Tổng thống Argentina trước nguy cơ bị luận tội vì quảng cáo tiền điện tử

Ngày 16.2, một nhóm các luật sư đã đệ đơn dân nguyện yêu cầu Quốc hội Argentina luận tội Tổng thống Javier Milei với cáo buộc ông thao túng thị trường sau khi quảng cáo tiền ảo trên mạng xã hội.

Trước đó, ngày 14.2, Tổng thống Milei đăng một bài trên trang cá nhân của mạng xã hội X, mô tả loại tiền ảo tên LIBRE là "đồng tiền khuyến khích tăng trưởng kinh tế thông qua việc tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và công ty khởi nghiệp". Theo trang tài chính Dexscreener, bài đăng của ông Milei đã giúp đồng tiền này tăng giá lên gần 5 USD, nhưng ông Milei đã xóa bài đăng chỉ vài giờ sau đó, khiến đồng tiền lao dốc xuống giá dưới 1 USD. Vụ việc đã khiến các nhà đầu tư ngắn hạn vào LIBRE thiệt hại hàng triệu USD.

1f0315eb-b13a-40a0-9833-d53a40e10020.jpg
Tổng thống Argentina Javier Milei. Ảnh: AP

Được biết đồng tiền này, do KIP Protocol và Hayden Davis phát triển, có thể được sở hữu bằng cách truy cập vào liên kết dẫn người dùng đến trang web có tên vivalalibertadproject.com (tạm dịch là dự án tự do muôn năm), một cụm từ nổi tiếng mà Milei dùng để kết thúc các bài phát biểu và tin nhắn trên phương tiện truyền thông xã hội của mình.

Trong một tuyên bố sau đó, Văn phòng Tổng thống cho biết rằng, ông Milei không tham gia vào bất kỳ giai đoạn phát triển nào của tiền điện tử này và quyết định xóa bài đăng để tránh suy đoán và hạn chế sự lan truyền thêm, sau phản ứng của công chúng về việc ra mắt dự án.

Cáo buộc của nguyên đơn

Tuy nhiên, Jonatan Baldiviezo, một luật sư và là một trong những nguyên đơn, nói với AP rằng họ nhận thấy có mối liên kết bất hợp pháp để thực hiện "hành vi gian lận" trong vụ việc lần này, trong đó việc làm của Tổng thống là cần thiết để cấu thành hành vi gian lận.

Tham gia ký đơn dân nguyện cùng với luật sư Baldiviezo còn có một luật sư khác là Marcos Zelaya; kỹ sư María Eva Koutsovitis; và nhà kinh tế Claudio Lozano, người từng làm Thống đốc Ngân hàng Trung ương Argentina trong thời kỳ chính quyền của cựu tổng thống Alberto Fernández. Bộ Tư pháp dự kiến ​​sẽ chỉ định một thẩm phán thụ lý vụ án hoặc chuyển vụ án cho công tố viên để điều tra thêm vào 17.2.

Theo đơn khiếu nại, bên nguyên cho rằng, việc làm của ông Milei trong thế giới tiền điện tử được biết đến là hành vi “rug pull”, là một hành vi lừa đảo phổ biến, theo đó, một nhà phát triển tung ra một mã hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư nhưng sau đó bất ngờ từ bỏ, bán hoặc rút toàn bộ thanh khoản khi đồng tiền trở nên quá đắt, khiến các mã này trở nên vô giá trị. Tên gọi này xuất phát từ cụm từ "pull the rug out from under (someone)", có nghĩa là "qua cầu rút ván". Luật sư Baldiviezo cũng nói thêm rằng Tổng thống Milei đã vi phạm Luật Đạo đức công cộng.

Chỉ là “sự cố”

Văn phòng Tổng thống khẳng định đây là một sự cố do Tổng thống thiếu thông tin: "Tổng thống đã chia sẻ bài đăng trên tài khoản cá nhân của mình thông báo về việc ra mắt dự án KIP Protocol, giống như ông vẫn làm hàng ngày với nhiều doanh nhân muốn khởi động các dự án tại Argentina để tạo việc làm và thu hút đầu tư".

Sau khi xóa bài đăng, Tổng thống Milei cho biết rằng ông không biết về sự phát triển của đồng tiền này và cáo buộc các đối thủ chính trị của mình đang cố gắng khai thác sự việc hòng lật đổ ông. "Tôi không biết về các chi tiết của dự án và sau khi được thông báo, tôi quyết định không tiếp tục quảng bá nó. Đó là lý do tại sao tôi xóa bài đăng, Tổng thống giải thích.

Văn phòng Tổng thống cho biết Văn phòng Chống tham nhũng quốc gia, hoạt động theo nhánh hành pháp, và Ủy ban Chứng khoán Quốc gia sẽ điều tra vụ việc. Chính quyền cũng thừa nhận rằng ông Milei và các thành viên trong chính quyền của ông gần đây đã gặp gỡ đại diện của KIP Protocol tại văn phòng tổng thống. “Tất cả thông tin thu thập được trong cuộc điều tra sẽ được chuyển giao cho cơ quan tư pháp để xác định xem bất kỳ công ty hoặc cá nhân nào có liên quan đến dự án KIP Protocol có phạm tội hay không”, chính quyền Milei cho biết trong tuyên bố hôm 15.2.

Trong khi đó, phe đối lập ở Argentina ngay lập tức đã phản ứng dữ dội trước hành động của ông Milei, thậm chí một số nhà lập pháp tuyên bố sẽ đệ đơn yêu cầu luận tội Tổng thống. "Vụ lùm xùm này đã làm ảnh hưởng tới hình ảnh của Argentina trước cộng đồng quốc tế, đòi hỏi chúng ta phải đưa ra yêu cầu luận tội với Tổng thống", nghị sĩ đối lập Leandro Santoro nói.

Các nhân vật thân cận với ông Milei thì phản đối phe đối lập, cho rằng yêu cầu luận tội là "hành vi lật đổ Tổng thống".

Thế giới 24h

Nguồn: ITN
Thế giới 24h

Đòn bẩy kích thích tiêu dùng và nhu cầu nội địa

Tại kỳ họp "Lưỡng hội" vừa kết thúc, Trung Quốc đã xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 là "thúc đẩy tiêu dùng và kích thích nhu cầu nội địa". Trước bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, Quốc Vụ Viện nhấn mạnh vai trò của chính sách "Hai đổi mới" - trụ cột chính để hiện thực hóa mục tiêu này. Chính sách này được công bố lần đầu vào năm 2023 nhưng chỉ thực sự được đẩy mạnh trong năm qua. Đáng chú ý, vào năm 2024, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thành lập một doanh nghiệp tái chế cấp quốc gia, coi đây là giải pháp then chốt để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh, giảm phát thải và hướng tới sự bền vững lâu dài.

Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?
Thế giới 24h

Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?

“Mức thuế trung bình của Trung Quốc đối với các sản phẩm của chúng tôi cao gấp đôi mức chúng tôi áp dụng cho họ. Và mức thuế trung bình của Hàn Quốc cao gấp 4 lần… Trong khi chúng tôi hỗ trợ rất nhiều về mặt quân sự và nhiều mặt khác cho Hàn Quốc”, Tổng thống Donald Trump đã phát biểu như vậy mới đây, báo hiệu nguy cơ Hàn Quốc sẽ nằm trong tầm ngắm.

Thách thức lớn với tiến trình hòa bình ở Trung Đông
Thế giới 24h

Thách thức lớn với tiến trình hòa bình ở Trung Đông

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas đã bị phá vỡ sau khi quân đội Israel tiến hành các cuộc không kích quy mô lớn trên khắp Dải Gaza, khiến hàng trăm người thiệt mạng. Phía Israel tuyên bố hành động này nhằm đáp trả việc Hamas từ chối thả thêm con tin theo kế hoạch trao đổi đã thỏa thuận trước đó. Việc Israel phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn đặt ra những thách thức lớn đối với tiến trình hòa bình ở Trung Đông.

OECD dự báo ảm đảm về tăng trưởng châu Âu và thế giới do lo ngại căng thẳng
Thế giới 24h

OECD dự báo ảm đảm về tăng trưởng châu Âu và thế giới do lo ngại căng thẳng

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của khu vực Eurozone xuống còn 1,0% trong năm 2025, giảm so với mức 1,3% được đưa ra vào tháng 12 năm ngoái. Tăng trưởng toàn cầu cũng bị điều chỉnh giảm xuống 3,1% do gián đoạn thương mại ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.

Dư luận phản ứng khi Tổng thống Donald Trump chuẩn bị đóng cửa Bộ Giáo dục
Thế giới 24h

Dư luận phản ứng khi Tổng thống Donald Trump chuẩn bị đóng cửa Bộ Giáo dục

Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị ký một sắc lệnh hành pháp vào ngày 20.3 (giờ Mỹ) yêu cầu đóng cửa Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, một quan chức Nhà Trắng cho biết. Quyết định này nhằm thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử là giải thể một cơ quan từ lâu đã là mục tiêu của phe bảo thủ.

Kế hoạch chi tiêu của Đức: Cú huých lớn vực dậy nền kinh tế
Thế giới 24h

Kế hoạch chi tiêu của Đức: Cú huých lớn vực dậy nền kinh tế

Ngày 18.3, Hạ viện Đức đã bật đèn xanh cho kế hoạch ngân sách khổng lồ và đột phá của ông Friedrich Merz - người đang có khả năng cao sẽ trở thành Thủ tướng tiếp theo của Đức. Kế hoạch này dự kiến tạo ra một quỹ đặc biệt 500 tỷ euro (544 tỷ USD) cho cơ sở hạ tầng; thay đổi toàn diện các quy tắc vay nợ để củng cố quốc phòng và phục hồi tăng trưởng ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Giới quan sát kỳ vọng kế hoạch trên sẽ thổi một luồng sinh khí mới vào thị trường tài chính châu Âu.

Vị thế mới cho quan hệ Ấn Độ - New Zealand
Thế giới 24h

Vị thế mới cho quan hệ Ấn Độ - New Zealand

Đó là nhận định của cả giới chuyên gia và báo chí khi chứng kiến những hoạt động tích cực của Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon trong chuyến công du Ấn Độ kéo dài từ ngày 17 - 21.3. Chuyến thăm cho thấy, quan hệ hợp tác giữa New Delhi và Wellington vốn bị đánh giá thấp trong lịch sử, hiện đang trở nên nổi bật về mặt chiến lược và ngoại giao.

Israel không kích Gaza khiến 326 người thiệt mạng, phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn
Thế giới 24h

Israel không kích Gaza khiến 326 người thiệt mạng, phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn

Các cuộc không kích của Israel nhằm vào Gaza đã khiến ít nhất 326 người thiệt mạng, các quan chức y tế Palestine cho biết hôm 18.3. Hành động này đã làm sụp đổ lệnh ngừng bắn kéo dài hai tháng với Hamas sau khi Israel tuyên bố sẽ sử dụng vũ lực để giải thoát những con tin còn lại tại dải đất này, Reuters đưa tin.

Trung Quốc ban hành Kế hoạch hành động đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng
Thế giới 24h

Trung Quốc ban hành Kế hoạch hành động đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng

Mới đây, Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành “Kế hoạch hành động đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng”, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang chuyển hướng lấy nhu cầu trong nước làm động lực chính và là trụ cột của tăng trưởng kinh tế.

Trung Quốc nỗ lực tạo niềm tin về an toàn thực phẩm
Thế giới 24h

Trung Quốc nỗ lực tạo niềm tin về an toàn thực phẩm

Bê bối thực phẩm xảy ra vào năm ngoái đã gây ra sự phẫn nộ của công chúng và thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với chế độ an toàn thực phẩm của Trung Quốc. Mặc dù, nước này đã ban hành các chính sách để cải thiện hệ thống an toàn thực phẩm, song vẫn còn những vấn đề trong việc thực thi các quy định, truyền thông... Các chuyên gia nhận định, chính phủ phải tăng cường hình phạt đối với các hành vi vi phạm và thu hẹp khoảng cách trong các cơ chế an toàn thực phẩm; tận dụng sự tiến bộ về công nghệ để có các phản ứng phối hợp nhằm củng cố các hệ thống về an toàn thực phẩm.

Nghị viện châu Âu lại vướng vào bê bối tham nhũng rúng động liên quan Huawei
Thế giới 24h

Nghị viện châu Âu lại vướng vào bê bối tham nhũng rúng động liên quan Huawei

Nghị viện châu Âu lại tiếp tục vướng vào một vụ bê bối tham nhũng quy mô lớn, sau khi cảnh sát Bỉ bắt giữ một số người trong khuôn khổ cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào Nghị viện châu Âu và Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc. Vụ việc một lần nữa làm dấy lên tranh cãi về tính minh bạch và trách nhiệm của các nghị sĩ trong việc ngăn chặn tiêu cực, chỉ ít lâu sau khi xảy ra vụ Qatargate năm 2022.

EU đề xuất đạo luật thuốc thiết yếu
Thế giới 24h

EU đề xuất đạo luật thuốc thiết yếu

Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố đề xuất "Đạo luật thuốc thiết yếu" với mục tiêu cải thiện khả năng cung ứng các loại thuốc quan trọng trong Liên minh châu Âu (EU). Động thái này nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu hụt thuốc, bảo vệ sức khỏe người dân và tăng cường khả năng tự chủ dược phẩm của khối.