Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Thứ hai, đã nói về thầy thì phải có trò; nếu không có trò thì không có thầy. Tổng Bí thư nhấn mạnh, "Luật Nhà giáo phải giải quyết mối quan hệ rất quan trọng này".

Ví dụ, chính sách của chúng ta là phổ cập giáo dục, tức là các cháu đến tuổi đi học phải được đến trường; tiến tới, Nhà nước bỏ học phí, nuôi các cháu trong độ tuổi đi học - tiến bộ là phải như vậy. Nhấn mạnh quan điểm "có trò là phải có thầy, Luật Nhà giáo phải quy định rõ như thế", Tổng Bí thư cũng cho rằng, với dữ liệu dân cư hiện nay thì sẽ thống kê được ngay trong xã, huyện, khu phố, trong phường và thành phố năm nay sẽ có bao nhiêu cháu đi học.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo, sáng 9.11. Ảnh: Phạm Thắng
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo, sáng 9.11. Ảnh: Phạm Thắng

"Khi có trò rồi, thì phải chủ động có thầy. Bây giờ lại thiếu hàng trăm nghìn thầy thì các cháu đi học thế nào? Cái gì để thiếu thì phải giải quyết". Cùng với đó, có trò, có thầy thì phải có trường. Không thể quy hoạch, quản lý như thế nào mà lại bảo không có trường được. Không có trường thì chính sách phổ cập giáo dục cho các cháu đến tuổi đi học không được thực hiện.

Chưa kể vùng sâu vùng xa, có những chính sách rất đặc thù, rất đặc biệt giữa thầy và trò. Mối quan hệ đó phải được giải quyết. Hay với đại học rồi các cấp học khác, thậm chí học tập suốt đời... Như vậy, có rất nhiều chính sách phải được bao quát trong Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư chỉ rõ.

Thứ ba, phải xác định người thầy là một nhà khoa học. Bây giờ mối quan hệ giữa thầy giáo, nhà khoa học như thế nào? Người thầy phải là nhà khoa học, phải có chuyên môn rất sâu.

Thứ tư, đất nước hội nhập, thì giáo dục đào tạo hội nhập như thế nào, người thầy hội nhập như thế nào? Vừa qua, chúng ta đã tuyên bố phổ cập tiếng Anh trong giáo dục thì vấn đề này phải được thể hiện như thế nào? Người thầy phải có trình độ tiếng Anh thế nào mới phổ cập được cho học trò? Và “thầy” ở đây có quy định với người nước ngoài không? Ví dụ người nước ngoài vào nước ta giảng dạy có là thầy giáo không, có phải chấp hành theo những quy định của Luật Nhà giáo của chúng ta không? Dự thảo Luật đã đề cập đến những việc này chưa?

Muốn hội nhập được thì phải có con người, phải có cán bộ. Giáo dục và đào tạo là phải phục vụ việc đó, mà người đào tạo đầu tiên phải là người thầy. Tổng Bí thư cho rằng, cần phải có những chính sách rất cụ thể để thực hiện những vai trò, những chính sách của Nhà nước. Thầy không có tiếng Anh thì làm sao trò giỏi tiếng Anh được? Thầy dạy Toán, thầy dạy Văn cũng cần có tiếng Anh chứ không phải chỉ có thầy dạy Ngoại ngữ. Cấp học phổ thông, chúng ta coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai thì phải tính toán được việc đó.

Một vấn đề nữa được Tổng Bí thư đề cập là chính sách học tập suốt đời. Nếu cứ thô cứng quy định thì học tập suốt đời sẽ như thế nào? Thầy giáo đến bao nhiêu tuổi là nghỉ hưu. Người già còn đi học, thầy đến tuổi nghỉ hưu lại không được giảng dạy nữa thì rất khó khăn. "Mà những thầy lớn tuổi lại là những thầy rất có uy tín, nhiều kinh nghiệm. Nếu quy định đến tuổi này mà không còn là nhà giáo nữa thì rõ ràng rất khó khăn, không huy động được nguồn lực", Tổng Bí thư phân tích.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo, sáng 9.11. Ảnh: Phạm Thắng

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo, sáng 9.11. Ảnh: Phạm Thắng

Theo Tổng Bí thư, phải khuyến khích xã hội hóa, huy động xã hội tham gia vào công tác giáo dục, công tác giảng dạy, đặc biệt là một số môi trường rất đặc biệt. Như các thầy trong các trường trong trại giam chẳng hạn, có những cái rất đặc biệt, vừa phải tình cảm, vừa phải lôi kéo. Hoặc ở khu vực miền núi cũng phải coi là môi trường đặc biệt. Thầy không những phải dỗ dành trẻ đến trường, nuôi các cháu đi học, động viên học sinh, thầy phải hy sinh. Vậy thì cần phải có những chính sách gì trong những môi trường đặc biệt như thế?

Tổng Bí thư chia sẻ, khi đi các vùng miền núi thấy rất khó khăn. Trường ở cách xa nhà 20 - 30km, các cháu làm sao đi hàng ngày được, trường nội trú không có. Trò không có trường, không có nơi ăn ở, sinh hoạt, thầy lại càng không thì làm sao được? Cô giáo đi lên trường miền núi, chẳng có thanh niên nào, chỉ có công an, bộ đội biên phòng, thế lấy chồng thế nào, cả tuổi thanh xuân ở đó thế nào? Bộ đội, biên phòng, công an xã cũng không có nhà công vụ.

"Bây giờ ai giải quyết vấn đề này? Mỗi trường như thế phải có nhà công vụ cho thầy cô giáo, người ta ở đấy 5-10 năm thì 5-10 năm đó họ ở đâu, xây dựng gia đình thế nào. Những khu vực đó rất đặc biệt, phải có những chính sách đi vào rất cụ thể và bao quát", Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Thực tế cho thấy, những vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế - xã hội thì lại là vùng “trũng” về giáo dục đào tạo, vùng khó khăn về phát triển nguồn nhân lực. Bây giờ bảo phải có cán bộ nhưng cán bộ tuyển mãi không được ai, đưa lên thì mấy năm sau lại xin về, mà càng khó khăn càng “trũng” mãi, chênh lệch như vậy. Do đó, Tổng Bí thư cho rằng, phải có chính sách khuyến khích, động viên, còn về mặt bằng chung, các thầy cứ về thành phố là nhất, điều kiện, học sinh thuận lợi, môi trường giáo dục rất khác.

Cuối cùng, Tổng Bí thư mong muốn, Luật Nhà giáo ra đời phải làm sao để người thầy khi đón nhận luật này phải thực sự phấn khởi, thực sự là tôn vinh, thực sự được tạo điều kiện thuận lợi. "Đừng có khi Luật này ra, người thầy lại thấy khó khăn hơn, quy định thế này thì làm sao làm được", Tổng Bí thư lưu ý.

Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 12.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 12.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 12.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh, Hà Nội; Ngày làm việc thứ mười chín, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà chủ trì phiên họp toàn thể lần thứ 12 của Ủy ban Đối ngoại; Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Belarus họp trực tuyến với Nhóm công tác của Quốc hội Cộng hòa Belarus.

Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Belarus Nguyễn Tuấn Anh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Belarus họp trực tuyến với Nhóm công tác của Quốc hội Cộng hòa Belarus

Chiều tối 12.11, trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Công tác đại biểu, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Belarus Nguyễn Tuấn Anh đã chủ trì họp trực tuyến với Nhóm công tác của Quốc hội Cộng hòa Belarus về hợp tác với Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hạ viện về các vấn đề quốc tế Dyachenko Oleg Viktorovich làm Trưởng nhóm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp - Ảnh Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Làm rõ nguyên nhân chủ quan dẫn đến chậm tiến độ dự án

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, Ủy ban Kinh tế nhất trí với việc điều chỉnh thời gian thực hiện giai đoạn 1 của dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành đến hết ngày 31.12.2026. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị làm rõ hơn các nguyên nhân chủ quan dẫn đến chậm tiến độ dự án.

Phân cấp, phân quyền cần đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cấp
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, phân quyền cần đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cấp

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về giải pháp đẩy mạnh hơn nữa phân cấp, phân quyền, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, cần rà soát lại thể chế, các quy định của Đảng, quy định của pháp luật; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan. Đồng thời, hoàn thiện quy chuẩn, tiêu chuẩn; tăng cường giám sát, kiểm tra. Phân cấp phân quyền cần đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cấp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã phát biểu kết thúc Phiên chất vấn.
Thời sự Quốc hội

Với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”, khẩn trương khắc phục những hạn chế, có giải pháp mới thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ

Lời Tòa soạn: Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, đồng hành cùng với Chính phủ, cùng các cơ quan, tổ chức trong cả hệ thống chính trị, quyết tâm vượt qua các khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu năm 2025 và những năm tiếp theo, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã phát biểu kết thúc Phiên chất vấn. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phiên chất vấn đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, “đúng” và “trúng” vấn đề cử tri, Nhân dân quan tâm

Chiều nay, 12.11, trong phát biểu kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với những cam kết mạnh mẽ trong chỉ đạo, quản lý, điều hành; đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”, phát huy những kết quả đạt được, khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, có giải pháp mới để thực hiện hiệu quả hơn các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn
Thời sự Quốc hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng, kéo dài, kém hiệu quả

Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều nay, 12.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã báo cáo làm rõ thêm một số vấn đề về điều hành kinh tế - xã hội được các đại biểu Quốc hội quan tâm. Thủ tướng nêu rõ, thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện đơn giản hóa, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính; tập trung rà soát, xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng, kéo dài, kém hiệu quả, các tổ chức tín dụng yếu kém.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về thông tin, truyền thông bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về thông tin, truyền thông bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả

Phát biểu kết thúc phần chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông chiều nay, 12.11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về thông tin, truyền thông bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả, phát triển; chỉ đạo nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí bảo đảm chất lượng. 

Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực thông tin, truyền thông
Thời sự Quốc hội

Đã thanh tra các đơn vị dễ lộ lọt thông tin, tiến tới tham mưu xây dựng Luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân

Trả lời chất vấn của đại biểu về tình trạng vi phạm quyền riêng tư, thu thập dữ liệu cá nhân, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, năm 2023 và 2024 lần đầu tiên Bộ đã thực hiện thanh tra về thu thập thông tin cá nhân tại những đơn vị dễ để xảy ra lộ lọt thông tin; sắp tới sẽ tham mưu xây dựng Luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn
Thời sự Quốc hội

Báo chí cần quay lại giá trị cốt lõi, dùng công nghệ số để lấy lại trận địa, tăng lượng độc giả

Trả lời chất vấn của ĐBQH về giải pháp làm thế nào để báo chí truyền thống có thể cạnh tranh và tồn tại trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, báo chí cần quay lại giá trị cốt lõi, dùng công nghệ số để lấy lại trận địa, tăng số lượng độc giả, từ đó quảng cáo cũng sẽ tăng lên. Trong quá trình đề xuất sửa đổi Luật Báo chí sắp tới, Bộ sẽ tham mưu để Chính phủ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí cho các cơ quan báo chí chủ lực.

Quốc hội tiến hành chất vấn với nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực thông tin, truyền thông
Thời sự Quốc hội

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đã đề xuất ban hành nhiều chiến lược, kế hoạch, xác định rõ yêu cầu phát triển hạ tầng số quốc gia

Sáng nay, 12.11, ngay sau khi kết thúc phần chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực y tế, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành chất vấn với nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông. Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Bộ đã đề xuất ban hành nhiều chiến lược, kế hoạch, xác định rõ các nội hàm và yêu cầu phát triển cho hạ tầng số quốc gia, đặc biệt lưu ý đến nội dung phổ cập nâng cao chất lượng hạ số tại khu vực, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Quang cảnh chất vấn và trả lời chất vấn
Thời sự Quốc hội

Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác y tế

Thừa nhận còn không ít những hạn chế, bất cập, thậm chí còn một số vấn đề gây bức xúc trong dư luận của lĩnh vực y tế khi tham gia giải trình tại Phiên chất vấn sáng nay, 12.11, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cho biết, thời gian tới, sẽ thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác y tế; nghiên cứu, hoàn thiện thể chế pháp luật, cơ chế, chính sách; tập trung xử lý, tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc…

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết thúc phần chất vấn và trả lơi chất vấn
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tiếp tục triển khai hiệu quả Luật Khám bệnh, chữa bệnh, hoàn thiện quy trình thẩm định cấp phép theo hướng tinh gọn, minh bạch

Hoàn thiện quy trình thẩm định cấp giấy phép theo hướng tinh gọn, minh bạch, rút ngắn thời gian; tăng cường năng lực quản lý, nhân sự thực hiện công tác quản lý nhà nước và huy động sự tham gia hiệu quả các hội nghề nghiệp công tác này. Đây là một trong những yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trong phát biểu kết thúc phần chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực y tế tại phiên họp sáng nay, 12.11.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 11.11.2024
Bản tin

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 11.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 11.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chúc mừng Chủ tịch Hạ viện và Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản.

Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời chất vấn
Chính trị

Tích cực tháo gỡ vướng mắc trong đấu thầu thuốc

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về tình trạng thiếu thuốc do vướng mắc, khó khăn trong hoạt động đấu thầu, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, Bộ Y tế sẽ tiếp tục hỗ trợ người đứng đầu các cơ sở y tế tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện đấu thầu thuốc.