Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam và Singapore cần nâng tầm kết nối hai nền kinh tế

Trưa 13.3 tại Singapore, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam -Singapore: “Việt Nam - điểm đến của kỷ nguyên khoa học công nghệ và hợp tác tài chính” do Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore phối hợp với Bộ Tài chính Việt Nam tổ chức.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Singapore. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Singapore. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Tham dự tọa đàm có trên 100 doanh nghiệp Singapore và Việt Nam trong các lĩnh vực: công nghệ cao, viễn thông, tài chính ngân hàng, năng lượng, vận tải hàng không, xây dựng - bất động sản, khu đô thị, sản xuất chế biến nông sản, y tế, đào tạo nguồn nhân lực.

Tại tọa đàm, chia sẻ về định hướng xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết Việt Nam đặt mục tiêu phát triển trung tâm tài chính để nâng tầm hệ thống tài chính quốc gia, vị thế của Việt Nam trong hệ thống tài chính khu vực và quốc tế. Với 5 định hướng chiến lược: Tiếp tục mở cửa mạnh mẽ lĩnh vực tài chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các định chế tài chính quốc tế hoạt động hiệu quả, minh bạch, công bằng, phù hợp với thông lệ quốc tế; triển khai rõ ràng lộ trình hình thành trung tâm tài chính tại Việt Nam vào năm 2035; đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ tài chính; tăng cường kết nối với Singapore và các trung tâm tài chính Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để phát triển nhân lực chất lượng cao; đảm bảo ổn định thị trường tài chính, quản lý rủi ro và bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng bày tỏ Việt Nam mong muốn có sự đồng hành, hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm quý báu từ Singapore - một hình mẫu tiêu biểu của phát triển tài chính quốc tế và đổi mới sáng tạo.

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Singapore. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Singapore. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Tại tọa đàm, các doanh nghiệp, chuyên gia, nhà kinh tế Singapore chia sẻ kinh nghiệm về phát triển thị trường tài chính và xây dựng trung tâm tài chính quốc tế Singapore; thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và đầu tư, các ngành công nghệ cao; kinh nghiệm đầu tư, phát triển công nghệ, xây dựng trung tâm tài chính và các khuyến nghị cho Việt Nam…

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng và Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng dự tọa đàm. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng và Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng dự tọa đàm. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Phát biểu chỉ đạo tại tọa đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh quan hệ Việt Nam - Singapore đang bước sang giai đoạn phát triển tốt đẹp, hướng đến tầm cao mới dựa trên sự chia sẻ lợi ích chiến lược, thành quả hợp tác, tình hữu nghị được vun đắp sau hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và hơn 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.

Bên cạnh đó, cộng đồng ASEAN ngày càng gắn kết và có tính bổ trợ cao. Đặc biệt Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực đã mở ra không gian hợp tác kinh tế mới, nhiều đột phá trong thời gian tới. Hiệp định Kết nối Kinh tế Việt Nam - Singapore được ký kết giữa hai chính phủ đã thúc đầy hợp tác toàn diện trong nhiều lĩnh vực.

Đại diện doanh nghiệp hai nước tham dự tọa đàm. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Đại diện doanh nghiệp hai nước tham dự tọa đàm. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Đến nay, quan hệ Việt Nam - Singapore được xem là điển hình của mối quan hệ năng động và hiệu quả trong ASEAN, trở thành hình mẫu để thúc đẩy các cơ chế hợp tác nội khối cũng như trong khu vực. Những kết quả hợp tác về kinh tế là đáng khích lệ nhưng vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của hai bên. Bước sang thập kỷ thứ 5 của quan hệ song phương, tiềm năng hợp tác của hai nước còn rất phong phú, được thúc đẩy mạnh mẽ bởi nội lực dồi dào của mỗi quốc gia cũng như hơi thở của thời đại mới, thời đại của cách mạng khoa học công nghệ của liên kết, hội nhập khu vực sâu sắc.

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Việt Nam và Singapore đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, điều đó không chỉ có nghĩa là hai bên hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực, mà còn đòi hỏi phải nâng cao chất lượng hợp tác; mong muốn của Việt Nam là công nghệ mới, công nghệ số, năng lượng sạch, năng lượng xanh, tất cả phải đưa được vào các khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP).

Đại diện doanh nghiệp Singapore tham dự tọa đàm. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Đại diện doanh nghiệp Singapore tham dự tọa đàm. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, Việt Nam và Singapore cần nâng tầm kết nối hai nền kinh tế, có chương trình hoạt động, kế hoạch, không chỉ tập trung vào các lĩnh vực có thế mạnh mà phải trên tổng thể chung. Singapore có nhiều lợi thế như nguồn tài chính, công nghệ khoa học, trung tâm đổi mới sáng tạo, hệ thống logistics, kết hợp với Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, cần cù chịu khó, thông minh, thị trường rộng lớn, có nguồn đất đai, tài nguyên, đất hiếm... thì sẽ tạo ra nhiều đổi mới, khắc phục được hạn chế, tạo cơ hội lớn để cùng phát triển. Đây là sự kết nối không chỉ giữa hai nước mà còn tạo ra hiệu quả kết nối ASEAN, góp phần vào hòa bình và phát triển của khu vực.

Tổng Bí thư Tô Lâm chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Tổng Bí thư Tô Lâm chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2045 trở thành nước có thu nhập cao nên ngay từ bây giờ phải quyết liệt, nỗ lực không ngừng nghỉ. Vừa qua, Việt Nam đã tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, quy định cụ thể, minh bạch, tạo sự ổn định, thuận lợi cho người dân cũng như các nhà đầu tư, làm động lực để tháo gỡ khó khăn để phát triển, đổi mới, tinh gọn bộ máy hành chính, lấy người dân, lấy doanh nghiệp làm trung tâm.

Theo Tổng Bí thư, Việt Nam lần đầu tiên đặt kế hoạch xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, vì vậy phải tập trung thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Việt Nam và Singapore đã ký thỏa thuận Đối tác Kinh tế xanh - Kinh tế số. Sau khi nâng cấp quan hệ, hai bên đã quyết tâm đẩy nhanh thực hiện thỏa thuận này. Nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu đã đưa ra những lời khuyên, đề nghị, khuyến cáo, đề cập rất nhiều về đào tạo nguồn nhân lực, phát triển trí tuệ nhân tạo, chíp, bán dẫn, công nghệ lượng tử, dữ liệu ở Việt Nam. Đây cũng là vấn đề Việt Nam đang rất quan tâm, nghiên cứu để tạo động lực phát triển.

Tổng Bí thư nhấn mạnh Việt Nam lắng nghe các ý kiến về xây dựng trung tâm tài chính, khuyến khích đầu tư và phát triển doanh nghiệp; khuyến khích đầu tư gián tiếp. Việc phát triển các quỹ đầu tư gián tiếp này có lợi cho các doanh nghiệp và cần thiết cho việc hình thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế. Ngoài ra, Việt Nam cũng quan tâm đến thị trường tiền điện tử, tiền kỹ thuật số. Chủ trương của Việt Nam là tiếp tục phát triển kinh tế tư nhân làm động lực cho phát triển về mọi mặt của đất nước, khuyến khích đổi mới sáng tạo, năng động, hiệu quả và quan trọng là có lòng tin, có hợp tác để chia sẻ, có thấu hiểu và cùng có lợi.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã chứng kiến Lễ trao các văn kiện hợp tác giữa: Cục Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh và khuyến công, Bộ Công thương (Việt Nam) và Trung tâm năng lượng xanh toàn cầu (Singapore); Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Singapore; Tổng Công ty hàng không Việt Nam và Công ty Dịch vụ nhà ga sân; Tổng Công ty hàng không Việt Nam và Công ty ST Engineering Aerospace (Singapore); Tổng Công ty hàng không Việt Nam, Tổng công ty du lịch Sài Gòn và Tập đoàn Alpha Pacific (Singapore); Trường Đại học VinUni và Trường Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore); Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội và Công ty Willis Towers Watson, (Singapore); Hội Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Y - Sinh Việt Nam và Trung tâm Tim Mạch Quốc gia Singapore; Công ty Cổ phần công nghệ Hekate Việt Nam và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Wiz Holdings (Singapore).

Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto

Chiều 27.3, tiếp ông Klaus Zellmer, Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto đang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn Skoda cùng phát triển hệ sinh thái công nghiệp ô tô Việt Nam; không chỉ sản xuất ô tô con mà sản xuất các loại xe khác, cũng như sản xuất động cơ, thiết bị cung cấp cho các nhà máy ô tô tại Việt Nam; từ Việt Nam mở rộng thị trường ra các nước Đông Nam Á.

Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

Chiều 27.3, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có buổi làm việc với Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Lâm Văn Đoan chủ trì buổi làm việc.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Chiều 27.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại tọa đàm
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo

Ngày 27.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo do Ủy ban Văn hóa và Xã hội tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh đồng chủ trì.

Viện trưởng IESS, Đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIII Lê Bộ Lĩnh
Chính trị

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, định hướng xã hội chủ nghĩa - điều kiện tiên quyết để kinh tế tư nhân phát triển

Nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại, năng động và hội nhập là điều kiện tiên quyết để khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững, PGS.TS LÊ BỘ LĨNH, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược kinh tế, đại biểu Quốc hội các Khóa XII, XIII, kỳ vọng, với những thông điệp hết sức quan trọng trong Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", tới đây, sẽ có những cơ chế, chính sách thực sự đột phá cho khu vực kinh tế được xác định là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước.

Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí trong tháng tới, quý tới
Xã hội

Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí trong tháng tới, quý tới

Sáng 27.3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh - hai đô thị lớn và đang bị ô nhiễm không khí nặng nhất.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh

Sáng 27.3, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Trung đoàn 375
Chính trị

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Trung đoàn 375

Sáng 27.3, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an, tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Trung đoàn 375 (28.3.1975 - 28.3.2025) và đón nhận Huân chương Chiến công hạng Ba. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự và trao Huân chương Chiến công hạng Ba tặng Trung đoàn 375.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh

Sáng 27.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra dự án Luật Phá sản (sửa đổi)
Chính trị

Gỡ điểm nghẽn trong thực hiện phá sản

Sáng 27.3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính họp mở rộng thẩm tra dự án Luật Phá sản (sửa đổi).

Nghiên cứu cơ chế đặc thù đối với vùng đất là Thủ đô kháng chiến
Chính trị

Nghiên cứu cơ chế đặc thù đối với vùng đất là Thủ đô kháng chiến

Tỉnh Tuyên Quang có thể nghiên cứu đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền trình Quốc hội xem xét, có cơ chế đặc thù đối với vùng đất là Thủ đô kháng chiến, có vai trò quan trọng trong lịch sử đấu tranh cách mạng của đất nước. Nghiên cứu phát triển Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào trở thành Công viên lịch sử cách mạng, là trung tâm giáo dục truyền thống, lịch sử cách mạng, gắn với phát triển du lịch của cả nước; nâng cấp, trùng tu, xây mới các công trình (Khu di tích Lán Nà Nưa, Khu tưởng niệm các vị tiền bối cách mạng, Khu di tích Ban Thường trực Quốc hội, các cơ quan Trung ương...) để quần thể này trở thành một bảo tàng sống.