nhà đầu tư, quyết tâm đưa kinh tế tư nhân thành một thành phần nòng cốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nguồn: Chinese news service/ chinadailyasia.com
Nghị viện thế giới

Chính sách hỗ trợ của các thành phố lớn

Trong nỗ lực mạnh mẽ nhằm phục hồi nền kinh tế tư nhân, các thành phố lớn của Trung Quốc như Thượng Hải, Bắc Kinh và Thâm Quyến gần đây đã công bố một loạt các biện pháp hỗ trợ nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn và khôi phục lòng tin của các doanh nghiệp tư nhân.

Khi “hầm trú ẩn” không còn an toàn
Thế giới 24h

Khi “hầm trú ẩn” không còn an toàn

Vị thế “hầm trú ẩn an toàn” của đồng đô la Mỹ (USD) đã bị lung lay và vai trò là đồng tiền dự trữ toàn cầu đang ngày càng trở nên không chắc chắn. Nếu các nhà đầu tư tiếp tục bán tài sản của Mỹ, một số phận nghiệt ngã đang chờ đợi nền kinh tế thế giới.

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?
Quốc tế

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?

Brussels đang nhanh chóng hoàn thiện các quy định mới, cho phép Liên minh châu Âu (EU) dễ dàng hơn trong việc đình chỉ chế độ miễn thị thực đối với công dân của 61 quốc gia hiện đang được hưởng quyền này. Giới quan sát nhận định, động thái này không chỉ phản ánh sự cứng rắn hơn trong vấn đề di cư bất hợp pháp mà còn cho thấy EU đã sẵn sàng sử dụng chính sách thị thực như một đòn bẩy chính trị mạnh mẽ hơn.

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga
Thế giới 24h

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga

Chính phủ Cộng hòa Czech chính thức công bố nước này đã chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ từ Nga. Thủ tướng Petr Fiala cho biết việc nâng cấp hoàn tất tuyến đường ống Transalpine (TAL) từ Tây Âu đã cho phép Czech tiếp nhận toàn bộ nguồn dầu từ các nước phương Tây, thay vì phải phụ thuộc vào đường ống Druzhba do Nga vận hành như trước đây.

Cuộc đua khó đoán định
Quốc tế

Cuộc đua khó đoán định

Cuộc bầu cử Quốc hội liên bang tiếp theo của Australia đã được ấn định vào ngày 3.5 và các đảng phái chính trị đã chính thức khởi động chiến dịch tranh cử. Trong bối cảnh đất nước đang gặp nhiều thách thức về kinh tế, biến đổi khí hậu và an ninh quốc gia, các chuyên gia nhận định đây sẽ là một cuộc bầu cử rất khó dự đoán.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử
Quốc tế

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử

Singapore vừa công bố sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3.5 tới. Thông báo được đưa ra chỉ một giờ sau khi Tổng thống Tharman Shanmugaratnam tuyên bố giải tán Quốc hội và ban hành Lệnh bầu cử.

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ
Thế giới 24h

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ

Một bên là Harvard, trường đại học lâu đời và giàu có nhất của nước Mỹ, một thương hiệu đại học nổi tiếng đến mức chỉ nghe tên cũng đủ uy tín. Bên kia là chính quyền Tổng thống Donald Trump, với quyết tâm tiến xa hơn bất kỳ chính quyền nào khác để can thiệp và định hình lại nền giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Cả hai bên đều đang lao vào một cuộc đụng độ có thể thử thách giới hạn quyền lực của chính phủ và tính độc lập của các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ, vốn là thương hiệu để để họ trở thành điểm đến của các học giả trên toàn thế giới.