Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Tổng kết Kỳ họp thứ Tám, cho ý kiến bước đầu về chuẩn bị Kỳ họp thứ Chín

Sáng 11.12, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 40, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành tổng kết Kỳ họp thứ Tám và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV.

thanhmandieuhanh.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp

Dự kiến sẽ xem xét 31 nội dung thuộc công tác lập pháp

Trình bày Báo cáo tổng kết Kỳ họp thứ Tám, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, tiếp nối thành công và kết quả tốt đẹp của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII, sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, với tinh thần tiếp tục đổi mới, cải tiến nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn, Kỳ họp thứ Tám đã thành công tốt đẹp.

Quốc hội đã thông qua 18 luật, 21 nghị quyết (trong đó có 4 nghị quyết quy phạm pháp luật); cho ý kiến lần đầu về 10 dự án luật; xem xét, quyết định kiện toàn nhân sự cấp cao của Nhà nước và xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng khác thuộc nhiều lĩnh vực.

tong-thu-ky-qh-chu-nhiem-vpqh-le-quang-tung.jpg
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng trình bày Báo cáo tổng kết Kỳ họp thứ Tám. Ảnh: Hồ Long

Qua đó, góp phần xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, toàn diện; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tập trung cao độ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của Nhân dân; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

“Thành công của Kỳ họp tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Đảng; sự quyết tâm, nỗ lực, phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc chuẩn bị kỹ lưỡng, bảo đảm chất lượng nội dung của Kỳ họp; sự tâm huyết, trí tuệ, tinh thần trách nhiệm cao của các vị đại biểu Quốc hội; sự tham gia, đưa tin chính xác, kịp thời, đầy đủ, khách quan diễn biến và kết quả Kỳ họp của các cơ quan thông tấn, báo chí ở cả Trung ương và địa phương trong suốt quá trình chuẩn bị và tiến hành Kỳ họp”, Tổng Thư ký Quốc hội nhấn mạnh.

Báo cáo về chuẩn bị Kỳ họp thứ Chín, Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, do số lượng nội dung lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng tại Kỳ họp rất lớn, nhiều nội dung khó, phức tạp nên đề xuất tiếp tục tổ chức Kỳ họp thứ Chín theo 2 đợt họp (với khoảng cách 9 ngày giữa 2 đợt) để có thời gian cho các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan hữu quan tiếp thu, giải trình các ý kiến của đại biểu Quốc hội, chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo luật, nghị quyết với chất lượng tốt nhất trước khi trình Quốc hội thông qua.

dai-bieu.jpg
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Như vậy, trong trường hợp các dự án luật, dự thảo nghị quyết được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội dự kiến xem xét 31 nội dung thuộc công tác lập pháp, 7 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác; 7 nhóm nội dung các cơ quan gửi báo cáo để đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu.

Dự kiến Quốc hội sẽ làm việc 26 ngày, trong đó đợt 1 chủ yếu bố trí thảo luận các nội dung trình Quốc hội biểu quyết thông qua tại kỳ họp và thảo luận ở tổ một số dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến; chất vấn và trả lời chất vấn; đợt 2 chủ yếu bố trí Quốc hội biểu quyết thông qua các luật, nghị quyết và thảo luận ở tổ về một số dự án luật và thảo luận ở hội trường về các dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến.

Khối lượng công việc lớn, cần tính toán kỹ chương trình kỳ họp

Thảo luận tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, Kỳ họp thứ Tám là một kỳ họp đặc biệt và có nhiều đổi mới từ khâu chuẩn bị, Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ đã họp trước một tháng và đến gần kỳ họp lãnh đạo Quốc hội và Chính phủ thường xuyên gọi điện trao đổi. Các cơ quan cũng phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội đều làm việc không quản ngày đêm, ngày nghỉ, với tinh thần trách nhiệm, sự khẩn trương cao.

“Kỳ họp thứ Tám là kỳ họp quán triệt, thể chế hóa các nghị quyết của Trung ương, các kết luận của Bộ Chính trị trong các luật, nghị quyết và các văn bản được Quốc hội thảo luận, thông qua rất chi tiết”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

toan-canh-2079.jpg
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Bên cạnh công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ Chín, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần quan tâm lưu ý khẩn trương chuẩn bị cho kỳ họp bất thường của Quốc hội vào cuối tháng 2.2025, phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, chủ trì thẩm tra các dự án luật, nghị quyết tại kỳ họp. “Cần liệt kê có bao nhiêu việc và phân công thực hiện ngay từ bây giờ”, Phó Chủ tịch Quốc hội nói.

Phát biểu kết luận về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Kỳ họp thứ Tám có khối lượng công việc lớn, với nhiều nội dung phức tạp, khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự phối hợp giữa Ban Cán sự Đảng Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội; các cuộc họp tiến hành từ sớm, từ xa.

Trong thời gian kỳ họp cũng có sự phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ, đặc biệt là Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội đối với Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành liên quan, chúng ta đã xử lý kịp thời những phát sinh, vướng mắc, đi đến mục tiêu cuối cùng là để tháo gỡ những khó khăn, điểm nghẽn để bảo đảm cho sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính quyền các cấp, Chủ tịch Quốc hội khẳng định.

Chương trình kỳ họp được bố trí chặt chẽ, khoa học, dù có nhiều việc gấp nhưng được sắp xếp khoa học, điều chỉnh chương trình bảo đảm linh hoạt. Công tác điều hành của Đoàn Chủ tịch phù hợp với diễn biến của phiên họp. Công tác nhân sự được chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, đúng quy trình, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng.

Về Kỳ họp thứ Chín, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, kỳ họp này có khối lượng công việc rất lớn, dự kiến thông qua 10 luật, 1 Nghị quyết, thảo luận mới 12 luật; do đó cần tính toán kỹ chương trình kỳ họp. Về dự kiến thời gian, Chủ tịch Quốc hội đề nghị thống nhất bố trí khai mạc vào ngày 20.5 và bế mạc vào ngày 30.6.2025, có thể làm việc thêm một số ngày thứ 7.

Về kỳ họp bất thường vào tháng 2.2025, Chủ tịch Quốc hội đề nghị giao Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì phối hợp sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội; giao Tổng Thư ký Quốc hội chủ trì phối hợp sửa đổi Nội quy kỳ họp.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, các cơ quan chủ trì soạn thảo dự kiến ngay từ bây giờ công tác phối hợp với các Ủy ban của Quốc hội, Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phân công rất cụ thể để nghiên cứu sửa đổi các dự án Luật. Đồng thời, xem xét sửa đổi trước một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại kỳ họp bất thường để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với các luật về tổ chức bộ máy.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thăm, chúc Tết tại Quảng Nam
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thăm, chúc Tết tại Quảng Nam

Chiều 25.1 (tức 26 tháng Chạp), nhân dịp chuẩn bị đón Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã đến thăm, chúc Tết tại Làng Hòa Bình, Trung tâm tâm thần, Trung tâm bảo trợ xã hội, bà con xã Tam Xuân, khối phố 4 phường An Xuân và một số gia đình chính sách, cán bộ hưu trí tại TP. Tam Kỳ, Quảng Nam.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm, chúc Tết gia đình chính sách tại Quảng Ngãi
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm, chúc Tết gia đình chính sách tại Quảng Ngãi

Ngày 25.1 (tức 26 tháng Chạp), nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã đến thăm, chúc tết các cơ quan, đơn vị, gia đình chính sách, người có công tại thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Chính trị

Thực sự xứng đáng là Quốc hội của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân

Với những thành tựu nổi bật, toàn diện trong năm 2024, Quốc hội đã tiếp nối và phát huy cao độ truyền thống vẻ vang gần 80 năm, thực sự xứng đáng là Quốc hội của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Tự hào về những kết quả đã đạt được, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và từng đại biểu Quốc hội càng nỗ lực hơn nữa, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ để cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của toàn dân tộc Việt Nam.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Pháp luật họp thẩm tra sơ bộ

Sáng 23.1, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Thường trực Ủy ban Pháp luật tổ chức phiên họp để thẩm tra sơ bộ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải gặp gỡ các đơn vị phối hợp tổ chức Hội nghị APF tại Cần Thơ
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải gặp gỡ các đơn vị phối hợp tổ chức Hội nghị APF tại Cần Thơ

Trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, chiều 22.1, tại TP. Cần Thơ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã gặp gỡ 11 đơn vị phối hợp tổ chức tốt Hội nghị APF.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp đoàn nghị sĩ Pháp
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp đoàn nghị sĩ Pháp

Trong khuôn khổ Hội nghị Ban chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, chiều 22.1, tại TP. Cần Thơ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã tiếp Đoàn nghị sĩ Pháp do Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Pháp Bruno Fuchs làm Trưởng đoàn. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Campuchia

Trong khuôn khổ Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu và Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF), chiều 22.1, tại Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Campuchia Ouch Borithp.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Pháp luật họp thẩm tra sơ bộ 2 dự án Luật

Chiều 22.1, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Thường trực Ủy ban Pháp luật tổ chức phiên họp để thẩm tra sơ bộ dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Dân chủ Congo
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Dân chủ Congo

Trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, chiều 22.1, tại thành phố Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Dân chủ Congo Vital Kamerhe.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc thăm, chúc Tết đồng bào, cán bộ, chiến sĩ biên phòng ở Đắk Lắk
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc thăm, chúc Tết đồng bào, cán bộ, chiến sĩ biên phòng ở Đắk Lắk

Ngày 21.1, Đoàn công tác Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Ủy ban Dân tộc của Chính phủ do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê K'đăm làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc Tết đồng bào ở xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sêrêpốk. Cùng đi có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì tham quan mô hình nông nghiệp xanh tại Cần Thơ
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì tham quan mô hình nông nghiệp xanh tại Cần Thơ

Ngày 22.1, tại TP. Cần Thơ, trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dẫn đầu đoàn đại biểu tham quan thực tế tại Công ty Nông nghiệp công nghệ cao Trung An; Hợp tác xã Nông trại xanh - New Green Farm và Sông Hậu Fram.

Việt Nam luôn chia sẻ, ủng hộ các giá trị và mục tiêu cao cả của Cộng đồng Pháp ngữ
Thời sự Quốc hội

Việt Nam luôn chia sẻ, ủng hộ các giá trị và mục tiêu cao cả của Cộng đồng Pháp ngữ

Lời Tòa soạn: Chiều 22.1, Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) đã diễn ra tại TP. Cần Thơ. Đây là sự kiện quan trọng do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức, khẳng định vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong các hoạt động của Cộng đồng Pháp ngữ, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ và APF. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Hội nghị. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ

Chiều 22.1, tại TP. Cần Thơ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự, phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) - một trong hai cơ chế quan trọng nhất của APF (sau Đại hội đồng tổ chức vào tháng 7). Đây là sự kiện do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức, là hoạt động đầu tiên của APF sau khi Cộng đồng Pháp ngữ tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 19 tại Paris, Pháp vào tháng 10.2024, qua đó, khẳng định vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong các hoạt động của APF và Cộng đồng Pháp ngữ. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đại biểu dự diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ dự Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ

Chiều nay, 22.1, Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) sẽ diễn ra tại TP. Cần Thơ. Đây là sự kiện quan trọng do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức, khẳng định vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong các hoạt động của Cộng đồng Pháp ngữ, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ và APF. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Hội nghị. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, làm việc tại Trường Đại học Nam Cần Thơ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, làm việc tại Trường Đại học Nam Cần Thơ

Trong chuyến công tác tại TP. Cần Thơ, sáng nay, 22.1, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã đến thăm, làm việc và chúc Tết tại Trường Đại học Nam Cần Thơ - một trong những cơ sở giáo dục đại học uy tín, "địa chỉ" đào tạo nghề y được công nhận, là tiền đề để sinh viên được thi bác sĩ nội trú Hoa Kỳ, trở thành sinh viên y khoa quốc tế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, làm việc với trường Đại học Cần Thơ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, làm việc với Trường Đại học Cần Thơ

Sáng nay, 22.1, nhân chuyến công tác tại TP. Cần Thơ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác đã thăm, làm việc và chúc Tết tại Trường Đại học Cần Thơ - cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của Nhà nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.