Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và kiểm tra một số cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội tại Ninh Thuận

Tiếp theo chương trình thăm và làm việc tại tỉnh Ninh Thuận, chiều 5.12, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã đi thăm và kiểm tra địa điểm quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 (thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam); dự động thổ xây dựng Nhà luyện tập đa năng và tặng dụng cụ, trang thiết bị học tập cho Trường Mẫu giáo Phước Dinh (thôn Sơn Hải 1, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam); thăm và kiểm tra thực địa Cảng biển tổng hợp Cà Ná (xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam); thăm Làng gốm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước).

tbt.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm quan sát vị trí quy hoạch Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Cùng đi với Tổng Bí thư có các đồng chí: Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc và các đồng chí lãnh đạo một số ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư…

Theo báo cáo của tỉnh Ninh Thuận, Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được Quốc hội thông qua Chủ trương đầu tư tại Nghị quyết 41/2009/QH12, ngày 25.11.2009, xác định quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam và Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Tổng diện tích Quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, 2 là 1.642,22 ha, ảnh hưởng, tác động đến gần 4.000 người/1.100 hộ.

tbt-a2.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm quan sát vị trí quy hoạch Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Tỉnh đã phê duyệt Đề án ổn định sản xuất, đời sống nhân dân và phát triển khu dân cư đối với các vị trí trước đây quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2, quy hoạch chuyển đổi đất đai, tạo điều kiện ổn định sản xuất của nhân dân nhưng vẫn bảo đảm chủ trương giữ vị trí đã quy hoạch bảo đảm thuận lợi để thu hồi khi tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân. Sau khi có chủ trương tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, tỉnh đã tuyên truyền đến nhân dân hiểu rõ hơn và cơ bản người dân ủng hộ, đồng thuận cao với chủ trương của Nhà nước.

Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 được quy hoạch với 4 tổ máy với gam công suất mỗi tổ máy 1.000-1.200MW; chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn lắp đặt 2 tổ máy, tổng diện tích chiếm đất của Dự án (trên đất liền) là 443,11ha.

Sau khi nghe báo cáo, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo UBND tỉnh Ninh Thuận sớm thực hiện các trình tự thủ tục dự án, giải phóng mặt bằng, báo cáo Chính phủ xem xét, phê duyệt và bố trí vốn, đảm bảo tiến độ, hiệu quả. Khi đã có đủ nguồn lực thì cần phải triển khai ngay để phát huy hiệu quả.

tbt-a3.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu thực hiện nghi thức động thổ xây dựng Nhà luyện tập đa năng và các hạng mục phụ trợ của Trường Mẫu giáo Phước Dinh. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

* Tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương và lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận đã dự Lễ động thổ xây dựng Nhà luyện tập đa năng và các hạng mục phụ trợ của Trường Mẫu giáo Phước Dinh (thôn Sơn Hải 1, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam), xã bãi ngang đặc biệt khó khăn.

Trường Mẫu giáo Phước Dinh được xây dựng mới vào năm 2017. Đến năm 2018, trường đã vinh dự đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Hiện tại, trường có 9 phòng học, số học sinh hiện nay khoảng trên 250 cháu. Một số hạng mục đã xuống cấp và còn thiếu một số hạng mục và trang thiết bị để đạt chuẩn mức độ 2, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng trên địa bàn.

tbt-a4.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm tặng công trình nhà đa năng cho Trường Mẫu giáo Sơn Hải 1. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Việc đầu tư xây dựng Khu nhà đa năng với 4 phòng học, các hạng mục phụ trợ và trang thiết bị, dụng cụ dạy và học, với tổng mức đầu tư 12 tỷ đồng do Tổng Bí thư trao tặng, đảm bảo điều kiện phục vụ học tập của các cháu được tốt hơn, mở rộng quy mô tiếp nhận thêm các cháu trong độ tuổi tại địa phương chưa được đến trường và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non; vừa đảm bảo điều kiện, tiêu chí đạt chuẩn mức độ 2; góp phần xây dựng và phát triển giáo dục địa phương, tạo sự an tâm và đồng thuận của nhân dân xã Phước Dinh.

* Tổng Bí thư và Đoàn công tác Trung ương đã đến thăm và kiểm tra thực địa Cảng biển tổng hợp Cà Ná (xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận), nằm ở khu vực biển Cà Ná, phía tây mũi Sừng Trâu, thuộc xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

tbt-a5.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra thực địa Cảng biển tổng hợp Cà Ná, xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Cảng biển tổng hợp Cà Ná (Thuận Nam) đã trở thành điểm trung chuyển hàng hóa quan trọng trong khu vực duyên hải miền Trung, góp phần giải tỏa áp lực các Cảng biển miền Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời, tạo động lực thúc đẩy khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh Ninh Thuận tăng trưởng kinh tế bền vững trong thời gian tới.

Cảng biển tổng hợp Cà Ná do Công ty cổ phần Đầu tư - Xây dựng Trung Nam đầu tư, có tổng diện tích quy hoạch hơn 85,5ha, gồm: Hai bến cảng tiếp nhận hàng tổng hợp, hàng container và hàng rời. Cảng có quy mô 25 bến tàu, đã đi vào hoạt động giai đoạn I từ tháng 4.2022 đến nay.

* Nhân dịp này, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đến thăm Làng gốm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước).

tbt-a6.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm xem các nghệ nhân làm gốm Chăm Bàu Trúc. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Tại đây, Tổng Bí thư tham quan sản phẩm gốm và nghe giới thiệu về lịch sử làng nghề gốm, một trong những làng nghề cổ xưa nhất ở Đông Nam Á, nơi còn lưu giữ nghề truyền thống làm gốm hoàn toàn bằng thủ công của người Chăm.

Vào năm 2022, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 15 của Việt Nam được UNESCO ghi danh.

Đến thăm Nhà cộng đồng, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác xem các nghệ nhân nặn gốm, thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc văn hóa Chăm và làng nghề.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao quà tặng 20 gia đình chính sách, hộ nghèo của huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.

Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thăm, chúc Tết tại Quảng Nam
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thăm, chúc Tết tại Quảng Nam

Chiều 25.1 (tức 26 tháng Chạp), nhân dịp chuẩn bị đón Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã đến thăm, chúc Tết tại Làng Hòa Bình, Trung tâm tâm thần, Trung tâm bảo trợ xã hội, bà con xã Tam Xuân, khối phố 4 phường An Xuân và một số gia đình chính sách, cán bộ hưu trí tại TP. Tam Kỳ, Quảng Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục xử lý cán bộ cao hơn gây chậm trễ dự án Cảng hàng không Long Thành
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục xử lý cán bộ cao hơn gây chậm trễ dự án Cảng hàng không Long Thành

Sáng 25.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì cuộc họp về tình hình thực hiện Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại đầu cầu trụ sở Chính phủ, kết nối trực tuyến tới đầu cầu tỉnh Đồng Nai.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm, chúc Tết gia đình chính sách tại Quảng Ngãi
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm, chúc Tết gia đình chính sách tại Quảng Ngãi

Ngày 25.1 (tức 26 tháng Chạp), nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã đến thăm, chúc tết các cơ quan, đơn vị, gia đình chính sách, người có công tại thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng
Chính trị

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Nhập dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sáng 25.1, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm, dâng hương, dâng hoa tại Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng ở xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Tham gia Đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, lãnh đạo tỉnh An Giang.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị
Sự kiện nổi bật

Khẩn trương quán triệt nội dung được Trung ương thông qua, tổ chức triển khai thực hiện với tinh thần chủ động, sáng tạo, quyết tâm, quyết liệt, nói đi đôi với làm

Lời Tòa soạn: Sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và tiến hành phiên bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Chính trị

Đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

Quốc hội vừa đi qua năm 2024 với những dấu ấn đậm nét về sự đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng pháp luật. Trong năm 2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội NGUYỄN KHẮC ĐỊNH nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Quốc hội là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa tư duy xây dựng pháp luật theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Chính trị

Thực sự xứng đáng là Quốc hội của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân

Với những thành tựu nổi bật, toàn diện trong năm 2024, Quốc hội đã tiếp nối và phát huy cao độ truyền thống vẻ vang gần 80 năm, thực sự xứng đáng là Quốc hội của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Tự hào về những kết quả đã đạt được, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và từng đại biểu Quốc hội càng nỗ lực hơn nữa, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ để cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của toàn dân tộc Việt Nam.

Vững bước vào kỷ nguyên mới
Chính trị

Vững bước vào kỷ nguyên mới

Đất nước ta vừa đi qua năm Giáp Thìn 2024 với nhiều thành tựu, dấu ấn nổi bật trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, tạo tiền đề quan trọng để cả nước tăng tốc, bứt phá, hoàn thành cao nhất các mục tiêu đã đề ra trong năm 2025, tầm nhìn đến 2030, 2045. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng điểm lại những chỉ đạo quan trọng của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước về những nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra đối với Quốc hội, với hệ thống chính trị để tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Trong bối cảnh tình hình mới rất khẩn trương, cần sự đột phá, quyết đoán, quyết liệt, đoàn kết, thống nhất từ khâu đề xuất chính sách tới triển khai thực hiện
Sự kiện nổi bật

Trong bối cảnh tình hình mới rất khẩn trương, cần sự đột phá, quyết đoán, quyết liệt, đoàn kết, thống nhất từ khâu đề xuất chính sách tới triển khai thực hiện

Lời Tòa soạn: Chiều 23.1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu khai mạc. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn: