Tổng cục Hải quan siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ

Để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ và văn hóa công sở, Tổng cục Hải quan đã nghiêm túc quán triệt, phổ biến, đồng thời cụ thể hóa thành các nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định để bảo đảm triển khai thống nhất, đồng bộ trong toàn hệ thống.

Chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ

Thời gian qua, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, tác phong, lề lối làm việc, tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ của đội ngũ công chức, viên chức, người làm hợp đồng lao động trong ngành hải quan đã có sự chuyển biến tích cực; uy tín, hình ảnh của cơ quan hải quan được xã hội ghi nhận.

Tuy nhiên, trong thực hiện nhiệm vụ có nơi, có lúc còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế; kỷ luật, kỷ cương khi thi hành công vụ đôi khi chưa được đề cao, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về hải quan.

Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ; ngày 30.10.2024, Tổng cục Hải quan đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ.

leductho1-17314117878301689035002.jpg
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị nâng cao tinh thần trách nhiệm,
chủ động, sáng tạo. Ảnh: Quang Hùng

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc các nội dung của Chỉ thị về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấp hành quy định trong thực thi công tác chuyên môn, nghiệp vụ; về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng trang thiết bị, tài sản công và phối hợp công tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành.

Về chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu thủ trưởng đơn vị thuộc và trực thuộc phối hợp chặt chẽ với cấp ủy Đảng, đoàn thể cùng cấp thường xuyên phổ biến, quán triệt các Nghị quyết, quy định, chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan về kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ.

Đặc biệt, rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị cho phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn; đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, bảo đảm toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, cá thể hóa trách nhiệm; trong phân công và thực thi nhiệm vụ tại từng khâu của quy trình xử lý công việc phải được xác định rõ, cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của từng tập thể, từng cá nhân.

Đồng thời, nâng cao chất lượng công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng và bảo vệ chính trị nội bộ: Thực hiện nghiêm các quy định, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước, của Bộ Tài chính, của Tổng cục Hải quan về bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật nhà nước, về phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí và các tổ chức, đơn vị, cá nhân bên ngoài; chú trọng công tác quản lý công chức, đặc biệt là những công chức làm việc tại cơ quan, bộ phận, vị trí nhạy cảm, trọng yếu, cơ mật.

Mặt khác, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát; trong đó, chú trọng các hình thức kiểm tra công vụ đột xuất, kiểm tra đối với những bộ phận, vị trí, địa bàn nhạy cảm để kịp thời nắm bắt, xử lý những thông tin, tình huống phát sinh, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, phát hiện, ngăn chặn, chấn chỉnh, xử lý các biểu hiện vi phạm của công chức thuộc quyền khi thi hành công vụ.

Xử lý nghiêm khắc, quyết liệt theo tinh thần "không có vùng cấm, không có ngoại lệ" đối với công chức vi phạm; xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị trực tiếp sử dụng công chức vi phạm ngay sau khi xảy ra vụ việc.

Nghiêm cấm lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao

Trong Chỉ thị số 5269, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu, về chấp hành các quy định trong thực thi công tác chuyên môn, nghiệp vụ, cần bám sát Chương trình công tác trọng tâm hàng năm, triển khai đầy đủ, đúng thời hạn các nhiệm vụ được giao; bảo đảm theo các yêu cầu, chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, không để tình trạng quên việc, sót việc, chậm tiến độ, trì hoãn, kéo dài hoặc thực hiện nhưng không bảo đảm chất lượng theo yêu cầu.

Theo đó, ưu tiên giải quyết ngay các việc cấp bách; các vấn đề lớn, khó, phức tạp, nhạy cảm, công việc nổi cộm, bức xúc, liên quan đến địa bàn, lĩnh vực tiềm ẩn phức tạp, nhiều rủi ro...; phát huy trí tuệ tập thể trong thảo luận, đánh giá kỹ lưỡng, thấu đáo, thông suốt trước khi quyết định để bảo đảm sự chủ động, hiệu quả khi triển khai công việc. Tuân thủ, thực hiện đúng, đầy đủ quy định, quy trình, thủ tục chuyên môn, nghiệp vụ, các quy định của pháp luật trong từng khâu công việc, bảo đảm tính chính xác, kịp thời và hiệu quả.

Nghiêm cấm việc lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao để tự ý điều chỉnh hoặc thực hiện không đúng quy định hiện hành như tùy tiện thực hiện hoặc không thực hiện việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh; tự ý áp đặt việc chuyển luồng, tăng tỷ lệ kiểm tra thực tế; yêu cầu hoặc tự ý lấy mẫu hàng hóa sai quy định… gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.

Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công chức thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ và các quy định của pháp luật; tuân thủ quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, không lợi dụng quyền hạn, vị trí công tác để can thiệp trái quy định vào quy trình nghiệp vụ để vụ lợi hoặc có hành vi cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gợi ý nhận tiền, quà biếu trái quy định; nghiêm cấm các biểu hiện, hành vi tiêu cực, tham nhũng, đưa, nhận hối lộ dưới mọi hình thức.

Không bố trí công chức hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn, không nắm vững quy trình, thủ tục quy định vào các vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ. Mỗi công chức phải tự chủ động nghiên cứu, học tập, cập nhật kiến thức chuyên môn, nắm vững các quy trình, tiêu chuẩn và quy định pháp luật liên quan đến vị trí việc làm được giao; tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc, nhất là trong bối cảnh đổi mới và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào công tác nghiệp vụ.

Thị trường

Nguồn cung nông sản, thực phẩm của Hà Nội tương đối dồi dào. Ảnh: ITN
Kinh tế

Hà Nội bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu dịp Tết 2025

Để chuẩn bị mùa mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đã chủ động lên phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa, bình ổn giá dịp này; đồng thời, sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến cung cầu hàng hóa, các giải pháp điều tiết nguồn hàng sẽ được triển khai kịp thời để bảo đảm không xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa, tăng giá sản phẩm...

Ảnh minh họa
Thị trường

Hiệu quả lớn từ mở rộng phối hợp thu ngân sách

Thời gian qua, Kho bạc Nhà nước thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu ngân sách, tăng không gian và thời gian thu nộp ngân sách lên 24 giờ/7 ngày. Trong đó, mở rộng công tác phối hợp thu và thanh toán song phương điện tử với các ngân hàng thương mại là một điểm sáng.

Ảnh minh họa
Thị trường

Hợp tác xã mong chờ hướng dẫn thụ hưởng chính sách

Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ 1.7.2024 song nhiều hợp tác xã (HTX) vẫn chưa nắm rõ luật để triển khai. Trưởng ban Chính sách và phát triển HTX, Liên minh HTX Việt Nam Phạm Thị Tố Oanh đề xuất, cần tiếp tục tuyên truyền và hướng dẫn sâu hơn để HTX được hưởng 8 nhóm chính sách theo luật, qua đó thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển.

Cơ hội sở hữu ngôi nhà mơ ước với gói vay mua nhà lãi suất chỉ từ 7,3%/năm
Thị trường

Cơ hội sở hữu ngôi nhà mơ ước với gói vay mua nhà lãi suất chỉ từ 7,3%/năm

Năm 2024 dần khép lại và mùa lễ hội đang đến gần, đây cũng là thời điểm lý tưởng để nhiều người lên kế hoạch cho nhiều dự định quan trọng trong cuộc sống như mua nhà, mở rộng sản xuất, kinh doanh,… Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) với các gói vay đa dạng, lãi suất ưu đãi sẽ giúp khách hàng dễ dàng thực hiện những mục tiêu trong dịp cuối năm này.

Toàn cảnh diễn đàn
Thị trường

Cần cách tiếp cận mới về tư duy thị trường

Chia sẻ tại diễn đàn “Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp Ban Kinh tế Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật đồng tổ chức ngày 6.12, các đại biểu cho rằng, để phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh cần một cách tiếp cận mới về tư duy thị trường, hiện đại hóa và tầm nhìn năng lượng tái tạo, từ đó tạo cơ hội thời đại và vị thế quốc gia mới.

Xanh hóa là xu hướng không thể đảo ngược
Thị trường

Xuất khẩu xanh - xu hướng tất yếu của thương mại toàn cầu

Chính sách nhập khẩu của nhiều nước không chỉ tập trung vào mục tiêu giảm phát thải mà còn đặt ra tiêu chuẩn khắt khe hơn về trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường. Bởi vậy, chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu đáp ứng được tiêu chuẩn bền vững của nước nhập khẩu là vấn đề "sống còn" với nền kinh tế Việt Nam.

Doanh thu Garena “bốc hơi” 1.600 tỷ đồng sau 1 năm, người chơi không 'móc ví' mua đồ ảo hay 'ông lớn' phát hành game online đã qua thời đỉnh cao?
Thị trường

Doanh thu Garena “bốc hơi” 1.600 tỷ đồng sau 1 năm, người chơi không 'móc ví' mua đồ ảo hay 'ông lớn' phát hành game online đã qua thời đỉnh cao?

Tại Việt Nam, đế chế của Sea đã vươn tới bằng cách hình thành pháp nhân Công ty cổ phần Tin học Hòa Bình (Hòa Bình) vào ngày 10.5.2011 sau đó đổi tên thành Công ty Cổ phần Giải trí và Thể thao Điện tử Việt Nam. Danh sách cổ đông sáng lập của Garena gồm: Lê Quang Trà; Mai Thanh Bình và Mai Thị Hoà.

Kỳ vọng về cơ hội vàng với chuỗi sự kiện cuối năm 2024
Thị trường

Kỳ vọng về cơ hội vàng với chuỗi sự kiện cuối năm 2024

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim và Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Vietnam Hardware và Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ chính thức diễn ra từ 5 – 7.12 tại Trung tâm Triển lãm SECC, TP. Hồ Chí Minh. Chuỗi sự kiện cuối năm kỳ vọng sẽ có thêm cơ hội cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thị trường xe điện Việt Nam: Tâm điểm của Đông Nam Á
Thị trường

Thị trường xe điện Việt Nam: Tâm điểm của Đông Nam Á

Theo dữ liệu của BloombergNEF cho thấy năm 2023, Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á trong ngành xe điện hai bánh, chiếm đến 80% doanh số khu vực với 304.000 xe được tiêu thụ trong năm 2023. Tỷ lệ thâm nhập xe điện đạt 11% - mức cao nhất khu vực, trong khi trung bình Đông Nam Á chỉ đạt 3%. Dự báo đến năm 2040, 95% xe hai bánh tại Việt Nam sẽ là xe điện, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp đã và đang hiện diện tại thị trường này.